Xem mẫu

  1. Chương 7: Vài dụng cụ chỉnh lưu có cấu trúc 4 lớp a – Triac A2 A2 P1 P1 N1 N1 N2 N2 P2 P2 N3 N3 N4 N4 P3 P3 a) b) A1 A1 c) Hình 2.163: Cấu trúc (a) sơ đồ tương đương (b) và đặc tuyến (c) của TRIAC Cấu tạo, sơ đồ tương dương và đặc tuyến Vôn -Ampe của triac được trình bày trên hình 2.163. Từ đó có thể thấy rằng triac tương dương với hai tiristo mắc song song ngược chiều. Các cực của nó gọi là A1, A2 và G.A2 đóng vai trò anôt, A1 đóng vai trò catôt. Khi cực G và A1 có điện thế (+) so với A2 tiristo tương đương Q1 và Q2 mở, khi ấy A1 đóng vai trò anôt còn A2
  2. đóng vai trò catốt. Từ đó thấy rằng TRIAC có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều.
  3. Hình 2.164: Khảo sát mạch khống chế dùng TRIAC qua mô phỏng Sơ đồ khống chế dùng TRIAC được trình bày trên hình 2.164. Chú ý rằng kí hiệu quy ước của TRIAC là tổ hợp của hai kí hiệu tiristo. Trong khoảng nửa chu kì dương của điện áp đặt vào, điôt Đ1 được phần cực thuận, điôt D2 phân cực ngược và cực G dương so với A1. Điều chỉnh R1 sẽ khống chế được điểm bắt đầu mở của TRIAC. b- Về mặt cấu tạo ĐIAC hoàn toàn giống như TRIAC nhưng không có cực khống chế G. ĐIAC được kích mở bằng cách nâng cao điện áp đặt vào hại cực. Kí hiệu mạch và đặc tuyển Vôn - Ampe của ĐIAC được trình bày trên hình 2.165.
  4. Hình 2.165: Kí hiệu và dạng đóng vỏ của ĐIAC; TRIAC c – Điốt bốn lớp Điốt bốn lớp được gọi là điôt SOV-lay, có cấu tạo tương tự như tiristo nhưng không có cực khống chế G, được kích mở bằng cách nâng điện áp trên hai cực điôt (vượt quá điện áp mở thuận). Kí hiệu mạch và đặc tuyển Vôn -Ampe của điôt bốn lớp được trình bày trên hình 2.166 ; điện áp mở thuận của điôt 4 lớp tương ứng vôi điện áp đánh thủng thuận của tiristo. Dòng cực tiều chảy qua để điôt mở gọi là dòng mở (Is) Hình 2.166: Kí hiệu mạch và đặc tuyến của điốt bốn lớp Hình 2.167: Mạch dao động dùng điôt bốn lớp
  5. Dòng ghim (IH) và điện áp dẫn thuận UF của điôt bốn lớp cũng tương tự như trong tiristo. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của điôt 4 lớp là tạo ra dao động răng cưa (sơ đồ nguyên lí của mạch như hình 2.167). Trong đó tụ C1 được nạp điện trở R1 từ nguồn E. Quá trình nạp tiếp điện cho đến khi điện áp trên hai của tụ điện C1 vượt quá giá trị điện áp kích mở cho điôt 4 lớp làm điôt mở, tụ phóng điện nhanh qua nội trở nhỏ của điôt làm điện áp trên tụ C1 giảm xuống. Điện áp đặt trên hai cực điôt cũng giảm. Khi đạt mức làm dòng qua điôt nhỏ hơn dòng ghim IH thì điôt lại khóa và tụ C lại bắt đầu nạp. Điện áp ra có dạng răng cưa hình 2.167. Điện trở R1 trên sơ đồ phải chọn để khi điôt mở dòng chạy trong mạch phải có cường độ bằng dòng mở điôt Is (Nếu nhỏ hơn Is thì điôt sẽ không mở). Nhưng R1 cũng phải đủ lớn để ngăn không cho dòng qua điôt giảm xuống dưới giá trị dòng IH khi tụ C1 phóng điện. Nghĩa là ngăn ngừa khả năng điôt đóng ngay sau khi tụ phóng điện. Ví dụ: Sơ đồ nguyên lí tạo mạch dao động răng cưa (h.2.167) điôt bốn lớp có tham số như sau: Us = 10V ; Us = 1v, Is = 500mA và IH = 1,5mA nguồn E =30V. Hãy tính giá trị cực đại và cực tiểu của R1 để mạch làm việc bình thường. Giải: Căn cứ vào mạch có thể viết : E = (IR1) + Uc và E- U R1 = c I Tại điện áp mở mở điôt có : Uc = Us và Imin = Is ta suy ra : E - Us 30V - R1max = = 40kΩ = 10V Is 500.10 6 A Điôt mở hoàn toàn ta có Uc = U1 và Umax =IH. Vậy: Nếu có điôt 4 lớp ghép song song và ngược chiều sau đó đặt chúng vào một vỏ bọc ta được điôt bốn lớp hai chiều. Nguyên lí làm việc của loại này tương tự như điôt 4 lớp một chiều vừa kể trên.
nguon tai.lieu . vn