Xem mẫu

  1. Nguồn gốc chất độc của động vật Đối với một số Loài loài động vật, bọ việc sử dụng cánh chất độc để tự cứng. vệ dường như đóng vai trò thiết yếu đối với sự sống còn của chúng. Các nhà khoa học từ lâu vẫn muốn tìm ra nguồn gốc của những
  2. độc tố cực mạnh này. Theo kết quả mới nhất trong kì hội nghị khoa học quốc gia Mỹ vào tuần này, các khoa học gia cho biết nguồn thức ăn đã góp phần không thể thiếu trong sự hình thành chất độc tự vệ của các động vật, cụ thể là ở các loài ếch mũi tên độc và chim. Trên cơ thể những động vật này đều có BTXs (batrachotoxins) - 1 chất độc được tiết
  3. qua da để chống lại các sinh vật kí sinh hay những loài thú săn mồi khác. Nhưng vì da của ếch mũi tên độc lại không có chứa lượng BTXs đủ để phát hiện được nên các nhà khoa học phỏng đoán rằng chúng phải thu được chất độc từ nguồn thức ăn mặc dù họ không tìm thấy loại côn trùng hay cây cỏ nào có chứa BTXs. Nhưng John
  4. P.Dumbacher của Viện khoa học California và các đồng nghiệp vừa phát hiện ra một loại bọ cánh cứng ở New Guinea. Chúng ẩn chứa hàm lượng cao các hóa chất. Dân làng địa phương còn cho biết rằng nếu tiếp xúc loại bọ cánh cứng thuộc giống Choresine này sẽ bị ngứa ngáy, đau râm ran và tê liệt. Các nhà nghiên cứu đã thu thập gần 400 con
  5. bọ và tìm thấy nhiều dạng BTXs khác nhau, thậm chí có một vài dạng chưa từng được biết đến trước đây. Ở New Guinea, vì những con chim sẻ ăn côn trùng, trong đó có cả loại bọ này nên họ nhất trí rằng chính bọ là nguồn độc tố của những con chim. Hơn thế nữa, họ còn cho biết rằng họ hàng của bọ Choresine phát triển rất phổ biến ở
  6. những rừng mưa Colombia và vì vậy, có thể chính chúng đã cung cấp cho loài ếch mũi tên độc, thứ vũ khí chết người của mình. Lãm Du
nguon tai.lieu . vn