Xem mẫu

  1. Người thầy giáo ở trường THCS 4.1. Vai trò, nhiệm vụ của người thầy giáo ở trường THCS 4.1.1. Vai trò: - GV là người đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước - Là người thay mặt xã hội điều khiển QTDH - Là người cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. - Người giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh. - Là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. - Là người truyền thụ văn hóa cho thế hệ sau. 4.1.2. Nhiệm vụ của người GV Nhiệm vụ của người giáo viên được quy định tại điều 63 Luật giáo dục 1. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý, chương trình giáo dục. 2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và Điều lệ nhà trường. 3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền lợi và lợi ích chính đáng của người học. 4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học. 5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 4.2. Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên ở trườn THCS. 4.2.1. Yêu cầu về phẩm chất. Người giáo viên ở trường THCS phải có những phẩm chất sau: 1. Có thế giới quan khoa học: Đây chính là nền tảng, định hướng thái độ, hành vi ứng xử của người giáo viên trước những vấn đề của thế giới tự nhiên, xã hội và nghề nghiệp.
  2. Người giáo viên phải có thế giới quan khoa học Mác – Lê nil và tư tưởng Hồ Chí Minh, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. 2. Lòng yêu trẻ: phải yêu thương, gần gũi, ân cần, khoan dung, công bằng trong đối xử với học sinh. Tôn trọng nhân cách học sinh, biết xây dựng bầu không khí dân chủ trong học tập, phải xuất phát từ tình yêu thương để giáo dục học sinh. 3. Lòng yêu nghề: yêu quí và tự hào về nghề nghiệp của mình, phải biết vượt qua những khó khăn trở ngại để giáo dục học sinh. Phải kiên trì, nhẫn nại để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. 4.2.2. Yêu cầu về năng lực 1. Năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học, giáo dục: Đây chính là năng lực rất quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh. Để có năng lực này đòi hỏi giáo viên phải có một số kỹ năng như: biết soạn phiếu phỏng vấn HS, tổ chức điều tra cơ bản, biết xây dựng hồ sơ về đối tượng ( họ tên, tuổi, hoàn cảnh gia đình, …), phải có khả năng nắm bắt tâm lý học sinh ( nắm đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm, tính cách, khí chất, tư tưởng, trí tuệ….) 2. Năng lực thiết kế, kế hoạch dạy học, giáo dục: Vì sao phải có năng lực này? Vì hoạt động giáo dục ở trong nhà trường luôn luôn là hoạt động có mục đích, có kế hoạch dưới sự chỉ đạo của GV  GV phải có năng lực này. Để có năng lực thiết kế đòi hỏi phải có những kỹ năng như: biết xác định mục đích, nội dung chương trình của lớp học, cấp học, bậc học, nghiên cứu đặc điểm của đối tượng, Biết phân chia nhiệm vụ trong thiết kế và kế hoạch của lớp. 3. Năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục: Biết biến những kế hoạch thành các hoạt động có chất lượng và hiệu quả. Biết vận dụng các tri thức khoa học, biết lựa chọn phương pháp, phương tiện, cách thức hợp lý…. Để thực hiện hoạt động của mình. GV phải có kỹ năng giao tiếp ( HS, PH, GV khác…) để thực hiện kế hoạch có hiệu quả nhất.
  3. GV phải biết quản lý quá trình học tập của HS theo kế hoạch, phải có biện pháp tác động hợp lý để học sinh thực hiện kế hoạch một cách khoa học, hợp lý. 4. Năng lực giám sát, đánh giá kết quả các hoạt động DH/GD: GV phải biết tạo điều kiện cho HS tự đánh giá và đánh giá kết quả giáo dục lẫn nhau. Phải tuân thủ các nguyên tắc trong đánh giá như : công bằng, khách quan, dân chủ, phát triển. GV phải nắm đầy đủ các tiêu chí đánh giá theo quy định hiện hành, phải sử dụng các biện pháp đánh giá khác nhau, thường xuyên, liên tục để đánh giá học sinh. 5. Năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn DH/GD. Trong quá trình giáo dục có rất nhiều tình huống nảy sinh, GV phải biết căn cứ vào đối tượng, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để có những cách tác động phù hợp. 4.3. Các mối quan hệ của người thầy giáo trong hoạt động sư phạm 4.3.1.Quan hệ với tập thể sư phạm, lãnh đạo nhà trường GV phải chất hành mọi nhiệm vụ được giao của các tổ chuyên môn, của Ban giám hiệu nhà trường và các tổ chức giáo dục khác. Phải thường xuyên phối hợp hoạt động của mình với các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm để giáo dục học sinh. 4.3.2. Quan hệ với các tổ chức học sinh. Phối hợp với các tổ chức học sinh như: Đoàn, Đội, Ban cán sự lớp….để tổ chức các hoạt động nội khóa, ngoại khóa, tổ chức các hoạt động GDNGLL… có hiệu quả. Tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh cho học sinh. 4.3.3. Quan hệ với cha mẹ học sinh. Đặc biệt khi làm công tác chủ nhiệm lớp thì GV phải có sự phối hợp với PHHS trong QTGD để tạo ra sự thống nhất trong GD. Phải trao đổi qua lại tình hình của HS với PH. Biết lôi cuốn PHHS tham gia vào các hoạt động của tập thể học sinh. 4.3.4. Quan hệ với các tổ chức xã hội khác Phải có mối quan hệ tốt đẹp, phối hợp giáo dục với cộng đồng, PHHS, các tổ chức xã hội (công an, hội khuyến học...) để giáo dục học sinh có hiệu quả.
  4. 4.4. Rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của người thầy giáo 1. Đây là một chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. ( Điều 70, Luật GD) 2. Mục tiêu rèn luyện, bồi dưỡng học sinh chủ yếu là nâng chuẩn đào tạo. 3. Biện pháp bồi dưỡng - Đào tạo cho GV vừa là người dạy học tốt một môn học, vừa làm công tác giáo dục phẩm chất đạo đức. Linh hoạt, mềm dẻo về nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, có sự ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, bồi dưỡng. Trong đào tạo phải cân đối giữa lý thuyết vói thực hành, tạo điều kiện cho giáo sinh tự học, tự nghiên cứu. Đưa vào chương trình đào tạo một số nội dung mới (GDDS, GDMT, GDSK...) - Về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. Sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực của giáo sinh, tổ chức các hình thức dạy học nhóm, xêmina, phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Về hình thức tổ chức: thực hiện nhiều hình thức nhằm rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của GV như: đào tạo liên thông, từ xa, vừa học vừa làm...
nguon tai.lieu . vn