Xem mẫu

  1. NGỘ ĐỘC Ở NHI (PHẦN 1) Ngộ độc chất ăn mòn Gồm các chất acid như Acid sulfuric, acid chlorhydric, acid nitric và base như nước Javel, thuốc tẩy, NaOH và nước tro tàu (KOH)... 1. Chẩn đoán lâm sàng: - Phỏng niêm mạc đường tiêu hóa: Đau vùng miệng hầu, nuốt khó, chảy nước bọt, đau sau xương ức, xuất huyết tiêu hóa, thủng thực quản => Viêm trung thất; thủng dạ dày => Viêm phúc mạc. - Suy hô hấp do phù thanh quản hoặc sặc vào thanh quản. - Biến chứng muộn: Chít hẹp thực quản, dò khí quản - thực quản.
  2. 2. Điều trị: - KHÔNG rửa dạ dày vì làm nặng thêm tổn thương niêm mạc thực quản và dạ dày, có thể gây thủng. - Không dùng chất trung hòa vì phản ứng trung hòa tạo nhiệt, sẽ gây phỏng nặng hơn. - Không dùng than hoạt. - Súc miệng thật nhiều với nước sạch. Nếu BN còn uống được có thể cho uống nước hoặc sữa để pha loãng nồng độ hóa chất ăn mòn. - Điều trị suy hô hấp nếu có. - Lập đường truyền tĩnh mạch, bồi hoàn nước - điện giải. - Khám chuyên khoa TMH để nội soi thanh quản nhằm đánh giá thương tổn và cho hướng xử trí thích hợp: Thực hiện sớm trong vòng 12 – 24 giờ sau khi uống. Chống chỉ định nếu phỏng độ 3 vùng hạ thanh môn, thanh quản hoặc BN đang bị suy hô hấp. - Chỉ đặt sonde dạ dày nuôi ăn sau khám và có ý kiến của chuyên khoa TMH.
  3. - Nếu tổn thương rộng hoặc sâu => Cho kháng sinh. Ngộ độc các chất gây methemoglobin 1. Đại cương: Bình thường lượng Methemoglobin (Fe 3+) trong hồng cầu từ 1 – 2%. Nguyên nhân gây Methemoglobin thường do uống các thuốc và hoá chất gây Methemoglobinemia, thường gặp: - Nitrite (nước giếng, củ dền). - Chlorates (thuốc súng). - Dapsone. - Aniline (phẩm nhuộm). 2. Chẩn đoán: * Lâm sàng: Biểu hiện tùy theo mức độ Methemoglobin trong máu: 15 – 20%: Tím môi và đầu chi. •
  4. 30 – 40%: Tím môi, đầu chi kèm ăn kém hoặc bỏ ăn, lừ đừ hoặc vật vã. • trẻ lớn than mệt, nhức đầu, chóng mặt, yếu chi. > 55%: Khó thở, rối loạn nhịp, hôn mê, co giật. • Tím trung ương, không đáp ứng Oxy liệu pháp. * Cận lâm sàng: Test nhanh: Dùng ống tiêm 10 mL rút 1 mL máu, rút thêm 9 mL không • khí, lắc nhẹ nhiều lần để hồng cầu tiếp xúc với Oxy không khí. Nếu máu vẫn giữ màu đen: Test MetHb (+). • Co – oxymetry: MetHb> 15%. •
  5. • X quang ngực thẳng, ECG, siêu âm tim, khi cần chẩn đoán với các bệnh • tim phổi gây tím tái. 3. Điều trị: - Ngưng tiếp xúc các chất gây MetHb. - Thở Oxy ẩm. - Methylène Bleu 1%: Chỉ định khi: MetHb > 30%. • Hoặc có dấu hiệu LS nặng: Rối loạn tri giác, khó thở, thay đổi sinh hiệu. • Liều lượng: 1 – 2 mg/kg/TTM chậm trong 5 phút, nếu còn tím tái có thể • lặp lại liều trên sau 1 giờ và sau đó mỗi 4 giờ, tổn liều tối đa 7 mg/kg.
  6. - Thay máu trong trường hợp nặng, không đáp ứng Methylène Bleu.
  7. NGỘ ĐỘC Ở NHI (PHẦN 2) Ngộ độc Morphine Thường gặp ở trẻ nhũ nhi có uống các chế phẩm có chứa Morphine: Sái á phiện, Paregoric, Imodium (Loperamid), thuốc con rồng, hoặc các loại thuốc ho có chứa codein: Neocodion, Terpin Codein, hoặc đắp rốn, rơ miệng bằng sái á phiện. Imodium là thuốc cầm tiêu chảy thường được sử dụng, chống chỉ dịnh cho trẻ nhỏ, nếu dùng sai, trẻ có thể bị ngộ độc Morphine
  8. 1. Chẩn đoán: * Lâm sàng: Tam chứng: Lừ đừ, hôn mê. • Thở chậm, thở không đều, ngưng thở. • Đồng tử co nhỏ. •
  9. * Cận lâm sàng: Định lượng Morphine trong máu. • Định tính Morphine trong nước tiểu. • Dextrostix để loại trừ hôn mê do hạ đường huyết. • Siêu âm não xuyên thóp khi cần phân biệt xuất huyết não. • 2. Điều trị: - Đánh giá và xử trí suy hô hấp. - Rửa dạ dày và than hoạt: Trong trường hợp nặng (hôn mê, ngưng thở) nên đặt sonde dạ dày dẫn lưu và có thể rửa dạ dày với lượng dung dịch nhỏ, nhiều lần để tránh nguy cơ hít sặc. - Chất đối kháng: Naloxon 0.1 mg/kg/liều TM, lặp lại 30 phút sau. - Trong trường hợp hôn mê nghi ngờ ngộ độc morphine có thể dùng test điều trị với Naloxone 0.1 mg/kg/liều TM.
  10. Ngộ độc Acetaminophen Sau khi uống, Acetaminophen được chuyển hoá ở gan thành những chất gây độc và hoại tử tế bào gan. Biểu hiện lâm sàng: Suy gan, hạ đường huyết, suy thận, rối loạn nhịp. Liều độc của Acetaminophen > 150 mg/kg. 1. Chẩn đoán: + Hỏi bệnh:
  11. Thời điểm uống thuốc. • Biện pháp sơ cứu. • + Khám lâm sàng: Trước 24 giờ: Biếng ăn, nôn ói, đau bụng, xanh tái, ngủ lịm. • Sau 24 – 48 giờ: Tìm các triệu chứng huỷ tế bào gan: Vàng da, gan to, • đau. Từ 3 – 6 ngày sau: Tìm các dấu hiệu suy gan cấp (rối loạn trị giác, hạ • đường huyết, rối loạn đông máu...), suy thận cấp. + Cận lâm sàng: Chức năng gan, thận. • Đường huyết. • Đông máu toàn bộ. • Ammoniac máu. • Acetaminophen trong máu: Chỉ định lượng sau uống 4 giờ (khi nồng độ • trong máu đạt mức cao nhất), căn cứ vào biểu đồ Rumack - Matthew.
  12. Biểu đồ Rumack - Matthew (Rumack - Matthew nomogram) 2. Điều trị: 2.1. Rửa dạ dày. 2.2. Than hoạt: Cần cho than hoạt càng sớm càng tốt ngay sau rửa dạ dày. Không cho than hoạt khi dùng N – acetylcystein đường uống. 2.3. N – acetylcystein:
  13. Cần cho N – acetylcystein trước khi có tổn thương gan. + Chỉ định: Nồng độ Acetaminophen máu có thể gây tổn thương gan (theo biểu đồ • Rumack – Matthew) hoặc > 20 ug/mL nếu không rõ giờ ngộ độc. Nếu không định lượng được Acetaminophen máu, liều Acetaminophen > • 150 mg/kg hoặc liều > 100 mg/kg kèm tiền căn bệnh lý gan hoặc không xác định được lượng uống vào. Có rối loạn chức năng gan trong 24 giờ đầu sau ngộ độc. • + Liều lượng: - N – acetylcystein tĩnh mạch: Liều đầu 150 mg/kg pha trong 10 ml/kg Dextrose 5%, SE 1 giờ, sau đó 10 mg/kg/giờ pha trong Dextrose 5% truyền chậm trong 20 giờ. Có thể truyền kéo dài thêm trong trường hợp nhập viện trễ > 10 giờ hoặc có tổn thương não. - N- acetylcystein uống: Liều đầu 150 mg/kg pha với nuớc hoặc nước trái cây tỉ lệ 1/4, uống.
  14. Sau đó 75 mg/kg mỗi 4 giờ đủ 17 liều. Nếu nôn ói trong 1 giờ sau uống, phải uống lặp lại hoặc đổi sang dạng chích. 2.4. Điều tri triệu chứng: - Hạ đường huyết: Glucose ưu trương. - Rối loạn đông máu: Vit K1.
nguon tai.lieu . vn