Xem mẫu

Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"
NGHIÊN CỨU XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI

ThS. Đỗ Văn Bình
Trung tâm tư vấn - nghiên cứu CTXH & PTCĐ
Qua hơn 20 năm họat động trong lĩnh vực Công tác xã hội (CTXH) và Phát triển
cộng đồng (PTCĐ), nhìn lại quá trình phát triển của công tác nghiên cứu, chúng tôi
nhận thấy ở phía Nam sự phát triển của công tác nghiên cứu gắn liền với sự phát triển
ngành CTXH.
Trung tâm SDRC chúng tôi được thành lập vào giữa năm 1989 [gồm 10 nhân
viên xã hội (NVXH) tốt nghiệp trước năm 1975] đã bắt đầu làm những nghiên cứu xã
hội có thể xem như là đầu tiên ở Tp.Hồ Chí Minh (Tp.HCM) như: Nghiên cứu về tình
hình trẻ lang thang đường phố cho Hội Bảo trợ trẻ em Tp.HCM, Khảo sát tình hình
kinh tế-xã hội ở các khu phố nghèo Phường Tân Định, Quận l, v.v… Ở thời điểm này
những khách thể của các nghiên cứu (trẻ em đường phố và người dân được tiếp xúc
phỏng vấn) rất lạ lẫm với cách NVXH làm nghiên cứu: Đi la cà tìm kiếm khắp nơi, bất
kể ngày đêm, tiếp cận trẻ đường phố để thu thập thông tin; Len lỏi vào các khu ổ chuột
tồi tàn nhất của khu Văn Hiến, (thuộc Phường Tân Định, Quận 1 lúc bấy giờ, một khu
“xã hội đen” nổi tiếng trước GP) để thăm hỏi, quan sát, tìm hiểu, ghi ghi, chép chép…
Tôi còn nhớ có lần vài đồng nghiệp của tôi đã bị công an hạch hỏi mục đích xâm nhập
và tung tích.
Đến năm 1992 Đại học Mở Tp.HCM thành lập Khoa Phụ Nữ học, khoa này
mang tên Phụ Nữ học nhưng thực chất là dạy về CTXH, và Trường Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn Tp.HCM lập chuyên ngành Xã hội học và năm 1998 chính thức lập
Khoa Xã hội học. Nhờ sự hình thành chính thức 2 ngành này, nghiên cứu xã hội (social
research - NCXH) được xã hội dần dần biết đến thông qua việc sinh viên CTXH đi
vãng gia (thực tập môn CTXH với cá nhân) và khảo sát tìm hiểu nhu cầu cộng đồng
(thực hành NCXH trong thực tập môn PTCĐ). Sinh viên Xã hội học cũng đi vào cộng
đồng thực hành môn phương pháp NCXH. Từ khỏang cuối thập kỹ 90 trở đi cùng với
sự tăng dần hiểu biết của xã hội về CTXH và XHH, nhiều chương trình/dự án phát triển
Đại học Đồng Tháp 8

Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"

xã hội hỗ trợ giải quyết những vần đề xã hội do các tổ chức xã hội quốc tế tài trợ cũng
được triển khai ở nhiều nơi; từ đó công tác NCXH phát triển vì khi muốn làm một dự
án thì phải khảo sát nhu cầu cộng đồng, phải đánh giá dự án giữa, cuối kỳ…theo đúng
yêu cầu khoa học của quản lý dự án. Nhu cầu NCXH nảy sinh từ đó, và để đáp ứng nhu
cầu của xã hội những năm tiếp theo sau nhiều trung tâm nghiên cứu xã hội, kinh tế ra
đời; nhiều trường cao đẳng, đại học công tư mở khoa XHH và CTXH. Và như ta đã biết
hiện nay có hơn 30 trường cao đẳng, đại học mở khoa CTXH và XHH.
Nói về nghiên cứu trong CTXH, theo tôi nghiên cứu xã hội là một trong những
môn học quan trọng có thể xếp ngang hàng với những môn chuyên ngành của ngành
CTXH như An sinh xã hội, CTXH với cá nhân, CTXH Nhóm và Phát triển cộng đồng.
Vì sao? Vì khi một NVXH tiến hành bất cứ phương pháp, dịch vụ xã hội nào cũng cần
thực hiện các nghiên cứu. Thí dụ: Trong CTXH với cá nhân và nhóm việc thu thập,
phân tích, xử lý thông tin để đề ra kế họach can thiệp hiệu quả là không thể thiếu. Nhất
là khi thực hiện các chương trình phát triển cộng đồng việc nghiên cứu/khảo sát/đánh
giá nhu cầu trước khi bắt đầu xây dựng dự án; giám sát và lượng giá (đánh giá) giữa kỳ,
cuối kỳ phải thực hiện trong tiến trình triển khai dự án. Tất cả những công việc này đều
đòi hỏi NVXH phải nắm vững kiến thức-kỹ năng nghiên cứu xã hội. Tóm lại, có thể nói
kiến thức-kỹ năng về nghiên cứu xã hội là rất cần thiết cho NVXH.
Trong hơn 20 năm hoạt động, Trung tâm Nghiên cứu -Tư vấn CTXH và PTCĐ
(SDRC) đã thực hiện gần 90 cuộc nghiên cứu và 60 lượng giá. Trong số 90 cuộc nghiên
cứu nói trên thì có khỏang 50% là khảo sát nhu cầu của cộng đồng để xây dựng và triển
khai dự án, 50% còn lại là những nghiên cứu về giáo dục, y tế, nước sạch & vệ sinh môi
trường, nhà ở… hay về các vấn đề xã hội như trẻ em lang thang đường phố, trẻ em thất
học-bỏ học, buôn bán phụ nữ&trẻ em, HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản…Về quy mô, đa
số những nghiên cứu của trung tâm chúng tôi là nghiên cứu nhỏ với cở mẫu khỏang
150-300, thế nhưng có thể nói những nghiên cứu của trung tâm chúng tôi đều là nghiên
cứu ứng dụng.
Đi sâu hơn về cách triển khai các nghiên cứu trong lĩnh vực CTXH và PTCĐ,
chúng tôi thấy trong những năm đầu thập kỷ 90 phần lớn các nghiên cứu đều được thực
Đại học Đồng Tháp 9

Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"

hiện theo phương thức chuyên gia: tổ chức có nhu cầu mời các chuyên gia nghiên cứu thực
hiện mọi công đoạn của cuộc nghiên cứu. Hình thức này dần dần chuyển sang phương thức
tham gia: tổ chức có nhu cầu mời tư vấn tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ và người dân địa
phương cùng tham gia một số hình thức thu thập thông tin phù hợp. Và cũng có không ít
trường hợp tổ chức có nhu cầu nhận lãnh cả việc xử lý thông tin và viết báo cáo và sau đó
nhờ người chuyên môn góp ý chỉnh sửa. Về phương pháp sử dụng trong nghiên cứu cũng
thay đổi dần theo hướng từ thuần túy nghiên cứu định lượng (hoặc định tính) chuyển dần
sang hướng sử dụng phối hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định
tính. Trong 5-7 năm gần đây những công cụ của phương pháp PRA (nói chung) cũng đã
được yêu cầu sử dụng trong các khảo sát nhu cầu cộng đồng. Đặc biệt, có một số trường
hợp nghiên cứu viên của trung tâm chúng tôi cũng đã sử dụng phương pháp phóng chiếu
để phỏng vấn trẻ em. Qua thực hiện các NCXH nêu trên, tôi có những nhận xét sau:
Nhận thức về sự cần thiết về NCXH của xã hội ngày càng được nâng cao; không
những các chương trình dự án xã hội thực hiện nhiều các nghiên cứu lượng giá mà các
cơ quan nhà nước, hội đòan các cấp của ta cũng đã thấy là cần phải tiến hành nghiên
cứu tình trạng đời sống kinh tế-xã hội, tâm tư nguyện vọng… của đối tượng chịu ảnh
hưởng bới các chủ trương, chính sách, họat động, chương trình, dự án trước khi ban
hành hoặc triển khai thực hiện. Nhiều cuộc nghiên cứu có quy mô lớn đã được tiến
hành; nhờ đó những kế họach, chương trình hành động sát với thực tế, nhu cầu xã hội
và hiệu quả hơn. Do đó nhu cầu về NCXH của xã hôi ngày càng tăng. Vì vậy, yêu cầu
kiến thức-kỹ năng về PPNCXH đã phát triển khá mạnh ở Việt Nam. Ở các Trường đại
học không những sinh viên ngành XHH và CTXH được học PPNCXH mà nhiều ngành
thuộc khối Khoa học xã hội đều học PPNCXH.
Bên cạnh những tác động tích cực, nhận xét chung về tình hình nghiên cứu hiện
nay, chúng tôi thấy NCXH của ta hiện còn một số hạn chế như: Có nhiều nghiên cứu
lớn rất tốn kém nhưng không thấy ứng dụng. Tình trạng này ngoài việc phí phạm, còn
dẫn đến tình trạng người dân không tin, không hợp tác hoặc hợp tác chiếu lệ, nhất là
những nghiên cứu ở vùng đô thị. Chưa có sự tổ chức tập trung lưu giữ và cho phép tham
khảo các kết quả nghiên cứu, mỗi nơi lưu giữ riêng và đa số không thích chia sẻ, phổ biến
Đại học Đồng Tháp 10

Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi"

rộng. Xét về đạo đức trong nghiên cứu, so với lý thuyết và thực tế áp dụng ở các nước phát
triển, các nghiên cứu của ta ít nhiều đều vi phạm đạo đức nghiên cứu. Chẳng hạn, nhiều
nghiên cứu không hề yêu cầu người trả lời phỏng vấn ký giấy ưng thuận (consent) trước
khi tham gia nghiên cứu. Không hỏi lại ý kiến người được phỏng vấn về những trích dẫn
trong báo cáo nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu không được thông báo trở lại cho địa
phương, người dân… Có vài trường hợp tổ chức đặt hàng nghiên cứu còn yêu cầu nghiên
cứu viên phải ghi rõ tên của người có ý kiến phát biểu trong các cuộc thảo luận nhóm tập
trung vào báo cáo nghiên cứu. Một số trường hợp tặng quà cho người trả lời phỏng vấn với
mức cao không khác gì “mua thông tin”.
Qua thực tế làm việc với các cử nhân CTXH và XHH, riêng về môn PPNCXH
chúng tôi nhận thấy kiến thức-kỹ năng về PPNCXH của đa số cử nhân CTXH có phần
yếu hơn cử nhân XHH (trừ những sinh viên gỉoi có làm khóa luận tốt nghiệp). Theo tôi,
điều này là tất yếu vì trong chương trình đào tạo số đơn vị học trình học về PPNCXH
dạy cho sinh viên cử nhân CTXH ít hơn của sinh viên cử nhân XHH. Và sinh viên
XHH cũng được thực hành NCXH nhiều hơn sinh viên CTXH. Ngòai ra, ngòai kiến
thức-kỹ năng về PPNCXH, tôi cũng nhận thấy kiến thức-kỹ năng về thống kê xã hội và
kiến thức-kỹ năng xử lý, phân tích thông tin nghiên cứu bằng các phần mền vi tính của
sinh viên cử nhân 2 ngành này còn nhiều hạn chế.
Với thực trạng trên, chúng tôi đề nghị các trường có đào tạo CTXH cần giúp
sinh viên nâng cao nhận thức và sự cần thiết và tầm quan trọng của môn PPNCXH
(kề cả các môn bổ trợ cho môn này) để sinh viên đầu tư học tốt hơn. Bên cạnh đó
nhà trường cũng cần xem xét tăng cường thời lượng, phương pháp giảng dạy và thực
hành môn PPNCXH, thống kê xã hội, và phương pháp xử lý thông tin cho NCXH vì
những kiến thức-kỹ năng này không những có tính thiết dụng mà còn là yếu tố về
năng lực chuyên môn giúp sinh viên có thể tiếp cận rộng hơn nhiều ngành nghề
trong xã hội hiện nay cũng như trong tương lai./.

Đại học Đồng Tháp 11

nguon tai.lieu . vn