Xem mẫu

  1. Xác định cơ cấu cây trồng rừng và các loài ưu tiên cho vùng Tây Nguyên Trần Văn Con Trung tâm lâm nghiệp nhiệt đới Tây Nguyên là một vùng lâm nghiệp trọng điểm của đất nước, nơi tỷ lệ che phủ của rừng còn khá lớn (57%) và nhiều tài nguyên rừng nhất. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên quí giá này đang suy thoái cả về chất lượng và số lượng, cần có các biện pháp tác động kịp thời. Việc trồng rừng trong vùng đã bắt đầu từ hơn hai mươi năm nay, nhưng diện tích rừng trồng chưa bù được diện tích rừng tự nhiên bị mất. Trong tổng số khoảng 83 ngàn ha rừng trồng ở Tây Nguyên có không quá 10 loài cây trồng, trong đó chỉ khoảng 3-5 loài có qui mô diện tích lớn từ vài trăm ha trở lên. Các loài cây được trồng phổ biến nhất cho mục tiêu phủ xanh và sản xuất là: thông ba lá, thông nhựa, keo lá tràm, bạch đàn, bời lời; các loài cây trồng xen cây nông nghiệp để chắn gió và che bóng (cho cà phê, chè...) là các loài thuộc họ Đậu như: muồng đen, keo dậu, so đũa... Các loài cây bản địa mới được trồng thử nghiệm ở qui mô nhỏ và thường ở các khu rừng phòng hộ và rừng đặc dụng như: sao, trắc, hương, cà te, trám hồng... Theo kế hoạch trồng rừng của 15 năm tới (dự án trồng mới 5 triệu ha) th ì vùng Tây Nguyên phải trồng 500.000ha rừng mới. Đây là một nhiệm vụ rất lớn và cần được giải quyết đồng bộ ở nhiều khâu, một trong những khâu quan trọng nhất l à chọn đúng loài cây trồng cho các lập địa và mục đích trồng rừng khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận một số vấn đề liên quan đến việc chọn cơ cấu cây trồng và các loài ưu tiên cho vùng Tây nguyên. Xác định mục đích trồng rừng Đối với vùng Tây Nguyên, có thể xác định các mục đích trồng rừng chủ yếu sau:
  2. Biểu 1. Các mục đích trồng rừng ở Tây Nguyên Chức năng Mục đích Yêu cầu loài cây trồng Yêu cầu lâm phần Cây có kích cỡ lớn, thân Rừng hỗn loài, cấu thẳng, chiều cao dưới trúc chuẩn theo các cành lớn, gỗ tốt, vòng cấp kính, không có 1.1. Gỗ lớn, gỗ quí năm đều, tỷ trọng cao, lỗ trống, mật độ vừa bền, đẹp... phải, tái sinh tự nhiên tốt Sinh trưởng nhanh, tỷ Rừng công nghiệp 1. Sản xuất 1.2. Gỗ nguyên liệu trọng vừa phải, hàm thuần loài, cấu trúc giấy lượng sợi gỗ tốt. đồng đều. Cây cho những sản Xen dưới tán rừng, phẩm đặc biệt như: hoặc thuần loài, hỗn 1.3. Đặc sản ngoài gỗ nhựa, tinh dầu, dược giao. liệu, sản phẩm mỹ nghệ... Bộ rễ phát triển mạnh, Rừng hỗn giao, mật 2.1. Phòng hộ đầu 2. Phòng hộ có khả năng giữ nước độ cao, thảm thực bì nguồn tốt, tán lá phát triển dày.
  3. Bộ rễ phát triển, có khả Rừng trồng theo 2.2. Chống xói mòn năng cản dòng chảy bề băng theo đồng đất mặt tốt. mức. Bộ rễ có khả năng cố Nông lâm kết hợp, 2.3. Phòng hộ nông định đạm, chịu được vành đai phòng hộ... nghiệp gió, có khả năng che bóng. 3.1. Bảo vệ đa dạng Loài đặc hữu, có dạng Rừng hỗn loài sinh học sống đặc trưng Các loài có nguy cơ Vườn sưu tập, khu 3.2. Bảo tồn gen tuyệt chủng bảo tồn 3. Đặc dụng Cây có hoa, lá đẹp, Đa dạng cảnh quan. 3.3. Du lịch nhiều màu sắc, hình thế... 3.4. nghiên cứu khoa Các cây còn ít hiểu biết Rừng thí nghiệm học Các vùng sinh thái Tây Nguyên có thể chia thành 5 vùng sinh thái chính với các đặc trưng cơ bản sau: Biểu 2. Các vùng sinh thái ở Tây Nguyên
  4. Đặc điểm khí Thảm rừng tự nhiên Vùng sinh thái hậu Rừng kín thường xanh cây lá rộng; Rừng kín thường xanh cây lá kim; Rừng cây lùn; Rừng rêu. Các họ đặc trưng: 1. Vùng núi cao Nhiệt đới lạnh, (>1.500m): Ngọc Linh, Fagaceae, Lauraceae, Aceraceae, ẩm, mây mù Araliaceae, acciniaceae, Pinaceae, Chư Yang Sinh Ericaceae, Illiciaceae, Cupressaceae, Podocapaceae... Rừng kín thường xanh cây lá rộng; rừng 2. Vùng núi trung bình kín thường xanh cây lá kim; rừng thưa lá (800-1500m): nam và Mát, ẩm kim. Các loài đặc trưng: Lauraceae, tây Trường Sơn, núi ở Fagaceae, agnoliaceae, Juglandaceae, Lâm Đồng Myrtaceae, Pinaceae... Rừng kín thường xanh cây lá rộng; Rừng 3. Vùng thấp nhiệt đới Khí hậu nhiệt kín lá rộng nữa rụng lá. Các họ đặc trưng: nóng-rất ẩm (700- đới nống, rất Dipterocapaceae, 800m): tây Gia Lai, tây ẩm có mùa Meliaceae,Lythraceae,Symplocaceae, Lâm Đồng khô rõ nét. Burceraceae, Euphorbiaceae, Rubiaceae, Asteraceae... 4. Vùng thấp nhiệt đới Khí hậu nhiệt Rừng kín lá rộng nữa rụng lá; rừng thưa
  5. nóng ẩm, có mùa khô đới nóng ẩm, ưu thế họ Dầu (rừng khộp). Các họ đặc trưng: Dipterocapaceae, kéo dài (
  6. Có nguồn giống bảo đảm Có năng suất và hiệu quả kinh tế Thông ba lá, thông nhựa, Trám hồng, giổi nhung, muồng đen, tếch, bạch giổi xanh, dầu trà beng, Các loại qui định cho vùng đàn trắng, keo lá tràm, sao đen, sa mộc, bạch đàn điều, keo dậu và dứa bà chanh, bạch đàn saligna, Tây Nguyên long não, dầu mè, sa nhân. (9 loài) (11 loài) Các tiêu chuẩn đề ra trong Quyết định này còn chưa cụ thể, đặc biệt là chưa đi sâu vào các mục đích sử dụng, các yêu cầu sinh thái riêng của từng loài. Các công trình nghiên cứu sau đó do nhóm công tác "Đánh giá loài cây bản địa" thực hiện dưới sự tài trợ của Đại sứ quán Australia thông qua dự án STRAP, đã bổ sung và tổng hợp thành 3 nhóm tiêu chuẩn như sau: Theo mục đích sử dụng, được chia thành: gỗ lớn, gổ nhỏ, sản phẩm ngoài gổ, phù trợ (có chú ý tới giá bán, các đặc tính cơ bản của sản phẩm như tỷ trọng, độ cứng, độ bền, màu sắc...). Theo điều kiện gây trồng như vùng phân bố (đai cao), hiện trạng thảm thực bì, trạng thái đất đai. Theo khả năng gây trồng như các yêu cầu sinh thái (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm...), và kỹ thuật lâm sinh.
  7. Dựa trên các nhóm chỉ tiêu này, kết hợp với các thông tin thu thập được, nhóm công tác đã đưa ra một danh sách gồm 80 loài bản địa có triển vọng dự tuyển cho cơ cấu cây trồng ở Tây Nguyên, trong đó nhóm gỗ lớn gồm 48 loài, nhóm gỗ nhỏ 10 loài, nhóm đặc sản ngoài gỗ 12 loài và nhóm phù trợ 10 loài (xem phụ lục 1). Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có và trên cơ sở của các mục đích trồng rừng đã được xác định ở biểu 1, chúng tôi đề xuất cơ cấu và chủng loại cây trồng rừng cho các vùng sinh thái và các mục đích trồng rừng cụ thể (biểu 4). Các loài cây ưu tiên: Cần phải căn cứ vào các mục đích khác nhau để đề ra các tiêu chuẩn lựa chọn các loài cây ưu tiên. Tuy nhiên, cần phải đặc biệt ưu tiên các loài bản địa có khả năng đáp ứng được tính đa mục đích và khả năng gây trồng dễ dàng. Chúng tôi đề nghị dựa trên các chỉ tiêu sau đây để xác định danh mục các loài cần ưu tiên (biểu 5). Biểu 4. Cơ cấu các loài cây theo mục đích và vùng sinh thái ở Tây Nguyên Mục đích Vùng sinh thái/Địa điểm Các loài cây dự tuyển 1. Sản xuất Giổi nhung, giổi xanh, thông Vùng núi cao trung bình: Komplong, Kon Hà Nừng, nàng, pơ mu, bách xanh, xoan 1.1. Gỗ lớn Gia Nghĩa, mộc, trám hồng, xoay, gội, chò chỉ, dẻ Vùng thấp nhiệt đới nóng Bằng lăng, cam xe, giáng hương,
  8. ẩm: Tây Gia Lai, tây Lâm ngỏ đỏ, trắc, đầu trà beng, dầu Đồng rái, dầu song nàng, bản xe Vùng thấp nhiệt đới, nóng Dầu trà beng, dầu đồng, cẩm liên, hơi khô: nam Gia Lai, Ea cà chắc, cam xe, trắc, bằng lăng sup... Vùng thấp nhiệt đới, nóng 1.2. Gỗ nguyên liệu ẩm: Mang Yang, An Khê, Bạch đàn (urophylla), keo (lai) giấy Konchro, Mad’Rak, Krong pach Quế, sâm ngọc linh, trầm Kon Tum Bời lời, quế, sa nhân, hoàng Gia Lai 1.3. Đặc sản ngoài đằng, điều Đăk Lăk gỗ Tre, song, mây, bời lời, điều Lâm Đồng Điều, sa nhân, thông nhựa 2. Rừng phòng hộ Các công trình thủy điện: 2.1. Phòng hộ đầu Các loài cây bản địa trong danh Yaly, Vĩnh Sơn, Đa nguồn mục (phụ lục 1) nhim...; các công trình thủy lợi: Thạch Nham, Ayun
  9. hạ... 2.2. Chống xói mòn Các vùng đất dốc Các loài cây bản địa 2.3. Phòng hộ nông Các vùng nông nghiệp Các loài cây họ Đậu nghiệp 3. Rừng đặc dụng Các vườn quốc gia, khu bảo tồn, vườn sưu tập thực vật: 3.1. Đa dạng sinh Yok Đôn, Nam Ca, Nhiều loài học KonKaKinh, Kon ChaRăng,ChưMoRay... Ea Ral, Trấp Ksor Thông nước 3.2. Bảo tồn nguồn gen Núi Ngọc Linh Sâm ngọc linh Các trung tâm nghiên cứu: Nhiều loài 3.3. Nghiên cứu Kon Hà Nừng, Gia Lai, khoa học Lâm Đồng, Ekmat..
  10. Biểu 5. Chỉ tiêu lựa chọn các loài ưu tiên cho các mục đích trồng rừng Mục đích Các chỉ tiêu ưu tiên Loài ưu tiên Năng suất cao 1. Rừng sản xuất Có hiệu quả kinh tế Giá trị xuất khẩu Sao đen, giổi, trám, tếch, vên vên, xoan mộc, dầu Giá trị sử dụng rái... 1.1. Gỗ lớn Kỹ thuật gây trồng Có nguồn giống Sinh trưởng nhanh Bạch đàn (urophylla), keo (lai), thông (ba lá) 1.2. Nguyên liệu giấy Có khả năng trồng tập trung, công nghiệp Giá trị thương mại Bời lời đỏ, quế, sa nhân, nhựa thông, trầm hương 1.3. Đặc sản Người dân ưa thích Dễ trồng, có nguồn giống
  11. Giá trị phòng hộ cao 2. Rừng phòng hộ Đa mục đích Phù hợp điều kiện sinh Dầu rái, giổi, lát, long nảo, muồng đen, Pơ mu, sa mộc, thái 2.1. Phòng hộ đầu nguồn trám Dễ gây trồng, có nguồn giống Bộ rễ phát triển Dứa bà, dầu mè, cốt khí, 2.2. Chống xói mòn đất đậu mèo... Dễ gây trồng Có khả năng che bóng, Các loài họ Đậu: cốt khí, cản gió muồng hoa vàng, keo dậu, 2.3. Phòng hộ nông nghiệp muồng đen... Cố định đạm, cải tạo đất Có giá trị khoa học 3. Rừng đặc dụng Có nguy cơ diệt vong Các loài đặc hữu, có dạng Pơ mu, bách xanh, thông 3.1. Bảo vệ đa dạng sinh sống đặc trưng tre, hồng tùng, trắc, hương, học thông 5 lá, ...
  12. Các loài có nguy cơ tuyệt Thông nước, sâm ngọc 3.2. Bảo vệ nguồn gen chủng linh... Khuyến nghị về một số giải pháp Về giống và chất lượng giống Hiện nay trong vùng, giống cây lâm nghiệp thường được thu hái từ rừng tự nhiên hoặc do một số cơ quan thuộc Công ty giống TW cung cấp. Ngoài ra các tư nhân cũng cung cấp giống nhưng không kiểm soát được, do đó, chất lượng giống rất xô bồ, không bảo đảm. Cần có cơ chế quản lý giống chặt chẽ hơn. Nên cấp giấy chứng nhận cho các cơ quan, cá nhân có thể cung cấp giống và cây con, dưới sự kiểm soát của một cơ quan có thẩm quyền và chuyên môn. Có qui hoạch tốt hơn về các vườn cung cấp giống quốc gia. Về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh Phần lớn các cây lâm nghiệp được sử dụng để trồng rừng trong vùng chưa có qui trình kỹ thuật, thậm chí chưa có cả hướng dẫn kỹ thuật. Do đó các đơn vị trồng rừng thường lúng túng trong việc chọn loài phù hợp lập địa, cũng như chưa nắm vững yêu cầu kỹ thuật lâm sinh của mỗi loài, nhất là các loài bản địa mới đưa vào trồng. Dự án 661 cần tổng kết và nghiên cứu bổ sung để xây dựng hướng dẫn kỹ thuật cho các loài ưu tiên trong vùng. Xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật lâm sinh trong những vùng sinh thái trọng điểm. Xây dựng hệ thống các lâm phần rừng mục đích cho các vùng sinh thái. Về vốn: Xây dựng lại định mức suất đầu tư thích hợp và có các chính sách huy động vốn tốt hơn đề nâng cao hiệu quả trồng rừng. Cần có cơ chế ưu tiên trọng
  13. điểm, tránh đầu tư tràn lan, dàn trải và không đủ vốn cần thiết để bảo đảm trồng rừng thành công. Phụ lục 1: Danh lục các loài cây dự tuyển vùng Tây Nguyên (Do nhóm công tác đánh giá cây bản địa phục vụ trồng rừng đề xuất, Nguyễn Xuân Quát, 1997) 1. Nhóm gỗ lớn 48 loài Gỏ đỏ Pơ mu Alzelia cochinchiensis Fokienia hodginsii Gội nếp Glyptostrobus pensilis Thông nước Aglaia gigantea Bản xe Sao đen Albizia lucida Hopea odorata Kiền kiền Anisoptera cochinchinensis Vên vên Hopea pierrei Trầm hương Keteleeria davidania Aquilaria crassna Du sam Lagerstroenia balansea Săng lẻ Athrocarpus heterophyblus Mít Bằng lăng Bombax ceiba Bông gòn Lagerstroenia calyculata
  14. Đinh Calocedrus macrolepis Bách xanh Markhamia stipulata Trám trắng Giổi nhung Canarium album Michelia balanoac Trám hồng Giổi xanh Canarium bengalensis Michelia mediocris Muồng đen Casia siamea Podocarpus breivifolius Thông tre Chucrasia tabularensis Lát hoa Podocarpus imbricatus Thông nàng Gù hương Cinnamomum balansea Podocarpus fleuryi Kim giao Parashorea tonkinensis Chò chỉ Cinnamomum camphira Long não Sa mộc Giáng hương Cuminghamia lanceolata Pterocarpus pedatus Cẩm lai Dalbergia bariaensis Pinus dalatensis Thông 5 lá Trắc Cà chắc Dalbergia lanceolaria Shorea obtusa Cẩm liên Dialium cochinchinensis Xoay Shorea siamensis Dầu rái Sến cát Dipterocarpus alatus Shorea roxburghii
  15. Dầu song Tếch Dipterocarpus dyeri Tectona grandis nàng Dipterocarpus obtusifolia Dầu tra beng Termivalia corticosa Chiêu liêu nước Dipterocarpus tuberculata Dầu đồng Xoan mộc Toona febrifuga Endospermum sinensis Vang Xylia xylocarpa Camxe 2. Cây gỗ nhỏ 10 loài Canarium tonkinensis Trám Pinus kesiya Thông ba lá Thành ngạnh Sizigium wighanum Trâm trắng Cratoxylum cochinchinenesis Cẩm lai đen Vitex glabrata Dalbergia nigrescens Bình linh Thùng mưu Ilex engenicefolia Bùi trâm Wrightia anamensis Bằng lăng Lagerstroenia petioleris Hevea brasilensis Cao su cuốn
  16. 3. Đặc sản ngoài gỗ 12 loài Điều Anacardium ocidentalis Calamus tetradactylus Mây Bambusa spinosa Tre Elettaria cadamomum Sa nhân Lồ ô Bời lời đỏ Bambusa proceza Litsea glutinosa Qu ế Thông nhựa Cinnamomum cassia Pinus merkusii Hoàng đàn Coryplia lecomtei Lá buông Cyclea peltata Calamus rudendom Song Hylocereus undatus Thanh long 4. Cây phù trợ 10 loài Dứa bà Dầu mè Agave americana Fatropha curcas Leucaena leucocephala Keo dậu Alstonia scholacis Mò cua Trinh nữ Banhinia khasiana Móng bò Mimosa frudica Đậu mèo Erythrina variegata Vông Mucuna fruriens
  17. Đậu tràm Cốt khí Indigofea teysamanii Tephrosia candida Determination on forest plantation species and the priority ones for the Central Highland Summary:According to the reforestation plan, 500,000ha of new forest must be planted to the year 2010 in the Central Highland. This is a huge task and must be all-sidedly fufilled. One of the most important links is to select the planted species to be matched with the planting sites and to meet various aims of the forest planting. The paper mentions typical features of main ecological zones in the Central Highland. Based on the list of the proposed 80 promising tree species as candidate ones to be planted in the Central Highland (large - timber: 48 species; small- timber; 10 species; non-wood, special products: 12 species and 10 supporting species) and on aims of forest planting, the author suggests a structure of planted species and aims of forest planting for each ecologica l zone.
nguon tai.lieu . vn