Xem mẫu

  1. SỞ Y TẾ PHÚ YÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ SƠ KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM BỆNH VIÊM CẦU THẬN CẤP Ở TRẺ EM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN SẢN – NHI TỈNH PHÚ YÊN ( Thời gian thực hiện:Từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013 ) Người thực hiện: 1. ThS.BS PHAN THỊ HỒNG THÁI 2. BS NGUYỄN THỊ HƯƠNG 1
  2. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm cầu thận cấp là bệnh thận hay gặp ở trẻ em , nguyên nhân hàng đầu do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A gây ra. Bệnh thường khởi phát cấp tính với các triệu chứng như phù, tiểu ít, tiểu máu, tăng huyết áp. nếu được chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời bệnh khỏi không gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, có một số trường hợp có thể khởi phát cấp tính với các biến chứng nặng nề như suy tim cấp, phù não cấp hoặc suy thận cấp dẫn đến tử vong. Một số trường hợp bệnh có thể diễn tiến kéo dài đến viêm cầu thận bán cấp hoặc viêm cầu thận mãn. Bệnh thường khởi phát sau khi trẻ bị viêm họng hoặc viêm da do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A từ 1 đến 3 tuần. Bệnh có thể dự phòng được bằng cách tiêm chủng đầy đủ đặc biệt là chủng ngừa vaccin phòng nhiễm liên cầu khuẩn cho trẻ và các biện pháp phối hợp khác. Vậy viêm cầu thận cấp ở trẻ em vào điều trị tại bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Phú Yên có đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng gì? Dấu hiệu sớm nhất người nhà đưa trẻ nhập viện?Lứa tuổi nào có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ? Mùa nào trong năm tỷ lệ trẻ mắc bệnh viêm cầu thận cấp tăng cao? Điều kiện thuận lợi và yếu tố nguy cơ gây viêm cầu thận cấp ở trẻ em là gì? Người nhà của bệnh nhi có kiến thức về phòng bệnh cho trẻ như thế nào? Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài: “ Tìm hiểu đặc điểm bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em điều trị tại bệnh viện Sản – Nhi Tỉnh Phú Yên” Nhằm 2 mục tiêu: 1. Tìm hiểu đặc điểm bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em điều trị tại bệnh viện Sản – Nhi Tỉnh Phú Yên. 2. Tìm hiểu điều kiện thuận lợi và yếu tố nguy cơ gây viêm cầu thận cấp ở trẻ em điều trị tại bệnh viện Sản – Nhi Tỉnh Phú Yên. 2
  3. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Lâm sàng Khởi bệnh thường đột ngột sau một thời gian viêm họng hoặc nhiểm trùng da, xuất hiện các triệu chứng sau : 1.1. Phù Thường phù nhẹ ở mi mắt và hai chi dưới với đặc điểm là phù trắng, mềm, ấn lỏm (dấu Godet ) không đau, ăn nhạt sẽ giảm phù . 1.2. Thiểu niệu Thể tích nước tiểu có thể dưới 180ml/m2/24giờ (đây là lượng nước tiểu cần thải ra nhỏ nhất)hoặc trên 100ml-2SD – 3SD) TD mỗi 3 giờ trong ngày và điều trị  THA đe dọa: HA chuẩn + ( > 3SD) TD mỗi 30 phút tại phòng cấp cứu và điều trị khẩn trương  1SD ( Standard Deviation) # 10% chuẩn 2. Cận lâm sàng 2.1. Nước tiểu 3
  4. Protein niệu vừa phải, thường
  5. 0,2mg/kgTB,TM. Có thể cho MethylDopa 5-15mg/kgTM hoặc Labetalol o,1mg/kg/phút TM.Chưa nặngcho uống - Chống co giật ( bệnh não cao áp): Diazepam 0,5-1mg/kg hoặc Phenobarbital 3-5mg/kg. - Chế độ ăn: + Trong giai đoạn đang suy thận: Cho uống nước cháo đường ( U0 ) + Sau khi suy thận cải thiện: Chế độ ăn với các thành phần đạm, mỡ, đường theo tỷ lệ: 0 1 2 Đạm (0gr) Mỡ (2,5g/kg) Đường(5g/kg) + Đảm bảo năng lượng cần thiết tối thiểu là 50 Kcalo/kg/ngày 4.Dự phòng: Áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) nhằm ngăn ngừa không để nhiểm LCK như: 4.1. Cải thiện môi trường sống ( vấn đề của xã hội ) 4.2. Vệ sinh thân thể : Vệ sinh da nhất là vào mùa nóng, giữ ấm vùng họng vào mùa lạnh. 4.3. Nâng cao thể trạng 4.4. Điều trị kháng sinh sớm, có hệ thống với tất cả những trường hợp nghi nhiểm LCK 4.5. Tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là chủng ngừa vaccin LCK. 4.6.Quản lý : Trẻ bị VCTC cần được theo dõi quản lý tại trạm xá địa phương. 4.7. Phòng STC - Hạn chế những yếu tố nguy cơ đưa đến STC như các chương trình: phòng chống tiêu chảy cấp, phòng thấp, xử lý an toàn dược...cũng như điều trị sớm các dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu sẽ góp phần làm giảm tần suất mắc STC. Ngoài ra cần ngăn chặn xu hướng tiến triển của STC thành bán cấp hoặc mãn bằng cách phát hiện sớm và điều trị sớm, kể cả chạy thận nhân tạo sớm cũng được khuyến khích. - Đặc biệt khi trẻ bị STC thì người thầy thuốc cần hướng dẫn cho các bà mẹ về các chế độ nghĩ ngơi, ăn uống, theo dõi trong khi nằm viện và sau khi ra viện. 5
  6. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tuợng nghiên cứu: Chúng tôi phỏng vấn người nhà và thăm khám lâm sàng, nghiên cứu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân viêm cầu thận cấp điều trị tại bệnh viện Sản - Nhi Tỉnh Phú Yên từ tháng 6/2012 - 6/ 2013 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phỏng vấn kết hợp khám lâm sàng, nghiên cứu hồ sơ bệnh án (sử dụng phiếu nghiên cứu) 2.3. Xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê y học 6
  7. Chương 3 SƠ KẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 10/ 2012 chúng tôi đã nghiên cứu được 32 bệnh nhi. Kết quả như sau: 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu: Bảng 3.1. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu: Giới n % Trẻ trai 19 59,4 Trẻ gái 13 40,6 Tổng 32 100 Trẻ trai có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn trẻ gái ( 59,4% trẻ trai so với 40,6% trẻ gái) 3.1.2. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhi nhỏ tuổi nhất mắc bệnh là 4 tuổi. Bệnh nhi lớn tuổi nhất là 14 tuổi. 3.2. Điều kiện thuận lợi và yếu tố nguy cơ Bảng 3.2. Điều kiện thuận lợi và yếu tố nguy cơ n % Viêm họng 18 56,3 Viêm da 8 25 Không rõ 6 18,7 Tổng 32 100 Trong nghiên cứu của chúng tôi trẻ bị bệnh viêm cầu thận cấp sau khi bị viêm họng chiếm tỷ lệ cao (56,3%), tiếp đến là sau khi trẻ bị viêm da ( 25%), trẻ viêm cầu thận cấp không rõ yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ 18,7%. 3.3.Đặc điểm mùa mắc bệnh: Bảng 3.3. Đặc điểm mùa mắc bệnh Mùa n % Mùa đông 21 65,6 Mùa hè 11 34,4 Tổng 32 100 Hiện tại trong nghiên cứu của chúng tôi mùa đông ( 65,6%)có tỷ lệ trẻ mắc bệnh nhập viện nhiều hơn mùa hè (34,4%) 7
  8. 3.4.Phân bố địa dư của đối tượng nghiên cứu: Bảng 3.4. Phân bố địa dư của đối tượng nghiên cứu: Địa dư n % Thành phố 6 18,8 Nông thôn 26 81,2 Tổng 32 100 Nhận xét: Tỷ lệ trẻ em thành phố (18,8%) nhập viện vì Viêm cầu thận cấp có tỷ lện thấp hơn trẻ em nông thôn( 81,2%). Với kết quả này phải chăng trẻ em nông thôn nhập viện vì viêm cầu thận cấp có tỷ lệ cao hơn trẻ em thành phố là do điều kiện chăm sóc vệ sinh da, vệ sinh mũi họng không tốt hay điều kiện dinh dưỡng của trẻ em nông thôn kém hơn trẻ em thành phố. Để trả lời được vấn đề này đỏi hỏi phải có nghiên cứu chuyên sâu hơn về cộng đồng liên quan đến điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng của trẻ em nông thôn và trẻ em thành phố. 3.5. Đặc điểm lâm sàng 3.5.1. Đặc điểm phù Bảng 3.5. Đặc điểm phù của đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm phù n % Không phù 0 0 Có phù 32 100 Tổng 32 100 Hiện tại trong nghiên cứu của chúng tôi trẻ mắc bệnh viêm cầu thận cấp nhập viện có tỷ lệ phù là 100%.Đây là dấu hiệu xuất hiện sớm nhất và là lý do hay gặp nhất mà gia đình đưa trẻ đến khám và nhập viện 3.5.2. Đặc điểm về huyết áp Bảng 3.6. Đặc điểm về huyết áp của đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm về HA n % Bình thường 4 12,5 Tăng giới hạn 16 50 Tăng xác định 10 31,2 Tăng đe dọa 2 6,3 Tổng 32 100 Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhi có tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao (87,5%), trong đó bệnh nhi có tăng huyết áp giới hạn chiếm tỷ lệ cao nhất( 50%) Trẻ có tăng huyết áp đe dọa có tỷ lệ thấp( 6,3%). Kết quả này phù hợp vì trong nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhi nào bị biến chứng suy tim cấp hay phù não cấp do tăng huyết áp. 8
  9. 3.5.3. Đặc điểm màu sắc nước tiểu Bảng 3.7. Đặc điểm màu sắc nước tiểu của đối tượng nghiên cứu: Màu sắc nước tiểu n % Màu đỏ 4 12,5 Màu trà đậm 28 87,5 Tổng 32 100 Bệnh nhi viêm cầu thận cấp có thay đổi về màu sắc nước tiểu, màu đặc trưng là nước tiểu màu đỏ có tỷ lệ thấp( 12,5%), màu vàng đậm như nước trà có tỷ lệ cao hơn( 87,5%). Dấu hiệu lâm sàng này được phát hiện đa số khi trẻ đã vào điều trị tại bệnh viện. Đây không phải là lý do gia đình đưa trẻ đến khám và nhập viện điều trị 3.6. Cận lâm sàng 3.6.1. Xét nghiệm nước tiểu 3.6.1.1. Đặc điểm về lượng Protein Bảng 3.8. Đặc điểm lượng Protein trong nước tiểu của đối tượng nghiên cứu: Lượng Protein n % < 100 mg/dl 9 28,1 100 -200 mg/dl 21 65,6 > 200 mg/dl 2 6,3 Tổng 32 100 Trong nghiên cứu của chúng tôi xét nghiệm Protein trong nước tiểu của bệnh nhi viêm cầu thận cấp có số lượng từ 100mg – 200mg/dl chiếm tỷ lệ cao ( 65,6%) Kết quả này phù hợp với y văn. Viêm cầu thận cấp ở trẻ em thường tiểu protein ít < 2g/24 giờ. 3.6.1.2. Đặc điểm về xét nghiệm hồng cầu trong nước tiểu: Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả bệnh nhân đều có hồng cầu trong nước tiểu. 3.6.2. Xét nghiệm máu 3.6.2.1. Đặc điểm về lượng Ure trong máu Bảng 3.9. Đặc điểm về lượng Ure: Lượng Ure n % Tăng 3 15,6 Bình thường 29 84,4 Giảm 0 0 Tổng 32 100 Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhi viêm cầu thận cấp có tăng ure trong máu chiếm tỷ lệ 15,6% 9
  10. 3.6.2.2. Đặc điểm về lượng Creatinin trong máu Bảng 3.10. Đặc điểm về lượng Creatinin: Lượng Creatinin n % Tăng 0 Bình thường 32 100 Giảm 0 0 Tổng 32 100 Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhi viêm cầu thận cấp không tăng Creatinin trong máu chiếm tỷ lệ 100%. Kết quả nghiên cứu này cho thấy trẻ viêm cầu thận cấp vào điều trị tại bệnh viện Sản – Nhi có chức năng thận bình thường. 3.7. Điều trị: 3.7.1. Thuốc kháng sinh Bảng 3.11. Thuốc kháng sinh Kháng sinh n % Penicillin 32 100 Erythromycin 0 0 Tổng 32 100 Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân được điều trị kháng sinh Penicillin đường uống là 100%. Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhi nào bị dị ứng với Penicillin 3.7.2. Thuốc lợi tiểu Bảng 3.12. Thuốc lợi tiểu Thuốc lợi tiểu n % Đường uống 32 100 Đường tiêm 0 0 Tổng 32 100 Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân được điều trị thuốc lợi tiểu đường uống là 100%. Trong viêm cầu thận cấp vấn đề điều trị thuốc lợi tiểu là quan trọng. Tuy nhiên bệnh nhi trong nghiên cứu của chúng tôi không có suy thận vì vậy thuốc lợi tiểu đường uống là lựa chọn phù hợp cho bệnh nhi, vừa an toàn nhưng vẫn hiệu quả. 10
  11. 3.7.3. Thuốc hạ huyết áp Bảng 3.13. Thuốc hạ huyết áp Thuốc hạ huyết áp n % Không dùng thuốc 20 63 Adalat uống 4 12 Adalat nhỏ dưới lưỡi 8 25 Tổng 32 100 Bệnh nhi có tăng huyết áp phải dùng thuốc chiếm tỷ lệ 37% trong đó dùng Adalat nhỏ dưới lưỡi là 25% và Adalat đường uống là 12%. Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhi tăng huyết áp phải điều trị thuốc chiếm tỷ lệ thấp.Kết quả này phù hợp với tỷ lệ trẻ viêm cầu thận cấp có tăng huyết áp từ mức độ tăng huyết áp xác định thấp( 37,5%) 3.8. Biến chứng Bệnh nhi viêm cầu thận cấp trong nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhi nào bị biến chứng suy tim cấp, phù não cấp hay suy thận cấp. 3.9. Kiến thức của người nhà về yếu tố thuận lợi Bảng 3.14.Yếu tố thuận lợi Yếu tố thuận lợi n % Sau viêm họng 2 6,3 Sau viêm da 0 0 Nguyên nhân khác 0 0 Không biết 30 93,7 Tổng 32 100 Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người nhà bệnh nhi biết bệnh viêm cầu thận cấp có thể xảy ra khi trẻ bị viêm họng là 6,3%, đa số người nhà bệnh trả lời không biết ( 93,7%) 11
  12. Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi trẻ trai có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn trẻ gái ( 59,4% trẻ trai so với 40,6% trẻ gái) Kết quả của chúng tôi khác với nghiên cứu của tác giả Hồ Viết Hiếu và cộng sự tại Khoa Nhi Bệnh Viện Trung ương Huế. Trong nghiên cứu của Tác giả Hồ Viết Hiếu và cộng sự không có sự khác biệt về giới giữa trẻ trai và trẻ gái mắc bệnh viêm cầu thận cấp.Sự khác biệt này có thể do nghiên cứu của chúng tôi số lượng bệnh nhi chưa nhiều. 4.1.2. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu: Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhi nhỏ tuổi nhất mắc bệnh là 4 tuổi. Bệnh nhi lớn tuổi nhất là 14 tuổi. Tuổi trung bình của bệnh nhi mắc viêm cầu thận cấp trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của các tác giả khác. 4.2. Điều kiện thuận lợi và yếu tố nguy cơ Trong nghiên cứu của chúng tôi trẻ bị bệnh viêm cầu thận cấp sau khi bị viêm họng chiếm tỷ lệ cao (56,3%), tiếp đến là sau khi trẻ bị viêm da ( 25%), trẻ viêm cầu thận cấp không rõ yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ 18,7%. Nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với y văn. Viêm cầu thận cấp ở trẻ em thường xảy ra sau khi trẻ bị viêm họng. Tuy nhiên, viêm họng có phải do liên cầu khuẩn Beta tan huyết nhóm A hay không thì trong nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm được bằng chứng của nhiễm liên cầu khuẩn trước đó do không làm xét nghiệm ASLO thường quy. 4.3.Đặc điểm mùa mắc bệnh: Hiện tại trong nghiên cứu của chúng tôi mùa đông có tỷ lệ trẻ mắc bệnh nhập viện nhiều hơn mùa hè ( 65,6% mùa đông so với 34,4% mùa hè) Trong nghiên cứu của tác giả Hồ Viết Hiếu và cộng sự tại Huế, trẻ mắc bệnh viêm cầu thận cấp nhập viện về màu đông – xuân có tỷ lệ cao hơn mùa hè – thu. 4.4.Phân bố địa dư của đối tượng nghiên cứu: Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ em thành phố nhập viện vì viêm cầu thận cấp có tỷ lện thấp hơn trẻ em nông thôn( 18,8% là trẻ em thành phố so với 81,2% là trẻ em nông thôn). Kết quả này phải chăng trẻ em nông thôn nhập viện vì viêm cầu thận cấp có tỷ lệ cao hơn trẻ em thành phố là do điều kiện chăm sóc vệ sinh da, vệ sinh mũi họng không tốt hay điều kiện dinh dưỡng của trẻ em nông thôn kém hơn trẻ em thành phố? Để trả lời được vấn đề này đỏi hỏi phải có nghiên cứu chuyên sâu hơn 12
  13. về cộng đồng liên quan đến điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng của trẻ em nông thôn và trẻ em thành phố. 4.5. Đặc điểm lâm sàng 4.5.1. Đặc điểm phù Hiện tại trong nghiên cứu của chúng tôi trẻ mắc bệnh viêm cầu thận cấp nhập viện có tỷ lệ phù là 100%. Đây là dấu hiệu xuất hiện sớm nhất và là lý do hay gặp nhất mà gia đình đưa trẻ đến khám và nhập viện điều trị. Đa số trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi có phù nhẹ nhàng khi vào viện. 4.5.2. Đặc điểm về huyết áp Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhi có tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao (87,5%), trong đó bệnh nhi có tăng huyết áp giới hạn chiếm tỷ lệ cao nhất( 50%) Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với y văn và kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Trong bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em đa số trẻ có tăng huyết áp. Đây là một dấu hiệu lâm sàng rất có giá trị để chẩn đoán bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em. Kết quả này phù hợp vì trong nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhi nào bị biến chứng suy tim cấp hay phù não cấp do tăng huyết áp. 4.5.3. Đặc điểm màu sắc nước tiểu Bệnh nhi viêm cầu thận cấp có thay đổi về màu sắc nước tiểu, màu đặc trưng là nước tiểu màu đỏ có tỷ lệ thấp( 12,5%), màu vàng đậm như nước trà có tỷ lệ cao hơn( 87,5%) Kết quả này phù hợp với đặc điểm của viêm cầu thận cấp ở trẻ em đã được mô tả trong y văn. Dấu hiệu lâm sàng này được phát hiện đa số khi trẻ đã vào điều trị tại bệnh viện. Đây không phải là lý do gia đình đưa trẻ đến khám và nhập viện điều trị 4.6. Cận lâm sàng 4.6.1. Xét nghiệm nước tiểu 4.6.1.1. Đặc điểm về lượng Protein Trong nghiên cứu của chúng tôi xét nghiệm Protein trong nước tiểu của bệnh nhi viêm cầu thận cấp có số lượng từ 100mg – 200mg/dl chiếm tỷ lệ cao ( 65,6%) 100% bệnh nhân xét nghiệm có protein trong nước tiểu. 4.6.1.2. Đặc điểm về xét nghiệm hồng cầu trong nước tiểu Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả bệnh nhân đều có hồng cầu trong nước tiểu. Đặc điểm này phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán viêm cầu thận cấp ở trẻ em. Đái máu là dấu hiệu luôn có trong viêm cầu thận cấp và dấu hiệu này có trong nước tiểu của bệnh nhi viêm cầu thận cấp trong thời gian dài đến vài tháng. 4.6.2. Xét nghiệm máu 4.6.2.1. Đặc điểm về lượng Ure trong máu Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhi viêm cầu thận cấp có tăng ure trong máu chiếm tỷ lệ 15,6%. Tuy nhiên, lượng Ure tăng không cao, không cho thấy bằng chứng của suy chức năng thận. 13
  14. 4.6.2.2. Đặc điểm về lượng Creatinin trong máu Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhi viêm cầu thận cấp không tăng Creatinin trong máu chiếm tỷ lệ 100%. Kết quả nghiên cứu này cho thấy trẻ viêm cầu thận cấp vào điều trị tại bệnh viện Sản – Nhi có chức năng thận bình thường. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có khác so với y văn: Đa số bệnh nhân viêm cầu thận cấp có ảnh hưởng đến chức năng thận. Sự khác biệt này có thể do bệnh nhi trong nghiên cứu của chúng tôi có số lượng chưa đủ lớn. 4.7. Điều trị: 4.7.1. Thuốc kháng sinh Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân được điều trị kháng sinh Penicillin đường uống là 100%. Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhi nào bị dị ứng với Penicillin. Sự lựa chọn Penicillin trong điều trị viêm cầu thận cấp ở trẻ em vẫn là lựa chọn hàng đầu. 4.7.2. Thuốc lợi tiểu Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân được điều trị thuốc lợi tiểu đường uống là 100% . Trong viêm cầu thận cấp vấn đề điều trị thuốc lợi tiểu là quan trọng vì bệnh nhi vừa có phù vừa có tăng huyết áp. Tuy nhiên bệnh nhi trong nghiên cứu của chúng tôi không có suy thận vì vậy thuốc lợi tiểu đường uống là lựa chọn phù hợp cho bệnh nhi, vừa an toàn nhưng vẫn hiệu quả. 4.4.3. Thuốc hạ huyết áp Bệnh nhi có tăng huyết áp phải dùng thuốc chiếm tỷ lệ 37% trong đó dùng Adalat nhỏ dưới lưỡi là 25% và Adalat đường uống là 12%. Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhi tăng huyết áp phải điều trị thuốc chiếm tỷ lệ thấp.Kết quả này phù hợp với tỷ lệ trẻ viêm cầu thận cấp có tăng huyết áp từ mức độ tăng huyết áp xác định thấp( 37,5%) và kết quả này phù hợp vì trong nghiên cứu của chúng tôi không có trẻ nào viêm cầu thận cấp có biến chứng do tăng huyết áp như suy tim cấp hay phù não cấp. 4.5. Biến chứng Bệnh nhi viêm cầu thận cấp trong nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhi nào bị biến chứng suy tim cấp, phù não cấp hay suy thận cấp. 4.8. Kiến thức của người nhà về yếu tố thuận lợi Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người nhà bệnh nhi biết bệnh viêm cầu thận cấp có thể xảy ra khi trẻ bị viêm họng là 6,3%, đa số người nhà bệnh trả lời không biết ( 93,7%). Như vậy, đa số người nhà bệnh nhi không biết yếu tố làm cho trẻ dễ bị viêm cầu thận cấp. Do đó, việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người nhà bệnh nhi khi đang nằm viện điều trị là rất quan trọng vì sẽ giúp người nhà bệnh nhi biết cách phòng tránh cho trẻ bị mắc bệnh viêm cầu thận cấp. 14
  15. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Từ kết quả nghiên cứu và bàn luận chúng tôi sơ bộ đưa ra những kết luận sau: 1.Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu Trẻ trai có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn trẻ gái ( 59,4% trẻ trai so với 40,6% trẻ gái) 2.Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu: Trẻ nhỏ cũng bị mắc bệnh viêm cầu thận cấp. Vì vậy, cần tuyên truyền cho các bà mẹ và gia đình có kiến thức phòng và phát hiện sớm khi trẻ bị viêm cầu thận cấp để đưa trẻ đến khám và được điều trị kịp thời. 3. Điều kiện thuận lợi và yếu tố nguy cơ Viêm cầu thận cấp ở trẻ em thường xảy ra sau khi trẻ bị viêm họng. Vì vậy, cần giáo dục để người nhà bệnh nhi biết để đưa trẻ đến khám, điều trị đúng và sớm ngay từ khi trẻ mắc bệnh viêm họng để tránh không mắc bệnh viêm cầu thận cấp vì viêm họng chỉ phải điều trị ngoại trú trong khi trẻ bị bệnh viêm cầu thận cấp phải được điều trị theo dõi tại bệnh viện. 4.Đặc điểm mùa mắc bệnh Mùa đông trẻ mắc bệnh viêm cầu thận cấp nhập viện nhiều hơn mùa hè. Do vậy, cần giải thích để người nhà bệnh nhi và cộng đồng biết cách giữ ấm cho trẻ về mùa đông, đặc biệt không để trẻ bị nhiễm lạnh đường hô hấp trên dễ gây viêm cầu thận cấp sau khi bị viêm họng. 5.Phân bố địa dư của đối tượng nghiên cứu Tỷ lệ trẻ em nông thôn nhập viện vì viêm cầu thận cấp có tỷ lệ cao hơn trẻ em nông thôn( 81,2% so với 18,8%). Qua kết quả này, cần có kế hoạch tuyên truyền về biện pháp phòng bệnh như chăm sóc vệ sinh da, vệ sinh mũi họng cho trẻ ở những vùng nông thôn tốt hơn nhằm mục đích giảm được tỷ lệ trẻ phải nhập viện vì viêm cầu thận cấp. 6.Đặc điểm phù Phù là dấu hiệu xuất hiện sớm nhất và là lý do hay gặp nhất mà gia đình đưa trẻ đến khám và nhập viện điều trị. Vì vậy cần tuyên truyền, hướng dẫn để gia đình phát hiện sớm dấu hiệu phù từ giai đoạn phù nhẹ, kín đáo để đưa trẻ đi khám và điều trị sớm, tránh được các biểu hiện nặng nguy hiểm cho bệnh nhi. 7.Đặc điểm về huyết áp Trong viêm cầu thận cấp bệnh nhi có tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao (87,5%). Đây là một dấu hiệu lâm sàng rất có giá trị để chẩn đoán bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em và là dấu hiệu quan trọng dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu phù nhẹ mi mắt có kèm theo triệu chứng như đau đầu phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được khám, xác định mức độ tăng huyết áp để được điều trị đúng, kịp thời không để xảy ra biến chứng. 8. Đặc điểm màu sắc nước tiểu Bệnh nhi viêm cầu thận cấp có nước tiểu màu vàng đậm như nước trà có tỷ lệ cao ( 87,5%).Vì vậy, người nhà cần chú ý đến màu sắc nước tiểu của trẻ khi bị bệnh, phát hiện sự thay đổi bất thường và đưa trẻ đi khám sớm. 9.Xét nghiệm nước tiểu 15
  16. Xét nghiệm nước tiểu bệnh nhi viêm cầu thận cấp luôn có Protein và hồng cầu. Vì vậy, cần hướng dẫn người nhà đưa trẻ đi khám và xét nghiệm nước tiểu để phát hiện bệnh sớm ngay khi trẻ có viêm họng hay nhiễm trùng da. 10. Về chức năng của thận Bệnh nhi viêm cầu thận cấp có chức năng thận bị ảnh hưởng không cao. Điều này có gía trị tiên lượng bệnh điều trị sẽ khỏi hoàn toàn. 11.Điều trị Thuốc kháng sinh điều trị trong viêm cầu thận cấp hiện nay vẫn là các thuốc theo kinh điển. Thuốc điều trị triệu chứng phù, tăng huyết áp dùng đường uống vẫn có hiệu quả điều trị tốt. Điều này cần được cho người nhà bệnh nhi biết để tránh tâm lý đã bị bệnh phải được tiêm thuốc. 12. Kiến thức của người nhà về yếu tố thuận lợi Đa số người nhà bệnh nhi không biết yếu tố làm cho trẻ dễ bị viêm cầu thận cấp. Do đó, việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người nhà bệnh nhi khi đang nằm viện điều trị là rất quan trọng vì sẽ giúp người nhà bệnh nhi biết được các yếu tố thuận lợi gây viêm cầu thận cấp ở trẻ em và có cách phòng tránh cho trẻ không mắc bệnh . 16
  17. PHIẾU NGHIÊN CỨU 1. Họ và tên……………………………...Tuổi………………….Giới……… 2. Địa chỉ…………………………..Thành phố  Nông thôn  3. Ngày vào viện:…………………………………………………………….. 4. Ngày ra viện:………………………………………………………….. 5. Thời gian nằm viện điều trị: 6. Tiền sử của bản thân: Trước khi bị bệnh 1-3 tuần có: - Viêm họng  viêm da  không rõ  7. Khám lâm sàng + Phù phù to  Phù nhẹ  Không  + Huyết áp khi vào viện: mmHg Tăng HA: giới hạn  THA xác định  THA đe dọa  Không THA + Huyết áp bình thường vào ngày thứ…….điều trị + Màu sắc nước tiểu: Màu đỏ Màu trà đậm  BT  + Thiểu niệu: Có  Không  + Biến chứng: Suy tim  phù não  suy thận  8. Cận lâm sàng: Nước tiểu: + Hồng cầu: Có  Không  + Protein niệu: < 100mg/ dl  100 – 200mg/dl  > 200mg/dl 9. Thuốc điều trị hiện tại: + Kháng sinh: Penicillin Erythromycin + Lợi tiểu : Đường tiêm  Đường uống  + Hạ HA : Adalat nhỏ dưới lưỡi Adalat uống thuốc khác 10. Theo anh ( chị) bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em thường xảy ra sau khi mắc bệnh nào sau đây? Sau viêm họng  Sau viêm da  Nguyên nhân khác  không biết  17
nguon tai.lieu . vn