Xem mẫu

Mục lục 1.Tóm tắt.............................................................................................................1 2. Giới thiệu.......................................................................................................1 2.1. Hiện trạng...............................................................................................2 2.2. Giải pháp thay thế..................................................................................2 2.3. Vấn đề nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu..........................................3 3. Phương pháp.................................................................................................3 3.1. Khách thể nghiên cứu ……………………………………………… 4 3.2. Thiết kế nghiên cứu……………………………………...……………4 3.3. Quy trình nghiên cứu…………………………………………………. 5 3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu………………………………………… 5 4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả.......................................................5 5. Kết luận và khuyến nghị..............................................................................7 6. Tài liệu tham khảo........................................................................................7 7. Phụ lục...........................................................................................................7 1 1. Tóm tắt Nhiều năm nay, cả nước ta đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới giáo dục để đáp ứng được nhu cầu đất nước, giáo dục đào tạo ra những con người vừa thông kiến thức và vừa thạo thực hành. Với bộ môn hóa học mà tính thực nghiệm được gắn với các bài giảng hàng ngày thì việc định hướng đổi mới phương pháp giáo dục cũng phải có sự khác biệt nhiều so với các môn học khác. Ngoài các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên như thảo luận nhóm, dạy học nêu vấn đề,…nhằm nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức, tính chủ động, sáng tạo của học sinh thì việc sử dụng các thí nghiệm minh họa, đặc biệt là các bài thực hành cần được chú trọng để học sinh hiểu rõ hơn tính chất của các chất cũng như bản chất của các phản ứng hóa học, giúp học sinh khắc sâu kiến thức. Đối với các tiết thực hành, nếu giáo viên không chuẩn bị chu đáo thì sẽ gây nhàm chán đối với các em. Tình trạng sẽ là một vài em làm, còn các em còn lại không tập trung hoặc làm việc riêng. Vì vậy để đảm bảo tiết thực hành an toàn và thành công đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian và công sức, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất cũng như sắp xếp bài thực hành khoa học, hợp lí tạo hứng thú đối với học sinh trong học tập chiếm lĩnh kiến thức cũng như giúp học sinh rèn luyện một số kỹ năng trong thực hành hóa học và đó cũng là những kỹ năng cơ bản trong quá trình tham gia lao động sau này trong các ngành có liên quan. 2 2. Giới thiệu 2.1. Hiện trạng Trong chương trình hóa học lớp 10, chương halogen là chương mở đầu cho học sinh tìm hiểu về các nguyên tố cụ thể. Nếu học sinh học tập tốt chương này, tìm thấy được niềm say mê, hứng thú khi học tập môn hóa học cũng như nắm được các chuẩn kỹ năng, kiến thức cơ bản thì đây là động lực to lớn để các em học tập tốt chương sau. Ngược lại, dễ gây tâm lý chán nản, hoang mang cho học sinh dẫn đến kết quả học tập môn hóa của em không tốt và sự e ngại đối với môn hóa. Bên cạnh đó chương halogen là chương có nội dung tương đối phong phú về kiến thức hóa học, nhất là các kiến thức về chất, các kiến thức thực tiễn, công nghệ sản xuất và đời sống hàng ngày. Từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi nhận thấy khi học tập chương halogen các em rất lúng túng trong việc hệ thống hóa kiến thức cũng như là nắm bắt tính chất của các chất cụ thể. Đặc biệt, đối với dạng bài tập nhận biết thì phần lớn các em không chọn được thuốc thử phù hợp cũng như các hiện tượng các em nêu ra cũng hết sức mơ hồ. Do đó, việc đổi mới phương pháp thực hành các bài thực hành của chương góp phần giúp học sinh nắm vững kiến thức và tạo sự say mê học tập của học sinh đối với bộ môn. Tuy nhiên, do đặc điểm tình hình của trường là không có cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm nên để chuẩn bị tiết thực hành đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian nên nhiều tiết thực hành, giáo viên chuẩn bị không kĩ hoặc hướng dẫn tiết thực hành theo phương pháp cũ. Mặt khác, trong nhận thức của nhiều học sinh, các em muốn dành nhiều thời gian cho việc giải bài tập vì cho rằng như vậy mới nâng cao được kết quả học tập mà xem nhẹ tiết thực hành hoặc là chưa chú trọng đúng mức đến tiết thực hành. Thực tế cho thấy ở hầu hết các tiết thực hành khi giáo viên hỏi về các nội dung liên quan đến bài thí nghiệm thì phần lớn các em không nắm được. 2.2. Giải pháp thay thế 3 Từ thực tế đó, tôi tiến hành tổ chức hai bài thực hành trong chương halogen theo hướng cho học sinh chủ động tiến hành các thí nghiệm với sự chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa chất cho các nhóm học sinh thực hành. Mặc khác tôi cũng yêu cầu học sinh tìm hiểu kĩ những kiến thức liên quan đến bài thực hành và những thao tác thí nghiệm liên quan để các em hứng thú hơn trong việc thực hành các thí nghiệm cũng như tránh việc lãng phí thời gian khi các em tới phòng thực hành nhưng còn tìm tài liệu về những kiến thức liên quan. Qua thời gian thực hiện tôi thấy kết quả học tập của học sinh có chuyển biến hơn trước, học sinh không những nắm nội dung bài học và làm bài tập tốt đặc biệt là bài tập nhận biết mà học sinh còn làm thực hành để chứng minh những điều các em học có chính xác hay không và làm cho học sinh tin tưởng vào kiến thức mà em học được. Vấn đề nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong môn hóa học cũng đã có nhiều bài viết, tham luận trình bày trong các hội thảo, trong các sáng kiến kinh nghiệm,…. Nhưng tôi muốn trình bày một vấn đề cụ thể đổi mới phương pháp thực hành nhằm nâng cao chất lượng học tập môn hóa cho học sinh qua hai bài thực hành trong chương halogen lớp 10. 2.3. Vấn đề nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu: Việc đổi mới phương pháp thực hành môn hóa trong chương halogen ở lớp 10 có nâng cao kết quả học tập môn hóa cho học sinh hay không? Giả thiết nghiên cứu: Khi cho học sinh thực hành hai bài thực hành trong chương halogen lớp 10 một cách chủ động, tích cực sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập môn hóa cho học sinh. 3. Phương pháp 3.1. Khách thể nghiên cứu Tôi chọn học sinh hai lớp 10A4 và 10A5 ( mỗi lớp có 45 học sinh) để nghiên cứu. Hai lớp này có những đặc điểm như sau: ­ Sức học của các em tương đương nhau. ­ Tỉ lệ học sinh nam và nữ của hai lớp như nhau ­ Phần lớn gia đình các em đều làm nông ­ Kết quả thi học kì I của 2 lớp tương đương nhau Bảng 1. Thông tin học sinh của hai lớp Số học sinh Dân tộc Lớp 10A4 Lớp 10A5 Tổng số Nam N Kinh ữ 45 18 27 x 45 18 27 x 3.2. Thiết kế nghiên cứu 4 Chọn lớp 10A5 làm nhóm đối chứng và lớp 10A4 làm nhóm thực nghiệm. Tôi dùng bài kiểm tra học kì I làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra điểm trung bình của hai lớp như sau: Bảng 2. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trước tác động Lớp đối chứng Điểm trung bình 5,90 Lớp thực nghiệm 5,81 p 0,83 P=0,83 >0,05, nên chênh lệch điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là không có ý nghĩa, vậy hai lớp được xem là tương đương nhau. Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Lớp Thực nghiệm Đối chứng Kiểm tra trước tác động O1 O2 Tác động Dạy 2 bài thực hành theo phương pháp mới. Dạy 2 bài thực hành theo phương pháp cũ. Kiểm tra sau tác động O3 O4 Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T­Test độc lập 3.3. Quy trình nghiên cứu ­ Lớp đối chứng: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài thực hành bình thường, chia lớp thành 4 nhóm thực hành theo 4 tổ trên lớp. ­ Lớp thực nghiệm: Thiết kế kế hoạch bài học chuẩn bị kỹ các khâu sưu tầm, lựa chọn thông tin tại các website baigiang.violet.vn, tvtlbachkim.com, giaovien.net, sách hướng dẫn thí nghiệm thực hành trong các tài liệu tập huấn, ... Chia lớp thành 8 nhóm để thực hành, mỗi nhóm cử nhóm trưởng để quản lí nhóm, đảm bảo em nào cũng tiến hành thí nghiệm, tránh tình trạng một em làm còn các em khác chỉ ngồi quan sát. Tôi theo dõi chặt chẽ học sinh để kịp thời nhắc nhở các em không tập trung, hướng dẫn, uốn nắn các em thao tác thực hành chính xác. Trước tiết thực hành, tôi dành thời gian hướng dẫn cụ thể các em chuẩn bị những kiến thức có liên quan đến bài thực hành và nắm được cách tiến hành các thí nghiệm. Đồng thời tôi cho học sinh trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập được chuẩn bị trước để các em nắm vững hơn về bài thực hành. Tiến hành dạy thực nghiệm: Dạy theo thời khóa biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan. 3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu Bài kiểm tra trước tác động là bài thi học kì I môn hóa học, do giáo viên hóa trường THPT Trần Phú ra đề thi chung cho toàn khối 10. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn