Xem mẫu

  1. Phân vùng phòng hộ vùng cát ven biển bắc trung bộ Do địa hình phức tạp, đất cát ven biển tồn tại ở dạng đụn cát, cồn cát và bãi cát với địa mạo khác nhau; đất cát khô, rời rạc, dễ bị di động do gió thổi và nước chảy kéo cát trôi. Vì vậy, vùng cát ven biển Bắc Trung bộ là vùng đất đã và đang bị sa mạc hoá do nạn cát di động nhưng mỗi phân vùng lại có mức độ xung yếu khác nhau. Bài viết này nhằm đưa ra những cơ sở phân chia và kết quả phân vùng phòng hộ theo mức độ xung yếu cho vùng cát ven biển, giúp các địa phương xây dựng kế hoạch, quy hoạch và có giải pháp phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong vùng đạt hiệu quả cao. 1. Cơ sở phân vùng phòng hộ: Phân vùng phòng hộ vùng cát ven biển theo mức độ xung yếu được dựa vào tính chất gây hại và bị hại do nguồn động lực là gió và nước, mức độ nguy hiểm tới vị trí của địa bàn do cát di động gây ra. a. Chu trình di động của cát: Cát di động chủ yếu do 3 nguồn động lực là gió, nước và sóng. Gió thổi cát bay tạo thành các đụn cát; nước chảy kéo cát trôi thành suối cát phần thì lấp lấn đồng ruộng, phần thì đưa ra biển, sông; sóng vỗ bờ đưa cát vào bờ; gió lại thổi cát bay tạo thành đụn cát.
  2. Gắn với chu trình di động cát, gió và nước là động lực gây nguy hại chủ yếu thông qua nạn cát bay và cát trôi. b. Động thái cát bay, cát trôi: Gió thổi cát bay theo 2 mùa: Mùa mưa bão có gió hại chính là gió Đông Bắc với tốc độ cao, từng đợt đưa cát vào phía đất liền và gió Tây Bắc tốc độ không cao nhưng thổi thường xuyên cát dịch chuyển về phía Đông Nam theo hướng hình thể của khu vực. Mùa khô nóng có gió hại chính là Tây Nam thổi ngược lại đưa cát lùi ra biển nh- ưng chậm hơn và gió Đông Nam tốc độ không cao nhưng thổi thường xuyên đưa cát dịch chuyển về hướng Tây Bắc. Do vậy, nếu như hai hướng gió hại chính Đông Bắc và Tây Nam tạo ra các đụn cát di động chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam thì hai hướng gió thịnh hành Tây Bắc và Đông Nam tạo ra các đụn cát di động chắn ngang theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Mưa tập trung trong mùa mưa bão tạo nên dòng chảy mặt theo chiều dốc và sát mặt đất theo chiều ngang kéo theo cát dồn vào suối đưa về nội đồng hoặc chuyển ra biển. Cát rời rạc không có khả năng dính kết với sức giữ nước kém nên dễ dàng bị nước cuốn trôi, nhất là nơi không có lớp phủ thực vật, dốc mạnh, ven khe suối đã tạo thành các suối cát là nơi gây hại nguy hiểm nhất. c. Xác định các địa bàn xung yếu. Kết quả điều tra, tổng hợp được 4 dạng địa bàn xung yếu trên vùng cát ven biển Bắc Trung bộ là đụn cát bay, suối cát trôi, nơi đón hướng gió chính và các khu dân cư:
nguon tai.lieu . vn