Xem mẫu

  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TỔNG HỢP GỖ TRÀM Bùi Duy Ngọc Phòng nghiên cứu Chế biến lâm sản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM T ẮT Gỗ tràm có đường kính nhỏ, khúc gỗ tròn có độ cong, độ thon, độ ô van lớn, tỷ lệ co rút của gỗ tràm theo các chiều xuyên tâm, tiếp tuyến, dọc thớ cao do đó không nên sử dụng gỗ tràm làm gỗ xẻ. Để đa dạng hóa sản phẩm từ gỗ tràm có thể lựa chọn những khúc gỗ tròn có đường kính lớn (hơn 15cm) và tương đối thẳng tròn đều để làm gỗ xẻ. Gỗ tràm bám dính tốt với keo PVAc. Ván dăm được làm từ 100% nguyên liệu gỗ tràm đáp ứng yêu cầu ván dăm thông dụng sử dụng ở điều kiện khô (theo TCVN – P1). Ván dăm được sản xuất từ hỗn hợp dăm gỗ tràm và keo lai theo tỉ lệ pha trộn khối lượng dăm gỗ tràm/dăm gỗ keo lai là 60/40% có chất lượng đáp ứng yêu cầu sản phẩm ván dăm không chịu tải sử dụng trong điều kiện ẩm (theo TCVN-P3. 2007). Để nâng cao giá trị của gỗ tràm, nên sử dụng gỗ tràm theo hướng “sử dụng tổng hợp” đó là: làm cừ; làm gỗ xẻ (xẻ nan, ván ghép thanh, ghép hộp); băm dăm (làm nguyên liệu giấy, làm ván dăm, ván MDF); làm củi (hầm than). T ừ khóa: Gỗ tràm I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long với 2 hệ sinh thái rừng rất quan trọng là: hệ sinh thái rừng ngập mặn v à hệ sinh thái rừng tràm. Hệ sinh thái rừng tràm phát triển trên vùng ngập nước nội địa và nơi đất bị phèn có địa hình thấp, với loài cây rừng chính là tràm. Trong những năm gần đây, biến động về diện tích đã phản ánh sự phát triển không bền vững của rừng tràm. Từ 2002 đến 2005 diện tích rừng tràm tăng lên nhanh chóng (tăng thêm 23.967ha) sau đó giảm dần từ 2006 đến 2008 . Trong 3 năm, diện tích rừng tràm sản xuất giảm đi 3.039ha. Sự biến động về diện tích rừng tràm chủ yếu là do giá bán cừ tràm thay đổi, phụ thuộc nhiều v ào sự cân đối cán cân cung ứng v à nhu cầu của sản phẩm này trên thị trường. Như v ậy, gỗ tràm là nguồn nguyên liệu tiềm năng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn gỗ tràm được sử dụng làm “cừ” (một loại cọc gia cố nền móng trong các công trình xây dựng), làm chất đốt, hầm than, băm dăm xuất khẩu ..v.v. do đó giá trị sử dụng của gỗ tràm chưa cao. Để góp phần duy trì và phát triển bền vững rừng tràm, nâng cao giá trị sử dụng của gỗ tràm làm nguyên liệu của ngành công nghiệp chế biến gỗ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tiến hành thực hiện đề tài (năm 2006 – 2009): “Nghiên cứu sử dụng tổng hợp, có hiệu quả gỗ tràm” v à đã giải quyết một số nội dung cơ bản sau: - Xác định đặc điểm hình thể cây gỗ tràm theo 2 cấp tuổi tại 3 địa điểm; - Nghiên cứu sử dụng gỗ tràm làm gỗ xẻ sản xuất đồ mộc; - Nghiên cứu sử dụng gỗ tràm làm ván dăm; - Sơ bộ đánh giá hiệu quả sử dụng gỗ tràm theo hướng “ Sử dụng tổng hợp”. 426
  2. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Vật liệu a/ Vât liệu: - Gỗ tràm ta (Melaleuca cajiputy) 5 tuổi và 10 tuổi khai thác tại Sông Trẹm , Cà Mau và gỗ tràm Úc (Melaleuca Leucalendra) 5 tuổi v à 7 tuổi khai thác tại Thạnh Hóa, Long An. - Chất kết dính: keo Ure Formaldehyde (UF); Keo Polyvinyl Axetat (PVAc). b/ Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm Sử dụng các trang thiết bị hiện có trong phòng thí nghiệm của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam như: Thước kẹp điện tử hiện số Mitutoyo, độ chính xác 0,01mm; Thiết bị đo độ ẩm: Holzgruppen – W ood group; Cân kỹ thuật Service Hotline 200g ± 0,01g; Cân kỹ thuật điện tử 3000g ± 0,02g; Tủ sấy ZBY 149 – 83, 300 ± 0 2 C; Máy thí nghiệm tạo ván dăm (máy băm dăm, máy sàng dăm, sấy dăm, máy phun trộn keo, máy ép ván dăm thí nghiệm .v.v. . ); Máy gia công chế biến gỗ (cưa xẻ dọc, cưa cắt ngang, máy bào cuốn, máy pháy ngón finger, máy ghép dọc, máy bào 4 mặt, máy ghép ngang, máy đánh nhẵn..v..v) để tạo ván ghép thanh; Máy cưa cắt mẫu đa năng; Máy thử tính chất cơ – lý tổng hợp của gỗ và của ván; 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Kế thừa các kết quả nghiên cứu có trước; - Các nội dung được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Sử dụng các tiêu chuẩn của Việt Nam cũng như tiêu chuẩn của nước ngoài để kiểm tra, đánh giá chất lượng các sản phẩm từ gỗ tràm; - Số liệu thực nghiệm được xử lý loại bỏ sai số thô theo tiêu chuẩn Student. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Xác định đặc điểm hình thể cây gỗ tràm theo 2 cấp tuổi tại 3 địa điểm Cây tràm được trồng tập trung, có diện tích lớn chủ yếu ở 3 tỉnh: Long An, An Giang v à Cà Mau. Chu kỳ kinh doanh (khai thác chặt trắng) của gỗ tràm là 5 – 7 năm, chậm nhất khoảng 10 năm. Kết quả xác định đặc điểm hình thể cây gỗ tràm như sau: Bảng 1. Số liệu đặc điểm hình thể cây gỗ tràm Long An An Giang Cà Mau Đơn vị Nội dung TT 10 10 10 đo 5 tuổi 5 tuổi 5 tuổi tuổi tuổi tuổi Đường kính D1.3 trung bình 1 cm 7.23 14.12 7.48 16.40 4.54 8.47 Chiều cao có đường kính: 2 m 0.10 2.76 0.14 2.52 0 0.70 D > 10cm Tỷ lệ cây có đường kính: 3 % 4.27 0 12.00 0 100 14.86 D1.3 < 6cm Tỷ lệ cây có đường kính: 4 % 89.75 2.52 76.00 8.61 0 57.40 6 cm ≤ D1.3 < 10cm Tỷ lệ cây có đường kính: 5 % 5.98 57.98 12.00 34.40 0 26.25 10 cm ≤ D1.3 < 15cm Tỷ lệ cây có đường kính: 6 % 0 39.50 0 56.99 0 1.49 D1.3 ≥ 15cm Tỷ lệ vỏ 7 % 15.12 14.17 15.35 13.19 22.84 13.94 Tỷ lệ giác 8 % 28.11 21.64 35.58 28.66 46.56 17.92 Tỷ lệ lõi 9 % 56.76 64.19 49.08 58.15 30.60 68.14 g/cm3 Khối lượng thể tích giác 10 0.50 0.52 0.53 0.53 0.46 0.53 g/cm3 Khối lượng thể tích lõi 12 0.53 0.53 0.48 0.53 0.49 0.54 Số liệu bảng 1 cho thấy: - Cây tràm ở tuổi khai thác (5 – 7 năm) có đường kính ngang ngực nhỏ. Ở tuổi này, hầu hết gỗ tràm có đường kính ngang ngực (D1.3) dao động trong khảng từ 6 – 10cm. Cây tràm ở cấp tuổi lớn hơn 10 tuổi có đường kính ngang ngực (D1.3) dao động trong khoảng từ 10 – 15cm. 427
  3. - Gỗ tràm có tỷ lệ vỏ nhiều, tỷ lệ vỏ chiếm khoảng 15%. - Gỗ tràm có khối lượng thể tích dao động từ 0.5 – 0.55g/cm3. Số liệu này phản ánh, đây là loại gỗ nặng trung bình tương đương với khối lượng thể tích của gỗ keo. 3.2. Nghiên cứu sử dụng gỗ tràm làm gỗ xẻ sản xuất đồ mộc Gỗ tràm sau khai thác được phân loại khúc gỗ tròn theo đường kính. Kết quả phân loại như sau: Bảng 2. Phân loại khúc gỗ tròn theo đường kính khúc Cấp đường kính T ỷ lệ (%) theo cấp đường kính TT Nhỏ hơn 10cm 1 44.22 Từ 10 đến 14cm 2 40.78 Lớn hơn 15cm 3 15 * Xác định các thông số hình học của khúc gỗ tròn gỗ tràm: Các khúc gỗ tròn được đo đếm, lấy số liệu kích thước để xác định các thông số như: độ thon; độ cong; độ ô van ..v.v. Sau đó so sánh thông số hình học của gỗ tràm với một số loại gỗ rừng trồng khác. Kết quả như sau: Bảng 3. Thông số hình học của gỗ tròn gỗ tràm và một số loại gỗ rừng trồng khác. Thông số hình học Loại gỗ TT Độ thon (cm/m) Độ ô van (%) Độ cong (%) Tràm ta 5 tuổi 1 0.45 4.22 2.56 Tràm ta 10 tuổi 2 0.74 6.52 2.63 Tràm Úc 5 tuổi 3 0.99 7.83 2.47 Tràm Úc 7 tuổi 4 1.00 4.47 2.55 Bạch đàn Urophylla 5 0.8 0.1 1.42 8 tuổi (*) Keo lai 9 tuổi (*) 6 .7 0.07 1.81 (Nguồn: (*) Báo cáo tiềm năng nguyên liệu gỗ tràm ở Kiên Giang và định hướng sử dụng – Nguyễn Quang Trung) Nhận xét: mặc dù khi khai thác gỗ tràm, về mỹ quan đã lựa chọn những khúc gỗ có đường kính tương đối lớn trong một cây với các khúc gỗ tương đối thẳng v à tròn đều, nhưng qua các số liệu bảng 2; 3 nhận thấy: - Gỗ tràm có đường kính nhỏ, chủ yếu đường kính nhỏ hơn 10cm (chiếm 44.22%) còn lại là đường kính từ 10 đến 15cm (chiếm 40.78, một số lượng rất ít (15%) khúc gỗ có đường kính lớn hơn 15cm. - Độ ô van và độ cong của gỗ tràm rất lớn. Từ những lý do nêu trên, thấy rằng không nên sử dụng gỗ tràm làm gỗ xẻ. Mặc dù v ậy, do mục tiêu của đề tài là nghiên cứu sử dụng tổng hợp gỗ tràm, ngoài ra để tạo nguồn nguyên liệu mới trong công nghệ sản xuất đồ mộc, nên có thể lựa chọn một số ít những khúc gỗ tràm tương đối tròn, thẳng để làm gỗ xẻ. Kết quả nghiên cứu sử dụng gỗ tràm làm gỗ xẻ như sau: Để xử lý độ cong, gỗ tròn được cắt khúc thành những đoạn dài 350; 500 và 700mm. Xẻ phôi có kích thước: dày x rộng x dài = (20; 23) x (40 x 45) x (350; 500; 700)mm. Phương án xẻ cụ thể: gỗ tròn có đường kính từ 18 - 20cm: xẻ xuyên tâm; đường kính từ 16 - 18cm: xẻ tiếp tuyến; đường kính từ 10 - 14cm: xẻ suốt; đường kính từ 8 - 10cm: xẻ bổ đôi; đường kính từ 6 - 8cm: xẻ hộp bao tâm. Đánh giá chất lượng gỗ xẻ: qua kiểm tra có 4 loại khuyết tật chủ yếu: tỷ lệ ván có mắt sống: 55.64%; ván có mắt chết: 23.06%; ván có khuyết tật do lỗ mọt: 36.48%; ván bị xiên thớ: 46.58%. Do gỗ tràm có tỷ lệ co rút theo các chiều rất lớn, nên khi sấy gỗ xẻ gỗ tràm, các phôi gỗ xẻ sẽ bị biến dạng, cong v ênh dẫn đến mất mát về gỗ khi gia công chế biến cho khâu sấy lớn. Đề tài nghiên cứu xác định lượng dư cho khâu sấy (LDKS) gỗ xẻ gỗ tràm, kết quả như sau: Bảng 4. LDKS gỗ xẻ gỗ tràm với các phương pháp xẻ 428
  4. Phương pháp xẻ TT LDKS (%) Xẻ tiếp tuyến 1 12.32 Xẻ bán xuyên tâm – bán tiếp tuyến 2 10.39 Xẻ bao tâm 3 14.12 Xẻ xuyên tâm 4 11.24 Xẻ bổ đôi (mạch xẻ đi qua tâm) 5 12.26 Bảng 5. LDKS gỗ xẻ gỗ tràm so với một số loại gỗ rừng trồng Phương TT LDKS (%) (*) (*) pháp xẻ Gỗ tràm Gỗ keo lai Gỗ keo tai tượng Gỗ keo lá tràm(*) Xẻ xuyên tâm 1 11.24 4.81 5.88 5.51 Xẻ tiếp tuyến 2 12.32 5.41 6.38 5.88 Xẻ bổ đôi 3 12.26 4.91 5.90 5.40 (Nguồn: (*) Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu công nghệ bảo quản, chế biến gỗ rừng trồng, 2005) Lượng dư khâu sấy (xẻ xuyên tâm) 12.00 10.00 8.00 DS LK 6.00 4.00 2.00 0.00 Gỗ tràm Keo tai tượng Keo lai Keo lá tràm M ột số loại gỗ rừng trồng Biểu đồ 1. LDKS gỗ xẻ gỗ tràm so với một số loại gỗ. Nhận xét: Số liệu bảng 4 v à biểu đồ 1 thấy rằng: theo các phương pháp xẻ khác nhau, LDKS gỗ xẻ gỗ tràm cao gấp 2 lần so với LDKS gỗ xẻ gỗ Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm. Sở dĩ LDKS gỗ tràm cao như v ậy là do: tỷ lệ co rút thể tích của gỗ tràm là 12.6(%), trong khi đó của gỗ Keo lá tràm là 0.41(%), Keo lai là 0.39(%) và Keo tai tượng là 0.46(%). Ngoài ra gỗ tràm co rút theo chiều tiếp tuyến là 23.2(%), theo chiều xuyên tâm là 11.2(%). Còn đối với gỗ keo co rút theo chiều tiếp tuyến là 2.2(%), theo chiều xuyên tâm là 1.3(%).Từ kết quả xác định LDKS của gỗ xẻ gỗ tràm đặt ra vấn đề cần nghiên cứu các biện pháp xử lý ổn định hình dạng, kích thước của gỗ xẻ gỗ tràm để giảm thiểu LDKS nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng gỗ trong quá trình gia công chế biến. * Nghiên cứu ổn định hình dạng, kích thước gỗ xẻ gỗ tràm Để ổn định hình dạng v à kích thước của gỗ xẻ gỗ tràm khi sấy, mẫu gỗ được xử lý bằng dung dịch PEG 600 (Poly Ethylene Glycol) với sơ đồ bố trí thí nghiệm theo bảng sau: Bảng 6. Mức, bước thay đổi các thông số Giá trị thực Các mức Giá trị mã X1 (0C) X2 (giờ) X3 (%) Mức trên +1 60 8 30 Mức trung gian 0 45 6 25 Mức dưới -1 30 4 20 Trong đó: X1 – nhiệt độ dung dịch khi ngâm (0C); X2 - thời gian ngâm mẫu thí nghiệm (giờ); X3 – nồng độ dung dịch thuốc PEG600 (%). 429
  5. Bảng 7. Tỷ lệ co rút của gỗ tràm và gỗ keo, gỗ bạch đàn. Loại gỗ TT Yt (%) Yx (%) Yl (%) Gỗ tràm có xử lý PEG 600 1 4.133 2.898 0.326 Gỗ tràm không xử lý 2 23.2 11.2 1.4 Acacia aff. Redolens 4 2.2 1.3 0.08 Eucalyptus occidentalis 5 9.1 4.5 0.28 Nhận xét: Gỗ tràm sau khi xử lý bằng dung dịch thuốc PEG600 có nồng độ là 30(%), thời gian ngâm là 6 giờ, nhiệt độ dung dịch khi ngâm là 300C đã cho kết quả tốt. Gỗ tràm có xử lý sau khi sấy có hình dạng, kích thước tương đối ổn định theo cả 2 chiều xuyên tâm và tiếp tuyến. Bảng 7 cho thấy: So sánh với mức độ co rút của gỗ keo thì gỗ tràm có xử lý có mức độ co rút cao hơn, tuy nhiên nếu so sánh với gỗ bạch đàn thì gỗ tràm có xử lý mức độ co rút thấp hơn. * Kiểm tra bám dính của gỗ tràm với chất kết dính (keo) Chất kết dính được sử dụng là keo PVAc (Polyvinyl Axetat). Lượng keo tráng cho dán ghép là 200g/m2. Kết quả kiểm tra lực bám dính của gỗ tràm với keo PVAc là: 11.09 Mpa. Lực bám dính này tương đương với lực bám dính của các loại gỗ rừng trồng khác như keo hoặc bạch đàn. 3.3. Nghiên cứu sử dụng gỗ tràm làm ván dăm * Xác định tính chất công nghệ nguyên liệu gỗ tràm làm ván dăm: Kết quả đánh giá chất lượng khúc gỗ tròn gỗ tràm làm ván dăm được ghi trong bảng: Bảng 8. Nguyên liệu gỗ tràm so với yêu cầu của nguyên liệu sản xuất ván dăm Thông số kỹ thuật của nguyên liệu Đơn vị Yêu cầu kỹ thuật Gỗ tràm TT Đặc điểm hình thể: - Đường kính Đạt cm 6- 14 - Độ cong Không đạt 1 % 7 Độ pH 3 6.0 – 6.5 Không đạt Thành phần gỗ làm ván dăm - Tỷ lệ vỏ Không đạt %
  6. Chất đóng rắn lớp trong 7 % 1 0 Nhiệt độ ép 8 C 140 Thời gian ép 9 phút 15 Kgf/cm2 Áp lực ép 10 22 Sau khi tạo ván, để ngoài không khí 01 tuần cho ván ổn định, tiến hành cắt mẫu để đánh giá chất lượng ván. So với tiêu chuẩn: TCVN 7754 : 2007. Kết quả như sau: Bảng 10. Chất lượng ván dăm gỗ tràm so với TCVN 7754 : 2007 Kết quả T CVN Đơn Tính chất TT vị P1 P3 T5 T 10 U5 U7 1 % 5 - 13 5 - 13 Độ ẩm 12.97 12.30 12.92 12.89 ≥ 11.5 ≥ 14 2 % Độ bền uốn tĩnh 12.33 13.38 13.23 11.56 ≥ 0.24 ≥ 0.45 3 Mpa 0.28 0.32 0.23 0.22 Độ bền kéo vuông góc ≤ 14 4 % Không quy 8.49 9.06 7.23 9.92 Độ trương nở chiều dày định Trong đó: P1 – ván dăm thông dụng sử dụng ở điều kiện khô; P3 – ván dăm không chịu tải sử dụng ở điều kiện ẩm; T5, T10 – ván dăm gỗ tràm ta 5 tuổi và 10 tuổi; U5, U7 – ván dăm gỗ tràm úc 5 tuổi và 7 tuổi. Nhận xét: Kết quả bảng 10 cho thấy ván dăm làm từ nguyên liệu gỗ tràm (kể cả tràm ta, tràm Úc và với loại tuổi khác nhau) hoàn toàn có thể đáp ứng được so với TCVN 7754: 2007 (P1) về ván dăm thông dụng sử dụng ở điều kiện khô. Nhưng nếu so với TCVN 7754: 2007 (P3) về ván dăm không chịu tải sử dụng ở điều kiện ẩm thì ván dăm gỗ tràm chưa đáp ứng được do độ bền uốn tĩnh của ván và độ bền kéo vuông góc của ván chưa đạt so với yêu cầu. */ Nghiên cứu tạo ván dăm theo một số tỉ lệ hỗn hợp dăm gỗ tràm và dăm gỗ keo lai khác nhau Để nâng cao độ bền uốn tĩnh v à độ bền kéo vuông góc của ván dăm gỗ tràm, đề tài chọn hướng nghiên cứu: pha trộn hỗn hợp dăm gỗ tràm với dăm gỗ keo lai theo tỷ lệ pha trộn khác nhau đó là: pha trộn giữa gỗ tràm với gỗ keo lai theo tỷ lệ: Dăm gỗ tràm/dăm gỗ keo lai = 60/40; 70/30; 80/20 (%). Công thức tạo ván như nêu bảng 11. Ván dăm hỗn hợp sau khi ổn định và kiểm tra chất lượng, so với TCVN 7754 : 2007. Bảng 11. Chất lượng ván dăm từ hỗn hợp nguyên liệu gỗ tràm và gỗ keo lai so với so với TCVN 7754: 2007. Tính chất Đ.vị Kết quả TT T CVN tính P1 P3 T N0 T N1 T N2 T N3 Độ ẩm 1 % 5 – 13 5 - 13 9,97 10,75 10,61 10,97 Độ bền uốn tĩnh ≥ 11,5 ≥ 14 2 MPa 11,91 14,13 12,01 13,40 Độ bền kéo vuông góc ≥ 0,24 ≥ 0,45 3 MPa 0,41 0,47 0,44 0,43 với mặt ván Độ trương nở chiều dày ≤ 14 4 % Không 10,41 7,36 7,73 10,23 quy định sau 24 h Trong đó: P1 – Ván dăm thông dụng sử dụng ở điều kiện khô P3 – Ván dăm không chịu tải sử dụng ở điều kiện ẩm TN0 – Tỷ lệ dăm gỗ tràm là 100 (%) TN1 –Tỷ lệ pha trộn giữa dăm gỗ tràm với dăm gỗ keo lai là: 60/40 (%). 431
  7. TN2 –Tỷ lệ pha trộn giữa dăm gỗ tràm với dăm gỗ keo lai là: 70/30 (%). TN3 –Tỷ lệ pha trộn giữa dăm gỗ tràm với dăm gỗ keo lai là: 80/20 (%). Kết quả bảng 12 cho thấy: nếu sản phẩm ván dăm được sử dụng ở điều kiện khô thì ván dăm từ nguyên liệu gỗ tràm hoàn toàn đáp ứng được so với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN (P1). Nếu sản phẩm ván dăm được sử dụng ở điều kiện ván dăm không chịu tải sử dụng ở điều kiện ẩm thì tấm ván dăm tạo ra từ TN1 (tỷ lệ pha trộn giữa dăm gỗ tràm/dăm gỗ keo lai là 60/40) có chất lượng đáp ứng được so với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN (P3). 3.4. Sơ bộ đánh giá hiệu quả sử dụng gỗ tràm theo hướng: “ Sử dụng tổng hợp”. Một trong những nguyên nhân của sự biến động diện tích rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long là giá thu mua sản phẩm gỗ tràm luôn có xu hướng giảm dần từ 2004 đến nay (2009). Theo số liệu điều tra: Nếu so sánh với năm 2003, giá bán cừ giảm 26,6% (năm 2003 giá bán bình quân 15.000 đồng/cây; năm 2006 giá bán chỉ còn 11.000 đồng/cây. Với sản phẩm cừ 5, loại 2) trong khi đó giá mua 1ha rừng tràm (mua cây đứng) giảm 55% (năm 2003: 50 triệu đồng/ha; năm 2006 giảm còn khoảng 22 triệu đồng/ha- tại Cà Mau). Như v ậy, ngoài yếu tố về nhu cầu thị trường còn yếu tố về chất lượng rừng cũng suy giảm, tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn làm cừ có giá trị giảm đi. Vì thế vấn đề đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ gỗ tràm là giải pháp giúp nâng cao giá trị rừng tràm mà cụ thể là nâng cao thu nhập của người trồng rừng. Với các kết quả nghiên cứu như đã trình bày ở phần trên, giải pháp sử dụng tổng hợp gỗ rừng tràm là: 1/ Ưu tiên cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn là cừ tràm có giá trị và sức tiêu thụ lớn trên thị trường. 2/ Sử dụng gỗ có đường kính trên 10cm, dài 1,2m (không kể vỏ) cho sản xuất gỗ xẻ (ván ghép khối, ván ghép thanh..) 3/ Sử dụng sản phẩm gỗ có đường kính từ 6cm đến 10cm làm nguyên liệu băm dăm (cho sản xuất ván dăm, ván MDF, làm nguyên liệu giấy hoặc xuất khẩu) 4/ Sản phẩm có đường kính dưới 6cm cung cấp cho sản xuất than, làm củi… Theo số liệu điều tra năm 2006 tại Cà Mau, với rừng tràm 10 tuổi (tràm ta, M.cajuputi) tỷ lệ các sản phẩm chính (trên 1ha) như sau: Cừ chiếm 12%, lóng 5%, khoảng 68% gỗ có đường kính trung bình từ 6cm đến dưới 10cm có thể làm nguyên liệu băm dăm gỗ; phần còn lại gỗ có đường kính từ 3 đến 6cm làm củi và hầm than. Thông thường mật độ cây ở cấp tuổi này còn khoảng 10.000 cây/ha. Căn cứ theo thời giá năm 2007. Thu nhập từ bán gỗ tràm theo 2 phương án được so sánh như sau: Bảng 12. Phương án làm cừ và hầm than, bán củi, vật liệu xây dựng Loại sản phẩm Tỉ lệ Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) Cừ (cừ 5 loại 2) 11000 đồng/cây 12% 1.200 cây 13.200.000 Gỗ củi, than, VLXD 30 tấn 320000 đồng/tấn 88% 9.600.000 Tổng 22.800.000 Bảng 13. Phương án sử dụng tổng hợp Loại sản phẩm Tỉ lệ Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) Cừ (cừ 5 loại 2) 11.000 đồng/cây 12% 1.200 cây 13.200.000 Lóng (gỗ xẻ) 12.000 đồng/cây 5% 500 lóng 6.000.000 Nguyên liệu băm dăm 22 tấn 400.000 đồng/tấn 68% 8.000.000 Củi, than 1,3 tấn 100.000 đồng/tấn 17% 1.300.000 Tổng cộng 28.500.000 Ghi chú: Số liệu được điều tra tại các vùng Cà Mau, Kiên Giang 2007 Với kết quả phân tích như trình bày ở bảng 12 v à bảng 13 cho thấy: mỗi ha rừng tràm, theo hướng sử dụng tổng hợp, người trồng rừng đã có thể có thêm thu nhập 5.700.000 đồng/1ha so với phương án sử dụng truyền thống hiện nay đó là: gỗ tràm làm cừ, hầm than, làm củi và vật liệu xây dựng. Nhưng trong thực tế, việc sử dụng gỗ tràm làm nguyên liệu gỗ xẻ rất hạn chế, việc thu mua gỗ làm nguyên liệu sản xuất dăm gỗ không đáng kể v à không ổn định vì thế việc đầu tư xây dựng cơ sở chế biến tổng hợp gỗ tràm sẽ góp phần ổn định giá thu mua nguyên liệu, tăng thu nhập cho người dân, duy trì và phát triển bền vững rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long. 432
  8. IV. KẾT LUẬN 4.1. Kết luận. - Cây tràm ở tuổi khai thác (5 – 7 năm) có đường kính ngang ngực (D1.3) dao động trong khảng từ 6 - 10cm. Cây tràm ở cấp tuổi lớn hơn 10 tuổi có đường kính ngang ngực (D1.3) dao động trong khoảng từ 10 - 15cm. Gỗ tràm có tỷ lệ vỏ nhiều, tỷ lệ vỏ chiếm khoảng 15%. Khối lượng thể tích dao động từ 0.5 - 0.55g/cm3. - Gỗ tròn gỗ tràm có thể lựa chọn những khúc có đường kính lớn hơn 15cm, tương đối thẳng v à tròn đều để làm gỗ xẻ sản xuất đồ mộc. Gỗ xẻ gỗ tràm có tỷ lệ co rút theo các chiều xuyên tâm, tiếp tuyến và dọc thớ rất lớn. Khi xử lý bằng dung dịch thuốc PEG600 có nồng độ là 30(%), thời gian ngâm là 6 giờ, nhiệt độ dung dịch khi ngâm là 300C, tỷ lệ co rút theo chiều tiếp tuyến từ 23.2% giảm xuống còn 4.133%, tỷ lệ co rút theo chiều xuyên tâm từ 11.2% giảm xuống còn 2.898%, tỷ lệ co rút theo chiều dọc thớ từ 1.4% giảm xuống còn 0.326 %. Lực bám dính của gỗ tràm với keo PVAc là: 11.09 Mpa. Lực bám dính này tương đương v ới lực bám dính của các loại gỗ rừng trồng khác như keo hoặc bạch đàn. - Gỗ tràm có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất ván dăm. Nếu sử dụng 100% nguyên liệu gỗ tràm làm ván dăm thì sản phẩm ván dăm từ gỗ tràm đáp ứng được yêu cầu của ván dăm thông dụng sử dụng ở điều kiện khô. Khi sử dụng sản phẩm làm ván dăm không chịu tải sử dụng ở điều kiện ẩm thì cần pha trộn tỷ lệ dăm gỗ tràm/dăm gỗ keo lai theo tỷ lệ là: 60/40(%). 4.2. Kiến nghị Nhằm sử dụng có hiệu quả sản phẩm gỗ tràm sau khai thác, có thể xây dựng nhà máy chế biến tổng hợp gỗ tràm; trong đó sản xuất băm dăm gỗ v à ván dăm là chủ yếu, dây chuyền sản xuất gỗ xẻ, ván ghép thanh, hộp gỗ ghép được kết hợp để tận dụng các khúc gỗ có đường kính lớn để sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn T ÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH Đỗ Văn Bản, 2002. “Kết quả nghiên cứu một số tính chất gỗ của Melaleuca leucadendra, Melaleuca cajuputy, Melaleuca viridiflora và một số định hướng sử dụng gỗ của chúng”, Báo cáo hội thảo tổng kết dự án “Phát triển kỹ thuật trồng rừng trên đất phèn vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, TP Hồ Chí Minh. Nguyễn Quang Trung, 2006). Phân tích một số đặc tính chủ yếu của gỗ tràm và định hướng sử dụng gỗ tràm sản xuất ván dăm, ván ghép thanh. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Bùi Duy Ngọc, 2008. Nghiên cứu sử dụng hỗn hợp nguyên liệu gỗ tràm M.cajuputy và gỗ keo lai A. hybrid để sản xuất ván dăm. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Masatoshi Sato., 2005. Development of Melaleuca wood utilization technology. The case of wood cement board and block. W orkshop on Melaleuca wood utilization development – Ho Chi Minh City Masatoshi Sato, 2005. “Development of Melaleuca wood utilizati on technology – The case of wood cement board and block”. A report in the worshop on Melaleuca wood utilization development – Ho Chi Minh City. RESEARCH RESULTS OF INTEGRATED USES OF MELALEUCA WOOD Bui Duy Ngoc Forest Science Institute of Vietnam 433
  9. SUMMARY According to the figures published by the Sub-Institute of Agricultural Planning in 1999, Ca Mau Province has 280,000 ha Acid Sulphate Soil, in which more than 81,000 ha is active acid sulphate soil (Jarosite) equal to 29% of the total Acid Sulphate soil area. The presence of sulfuric materials in the soil limits the development of agriculture-forestry trees, livestock and poultry, and fishery culture. Melaleuca forests (Melaleuca cajuputi) are not only a natural resouce but also contributs to the acid sulphate soil ecosystem. It is essential to the development of agriculture-forestry-fishery productivity within the local communityies. Melaleuca f orests help the local people increase their income from sale the Melaleuca wood products. However, the small diameter, the curve, ellipse, and the rate of high tangent and radial shrinkage of Melaleuca logs cause a problem for sawing. So small diameter Melaleuca logs are difficult to use to make lumber. To diversify the products of Melaleuca, producers can select logs which are the large diameter (above 15cm), straight and round for making saw wood. Particle board made from 100% Melaleuca wood completely meet the requirement of normal particle board using in dry condition according to Vietnamese standard (TCVN-P1). Particle board made from Melaleuca wood chips and Acacia mangium wood chip with the rate of mix is 3 Melaleuca wood chips /2 Acacia mangium wood chip. The mixed particle board completely meet the requirement of unload particle board used in wet condition (TCVN-P3. 2007) To improve the value of Melaleuca wood, the wood should be used for appropriate applications that is to make poles, lumber (box, laminated board), wood chips (pulp and paper, particle board, MDF), or charcoal. Keywords: Melaleuca wood 434
nguon tai.lieu . vn