Xem mẫu

  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LƯỢNG GIÁ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG VÀ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ LOẠI RỪNG CHỦ YẾU Ở VIỆT NAM Vũ Tấn Phương, Trần Thị Thu Hà Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người và sự phát triển của mỗi quốc gia. Rừng không chỉ cung cấp các sản phẩm trực tiếp như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ mà còn cung cấp rất nhiều các chức năng sinh thái có giá trị khác như: bảo vệ đất chống xói mòn, điều tiết dòng chảy nhằm hạn chế lũ lụt về mùa mưa duy trì nguồn nước về mùa khô, hấp thụ các bon, cảnh quan sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, vv.... Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cùng v ới sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu gỗ của Việt Nam liên tục tăng lên khiến cho rừng luôn phải đối mặt với nguy cơ bị khai thác quá mức, kèm theo đó là sự suy giảm đáng kể các chức năng sinh thái mà rừng đã và đang cung cấp trong việc bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai. Các hiện tượng xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét, hạn hán liên tục xảy ra tại các lưu vực sông, gây ra những thiệt hại nặng nề về người v à của là những minh chứng rõ ràng nhất về những tổn thất do việc mất rừng gây ra. Một trong các nguyên nhân dẫn tới việc mất rừng là các giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng hầu như chưa được nhận dạng v à nghiên cứu một cách có hệ thống. Trong thực tế đã có rất nhiều hàng hoá và dịch vụ môi trường không được đánh giá đúng mức và thường bị bỏ qua trong các quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ cho phát triển kinh tế. Kết quả là sự cân bằng trong tam giác kinh tế - xã hội - môi trường bị phá vỡ. Do đó, việc nghiên cứu, tiền tệ hoá các giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng đã và đang trở thành một nhiệm vụ cấp bách tại Việt Nam. Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn đang diễn ra ở Việt Nam, trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và môi trường Rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã thực hiện “Nghiên cứu lượng giá kinh tế môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam” nhằm cung cấp các cơ sở khoa học về giá trị rừng, đặc biệt là giá trị môi trường v à dịch vụ môi trường rừng, nhằm tác động v à thay đổi nhận thức xã hội về vai trò của rừng, đồng thời hỗ trợ cho các nhà quản lý v à hoạch định chính sách xây dựng khung pháp lý hỗ trợ người dân tham gia trồng và bảo về rừng, góp phần v ào việc quản lý rừng bền vững tại Việt Nam. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm rừng tự nhiên (giàu, trung bình, nghèo và phục hồi) và rừng trồng (Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bạch đàn urophylla và Quế) trên địa bàn một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam là Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn. Cụ thể: Giá trị bảo vệ đất chống xói mòn và điều tiết nước được nghiên cứu trên phạm vi của hai lưu vực là sông Cầu (có diện tích là 246.200ha, bao gồm các loại rừng khác nhau v à nằm trên địa bàn các huyện: Chợ Đồn, thị xã Bắc Kạn, Bạch Thông, Định Hóa, Võ Nhai và Phú Lương và giới hạn đến trạm thủy văn Thác Bưởi) và hồ Thác Bà (có diện tích là 208.424ha, giới hạn đến trạm thuỷ văn Lục Yên). Giá trị lưu giữ/hấp thụ cacbon của rừng; giá trị cải thiện độ phì đất/nguồn phân bón tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng gồm rừng gỗ tự nhiên đại diện cho các trạng thái giàu, trung bình, nghèo, phục hồi v à tre nứa tại các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai. Các loại rừng trồng gồm Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bạch đàn urophylla và Quế; Với giá trị cảnh quan v à giá trị tồn tại, đối tượng nghiên cứu là VQG Ba Bể và Khu du lịch Hồ Thác Bà;
  2. Giá trị ĐDSH được nghiên cứu trên đối tượng là Voọc mũi hếch tại KBTTN Na Hang – Tuyên Quang. 2. Quan điểm và phương pháp tiếp cận Quan điểm và phương pháp tiếp cận của đề tài là kế thừa v à vận dụng hệ thống phương pháp luận quốc tế v à các kết quả nghiên cứu đã có; tiếp cận theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực (lâm nghiệp, kinh tế môi trường, thủy văn) trong việc xác định giá trị môi trường v à dịch vụ môi trường; phù hợp với nhận thức, trình độ phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Các phương pháp thu thập số liệu bao gồm: phương pháp kế thừa các thông tin số liệu sơ cấp và thứ cấp trong các ấn phẩm đã ban hành hoặc các website của các bộ, ngành có liên quan; sử dụng mô hình đánh giá đất v à nước (SWAT) để xác định tác động của rừng đến dòng chảy (mùa lũ v à mùa kiệt) và xói mòn trên toàn lưu vực; phương pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn điển hình để thu thập số liệu về đường kính, chiều cao, lượng rơi rụng, mẫu đất để xác định trữ lượng gỗ, củi, hàm lượng C trong sinh khối, hàm lượng N, P, K trong đất, trong thảm mục; phương pháp phỏng vấn trực tiếp hoặc sử dụng bảng hỏi để thu thập các thông tin phục vụ cho việc ước lượng giá trị đa dạng sinh học v à giá trị cảnh quan. Các phương pháp lượng giá bao gồm: phương pháp chi phí thay thế được sử dụng để tính giá trị phòng hộ đầu nguồn (bảo vệ đất, chống xói mòn và điều tiết nước), giá trị cải thiện độ phì đất; phương pháp thu nhập một lần được sử dụng để đánh giá giá trị hấp thụ cacbon, giá cây đứng, giá trị sử dụng trực tiếp; phương pháp chi phí du lịch (TCM) được sử dụng để tính giá trị cảnh quan; và phương pháp lượng giá ngẫu nhiên (CVM) để ước lượng giá trị tồn tại, giá trị đa dạng sinh học và giá trị cảnh quan. III. TÓM T ẮT KẾT QUẢ CỦA ĐỀ T ÀI 1. Giá trị hạn chế xói mòn đất và điều tiết nước của rừng Nghiên cứu đã tiến hành tính toán sự thay đổi trong dòng chảy v à lượng bùn cát dựa trên diễn biến diện tích rừng tại các năm 1995, 2000 và 2004 trên 2 lưu vực sông Cầu v à hồ Thác Bà. Kết quả cho thấy: • Tại lưu vực sông Cầu, trong vòng khoảng 10 năm (1995 đến 2004), độ che phủ rừng tăng thêm khoảng 26,5%. Tác dụng của rừng là rất rõ rệt trong việc làm tăng dòng chảy kiệt v à làm giảm xói mòn đất, chống thoái hóa đất. Dòng chảy lũ giảm từ 34–44% và dòng chảy kiệt tăng từ 25–31% so với nơi đất trống cây bụi. Lượng đất xói mòn giảm đi đáng kể do tỷ lệ che phủ rừng tăng. Lượng đất xói mòn giảm được so với nơi đất trống cây bụi là 31–45%. Điều này có nghĩa là độ phì đất được bảo vệ do tỷ lệ các chất dinh dưỡng bị rửa trôi do xói mòn giảm đi đáng kể. • Tại lưu vực hồ Thác Bà, tổng lượng dòng chảy thay đổi khá rõ do thay đổi về che phủ rừng từ 1995 (che phủ 13%) đến 2004 (che phủ rừng là 38%). Dòng chảy lũ năm 2004 giảm khoảng 7,6 % so với năm 1995 và dòng chảy kiệt tăng đáng kể, khoảng 11% so với năm 1995. Tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 13% năm 1995 lên 35% vào năm 2000 và 38% vào năm 2004 đã làm giảm đáng kể lượng đất xói mòn. Lượng đất xói mòn bình quân là khoảng 18 tấn/ha/năm vào năm 2000, giảm khoảng 30% so với năm 1995 v à năm 2004 giảm khoảng 38% so với năm 1995. Để lượng giá giá trị bảo vệ đất, chống xói mòn, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tránh thiệt hại. Theo phương pháp này, giá trị bảo vệ đất, chống xói mòn của rừng được tính qua giá trị lượng dinh dưỡng trong đất (N, P, K và HC) giảm được do có rừng so với kịch bản rừng bị chuyển đổi thành đất trống cây bụi và đất canh tác rẫy. Giá trị điều tiết nước của rừng trong nghiên cứu này được tính thông qua lượng nước tăng thêm vào mùa kiệt (tăng dòng chảy mùa kiệt). Đây chính là dòng chảy kiệt tăng thêm do có rừng. Giá trị của rừng trong việc tăng dòng chảy mùa kiệt được tính theo giá nước để sử dụng v ào thủy điện v à sử dụng cho sản 3 xuất nông nghiệp (thủy lợi). Theo kết quả điều tra, giá nước sử dụng trong thuỷ điện khoảng 13,7đồng/m và 3 giá nước sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là 3,4đồng/m . Kết quả tính toán cho thấy: • Tại lưu vực sông Cầu, v ới hiện trạng rừng năm 2004, hàng năm giá trị dinh dưỡng mất đi khoảng 23,8 tỷ đồng/năm (hay khoảng 198.000đồng/ha/năm). Nếu toàn bộ diện tích rừng bị phá chuyển sang đất trồng cây bụi thì giá trị mất dinh dưỡng đất sẽ tăng thêm khoảng 9,2 tỷ. Nếu toàn bộ diện tích rừng bị phá để canh
  3. tác nương rẫy thì giá trị mất dinh dưỡng đất sẽ tăng lên khoảng 12,1 tỷ đồng. Giá trị điều tiết nước (tăng dòng chảy kiệt trong mùa khô) của hiện trạng rừng hiện tại (năm 2004) là khoảng 7,5 tỷ đồng/năm tính theo mục đích sử dụng cho thủy điện. Nếu tính cho mục đích sản xuất nông nghiệp (thủy lợi) thì giá trị này khoảng 2,9 tỷ đồng/năm. Giá trị của rừng do làm tăng dòng chảy kiệt so với đất trống cây bụi khoảng 1,3 tỷ đồng/năm (nếu sử dụng cho cả thuỷ điện và sản xuất nông nghiệp). Nếu so với đất canh tác nương rẫy thì giá trị tăng dòng chảy kiệt của rừng khoảng 2,95 tỷ đồng/năm. • Tại lưu vực hồ Thác Bà, với hiện trạng rừng cuả năm 2004 (rừng chiếm 38%), giá trị lượng dinh dưỡng đất mất do xói mòn đất là khoảng 16 tỷ đồng/năm. Nếu toàn bộ diện tích rừng chuyển thành đất trống cây bụi, thì giá trị lượng dinh dưỡng mất do xói mòn sẽ tăng khoảng 5,2 tỷ đồng. Nếu toàn bộ diện tích rừng chuyển thành đất canh tác nương rẫy thì thiệt hại về mất dinh dưỡng do xói mòn sẽ tăng lên khoảng 6,5 tỷ đồng. Giá trị điều tiết nước (tăng dòng chảy kiệt trong mùa khô) của hiện trạng rừng hiện tại (năm 2004) là khoảng 1,9 tỷ đồng/năm tính theo mục đích sử dụng cho thủy điện. Nếu tính cho mục đích sản xuất nông nghiệp (thủy lợi) thì giá trị này khoảng 2,8 tỷ đồng/năm. Giá trị của rừng do làm tăng dòng chảy kiệt so với đất trống cây bụi khoảng 716 triệu đồng/năm (nếu sử dụng cho cả thuỷ điện v à sản xuất nông nghiệp). Nếu so v ới đất canh tác nương rẫy thì giá trị tăng dòng chảy kiệt của rừng khoảng 1,1 tỷ đồng/năm. Bảng 1. Giá trị hạn chế xói mòn và điều tiết nước của một số loại rừng Giá trị (đồng/ha/năm) Loại rừng Bảo vệ đất, chống xói mòn Điều tiết nước Rừng giàu 140.000 - 150.000 47.000 - 60.000 Rừng trung bình 117.000 - 119.000 45.000 - 60.000 Rừng tự nhiên Rừng nghèo 83.000 - 112.000 42.000 - 57.000 Rừng phục hồi 85.000 - 89.000 38.000 - 50.000 Rừng trồng 65.000 – 82.000 20.000 – 68.000 Có thể thấy rằng giá trị của rừng trong bảo vệ đất, chống xói mòn và điều tiết nước phụ thuộc v ào từng loại rừng và các yếu tố ngoại cảnh khác. Nhìn chung rừng tự nhiên có tác dụng tốt hơn so với rừng trồng trong hạn chế xói mòn. Giá trị bảo vệ đất của rừng tự nhiên giàu cao nhất, khoảng 140.000–150.000 đồng/ha/năm, tiếp đến là rừng tự nhiên trung bình v ới khoảng 117.000–119.000 đồng/ha/năm, rừng tự nhiên nghèo và phục hồi là 83.000–112.000 đồng/ha/năm. Giá trị bảo vệ đất, chống xói mòn của rừng trồng dao động trong khoảng 65.000 – 82.000 đồng/ha/năm. Tổng giá trị của lượng nước mùa kiệt tăng thêm so v ới đất trống cây bụi của rừng tự nhiên giàu khoảng 47.000 đồng/ha/năm. Giá trị này của rừng trồng thấp hơn, khoảng 20.000 đồng/ha/năm. Nếu so với kịch bản canh tác nương rẫy thì giá trị tăng thêm trong mùa khô nơi có đất rừng và đất canh tác là rất đáng kể. Đối với rừng tự nhiên giàu, giá trị này khoảng 60.000 đồng/ha/năm và đối với rừng trồng, giá trị này khoảng 68.000 đồng/ha/năm 2. Giá trị lưu trữ và hấp thụ các bon Nghiên cứu sinh khối được tiến hành trên 108 ô tiêu chuẩn đối với rừng tự nhiên và 77 ô tiêu chuẩn đối với các loại rừng trồng Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bạch đàn urophylla và Quế Kết quả nghiên cứu
  4. cho thấy trữ lượng các bon tỷ lệ thuận với sinh khối của rừng. Đối với rừng tự nhiên, hàm lượng các bon bình quân trong sinh khối trên mặt đất chiếm khoảng 71%, ở dưới mặt đất khoảng 19%, còn lại là trong cây mục, chết. Đối với rừng trồng, hàm lượng các bon trong sinh khối trên mặt đất chiếm từ 70-80%. Cụ thể là: Trữ lượng các bon của rừng giàu đạt giá trị cao nhất, trung bình là 720 tấn CO2e/ha và mức biến động trong khoảng từ 695-734 tấn CO2e/ha; trữ lượng các bon trung bình của rừng trung bình là khoảng 561 tấn CO2e/ha; với rừng nghèo giá trị này là khoảng 451 tấn CO2e/ha v à khoảng 292 tấn CO2e/ha đối với rừng phục hồi. • Trữ lượng các bon của rừng trồng thay đổi tuỳ thuộc v ào độ tuổi v à mật độ. Đối với các diện tích rừng trồng trưởng thành, trữ lượng các bon của Keo lai dao động trong khoảng 262-299 tấn CO2e/ha, của Keo tai tượng dao động trong khoảng 223-278 tấn CO2e/ha, của Keo lá tràm khoảng 204 tấn CO2e/ha, của Bạch đàn Urophylla khoảng 231 tấn CO2e/ha v à của Quế khoảng 193 tấn CO2e/ha. Giá trị hấp thụ các bon của rừng được tính bằng phương pháp giá thị trường (tính qua giá bán tín chỉ giảm phát thải CER- tấn CO2e). Với sự ra đời của Nghị định thư Kyoto, việc thương mại giảm phát thải đã được thực hiện ở nhiều nước khác nhau v à trong 3 năm trở lại đây giá bán tín chỉ có xu hướng tăng nhanh. Giá bán bình quân xác định cho năm 2004 là khoảng 5,15 đô la Mỹ cho 1 tấn CO2e; cho năm 2005 là 7,04 đôla Mỹ cho 1 tấn CO2e và tính cho 3 tháng đầu 2006 là 11,56 đô la cho 1 tấn CO2e. Dựa trên các nghiên cứu về trữ lượng cácbon của các loại rừng trong nghiên cứu v à diễn biến giá bán CER trên thị trường, giá trị hấp thụ cácbon của được tính theo hai kịch bản là: giá thấp (5 USD/tấn CO2e) và giá cao (11 USD/tấn CO2e). Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng sau đây: Bảng 2: Giá trị lưu trữ các bon của một số loại rừng Giá trị lưu hấp thụ các bon T rữ lượng các bon trong 1 ha (1000 đồng) Loại rừng T ấn C T ấn CO2e Giá thấp Giá cao Rừng giàu 196,3 720,4 57.631 126.788 Rừng trung bình 153,0 561,4 44.909 98.799 Rừng tự nhiên Rừng nghèo 122,9 451,0 36.078 79.372 Rừng phục hồi 79,6 292,2 23.376 51.426 Keo lai 82 299 23.000 52.000 Keo tai tượng 72,8 267,3 21.000 47.000 Rừng Keo lá tràm 36,4 204,8 16.300 36.040 trồng Bạch đàn urophylla 46,3 169,8 13.587 29.891 Quế 48,4 177,8 14.229 31.303
  5. Như v ậy, có thể thấy rằng, giá trị lưu trữ các bon của rừng tự nhiên là rất lớn. Giá trị lưu giữ các bon của rừng tự nhiên giàu khoảng 57,6–126,7 triệu đồng/ha, rừng trung bình từ 45–98,7 triệu đồng/ha; rừng nghèo từ 36–79 triệu đồng/ha; rừng phục hồi là 23,4–51,4 triệu đồng/ha. Đối với rừng trồng, giá trị hấp thụ CO2 của rừng phụ thuộc chủ yếu v ào sinh trưởng của rừng v à mật độ cây. Nghiên cứu tại một số rừng trồng trưởng thành (ở độ tuổi 6-9, mật độ từ 900-1200 cây/ha) cho thấy, rừng Keo lai có giá trị hấp thụ các bon lớn nhất khoảng 23-51,4 triệu đồng/ha, tiếp đến là Keo tai tượng khoảng 21-47 triệu đồng/ha, thấp nhất là Bạch đàn Urophylla với giá trị nằm trong khoảng 13-29,8 triệu đồng/ha. Ngoài giá trị lưu trữ các bon, đề tài cũng đã tiến hành nghiên cứu lượng các bon hấp thụ hàng năm bởi rừng tự nhiên dựa trên tăng trưởng về trữ lượng gỗ. Số liệu nghiên cứu cho thấy, tăng trường sinh khối hàng năm ước tính là khoảng 52 tấn/ha với rừng giàu, 42 tấn/ha với rừng trung bình, 38 tấn/ha với nghèo và 28 tấn/ha với rừng phục hồi. Theo đó lượng cácbon hàng năm do rừng hấp thụ được ước tính là 96 tấn CO2e/ha tương đương với khoảng 7,6–17 triệu đồng/ha với rừng giàu; khoảng 52 tấn CO2e/ha tương đương giá trị từ 6-14 triệu đồng/ha với rừng trung bình và khoảng 71 tấn CO2e/ha với giá trị khoảng 4-9 triệu đồng/ha với rừng phục hồi. 3. Giá trị cải thiện độ phì đất Đất cung cấp dinh dưỡng cho cây rừng phát triển, ngược lại trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây rừng trả lại cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể nhờ sự phân huỷ của các vật rơi rụng. Để hiểu rõ hơn v ề giá trị của rừng trong việc cải thiện độ phì đất, nghiên cứu đã đo đếm lượng rơi rụng, đồng thời phân tích lượng dinh dưỡng trong thảm mục và trong mẫu đất lấy dưới các tán rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy Đối với rừng tự nhiên • Lượng rơi rụng của rừng giàu cao nhất, khoảng 7,90 tấn khô/ha (biến động từ 7,15–8,33 tấn khô/ha); tiếp đến là rừng trung bình, khoảng 6,08 tấn khô/ha (mức biến động từ 3,14–8,04 tấn khô/ha); rừng tự nhiên nghèo có lượng rơi rụng khoảng 4,89 tấn khô/ha với mức biến động từ 2,28-7,25 tấn khô/ha v à cuối cùng là rừng tự nhiên phục hồi với lượng rơi rụng khoảng 2,66 tấn khô/ha (dao động từ 1,84-3,49 tấn khô/ha). • Lượng dinh dưỡng có trong thảm mục là chất hữu cơ cao nhất là ở rừng tự nhiên giàu khoảng 4 tấn/ha; tiếp đến là rừng tự nhiên trung bình với khoảng 3 tấn/ha v à rừng tự nhiên phục hồi khoảng 2,1 tấn/ha • Hàm lượng đạm có khoảng 16-52kg/ha cho các loại rừng nghiên cứu, lượng lân khoảng 1,3-3,5kg/ha và lượng kali khoảng 0,5-1,0kg/ha. Đối với rừng trồng • Keo lai ở độ tuổi 6 có lượng rơi rụng trung bình là 6,33 tấn/ha. Lượng dinh dưỡng có trong thảm mục chủ yếu là C (khoảng 52%), tiếp đến là N (trung bình khoảng 0.97%); hàm lượng P và K là rất thấp với khoảng 0.05%. lượng dinh dưỡng mà rừng trồng Keo lai trả lại cho đất thông qua thảm mục trung bình là: 2.430,8kgC/ha; 49,44 kgN/ha; 2,57kgP/ha và 2,44kgK/ha. • Keo tai tượng tuổi 6 có lượng rơi rụng trung bình khoảng 6,34 tấn/ha. Lượng chất dinh dưỡng mà rừng trồng Keo tai tượng trả lại cho đất là 3.231kgC/ha; 100kgN/ha; 1,87kgP/ha và 0,62kgK/ha. • Bạch đàn Urophylla tuổi 5 có lượng rơi rụng trung bình là 4,18 tấn/ha. Lượng chất dinh dưỡng mà rừng trồng Bạch đàn trả lại cho đất là 2.234,9kgC/ha; 25,36 kgN/ha; 1,67kgP/ha và 1,11kgK/ha. • Rừng trồng Quế tuổi 10 có lượng rơi rụng trung bình là 4,07 tấn ha. Lượng chất dinh dưỡng mà rừng trồng Quế trả lại cho đất là 2.234,9kgC/ha; 25,36 kgN/ha; 1,67kgP/ha và 1,11kgK/ha. Từ lượng chất dinh dưỡng mà các loại rừng trả lại cho đất thông qua lượng rơi rụng chúng ta có thể tính được khối lượng loại phân bón tương ứng mà rừng trả lại cho đất theo % chất dinh dưỡng trong phân là: Ure (46%N), Supe Lân (16%P2O5 v à Kali (40% K2O). Nhân khối lượng của các loại phân bón đó với giá của chúng trên thị trường: 5.000đ/kg Ure, 1.300đ/kg Supe lân; 3.600đ/kg Kali v à chất hữu cơ là 200 đ/kg sẽ tính
  6. được giá trị của rừng về cải tạo đất/cung cấp phân bón cho đất. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau đây: Bảng 3. Giá trị cải thiện độ phì đất của một số loại rừng Giá trị dinh dưỡng Lượng dinh dưỡng trong thảm mục (kg/ha) (1.000 đồng/ha) Loại rừng Supe Kali Hữu cơ Tổng Ure Supe lân Kali Ure lân Rừng giàu 113,9 97,2 9,5 569,5 126,4 34,3 2.462,9 3.193 Rừng trung bình 88,3 63,0 5,1 441,3 81,9 18,5 1.073,5 1.615 Rừng nghèo 68,8 56,4 5,9 344,1 73,3 21,2 956,2 1.395 Rừng phục hồi 34,7 38,1 3,2 173,6 49,5 11,6 555,9 791 Keo lai 240,7 144,9 41,9 1.203,4 188,3 150,9 7,3 1.550 Keo tai tượng 218,4 53,6 3,8 1.092,2 69,7 13,5 224,6 1.400 Bạch đàn 55,22 47,94 6,73 276,1 62,3 24,2 571,4 934 urophylla Quế 74,26 87.30 2.45 371,3 113,5 8,8 420,4 914 Như v ậy, giá trị của rừng trong việc trả lại nguồn dinh dưỡng cho đất thông qua lượng thảm mục của rừng là khá cao và phụ thuộc nhiều vào loại rừng và lượng thảm mục của rừng. Với rừng tự nhiên, giá trị dinh dưỡng trong thảm mục có thể hoàn trả cho đất là khoảng 1.800.000đ/ha (biến động từ 790.000– 3.200.000đ/ha). Với rừng trồng, trong một luân kỳ kinh doanh, giá trị dinh dưỡng trả lại cho đất khoảng 1.500.00đ/ha v ới rừng Keo lai (6 tuổi); 1.400.000đ/ha với rừng Keo tai tượng (6 tuổi); 934.000đ/ha với rừng Bạch đàn urophylla luân kỳ 5 năm và khoảng 914.000 đ/ha với rừng Quế 10 tuổi 4. Giá trị vẻ đẹp cảnh quan Để đánh giá giá trị cảnh quan của rừng, đề tài đã lựa chọn 2 địa điểm nghiên cứu là Vườn quốc gia Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) và khu du lịch Hồ Thác Bà (tỉnh Yên Bái). Phương pháp lượng giá được sử dụng là phương pháp chi phí du lịch. Hiện nay, phương pháp này đang được sử dụng rất rộng rãi để đánh giá giá trị cảnh quan của các điểm du lịch. Theo đó, giá trị cảnh quan của một điểm du lịch được tính bằng tổng lợi ích kinh tế mà khách du lịch đến từ các vùng khác nhau nhận được khi đến thăm quan điểm du lịch đó. Lợi ích kinh tế của khách du lịch được tính bằng tổng mức chi phí (bao gồm chi phí đi lại, chi phí thời gian/chi phí cơ hội, chi phí ăn, ở, vé vào cửa,…) mà khách du lịch sẵn sàng bỏ ra trong chuyến thăm quan của mình. Để ước lượng được lợi ích kinh tế của khách du lịch, nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 257 khách du lịch tại Vườn quốc gia Ba Bể v à 250 khách du lịch tại khu du lịch Hồ Thác Bà. Các du khách được
  7. lựa chọn một cách ngẫu nhiên và được hỏi theo trình tự các câu hỏi trong phiếu điều tra được chuẩn bị từ trước. Kết quả nghiên cứu cho thấy: • Tổng chi phí cho chuyến đi của khách du lịch đến từ các v ùng khác nhau có sự khác biệt rõ rệt. Mức chi phí này tỷ lệ thuận với khoảng cách giữa điểm xuất phát của khách du lịch và điểm du lịch, do đó khách du lịch đến từ những vùng có khoảng cách đến điểm du lịch xấp xỉ bằng nhau thì mức chi phí du lịch tương đương nhau. • Khách du lịch tại Vườn quốc gia Ba Bể được chia thành 6 vùng. Tổng chi phí trung bình cho một khách du lịch đến từ v ùng 1 là 128.500 đồng, từ v ùng 2 là 230.800 đồng, từ v ùng 3 là 442.500 đồng, từ v ùng 4 là 491.000 đồng, từ vùng 5 là 493.000 đồng và từ vùng 6 là 629.000 đồng. • Khách du lịch tại Khu du lịch Hồ Thác Bà được chia thành 5 vùng. Tổng chi phí trung bình cho một khách du lịch đến từ vùng 1 là 126.000 đồng, từ vùng 2 là 156.000 đồng, từ vùng 3 là 185.000 đồng, từ vùng 4 là 197.500đồng v à từ vùng 5 là 213.000đồng Sau khi xác định được mức chi phí bình quân của khách du lịch đến từ các v ùng khác nhau, nghiên cứu đã tiến hành xây dựng đường cầu du lịch cho từng điểm nghiên cứu v à tiến hành tính toán giá trị cảnh quan thông qua thặng dư tiêu dùng hàng năm mà khách du lịch nhận được. Kết quả tính toán như sau: • Giá trị cảnh quan của vườn quốc gia Ba Bể là 1.194.500 đồng/năm • Giá trị cảnh quan của hồ Thác Bà là 529.486.000 đồng/năm Kết quả này phản ánh khá sát về thực trạng du lịch tại các điểm nghiên cứu. Theo kết quả tính toán, giá trị cảnh quan của v ườn quốc gia Ba Bể cao gần gấp đôi giá trị cảnh quan của khu du lịch Hồ Thác Bà mặc dù cảnh quan của cả 2 điểm này đều được tạo bởi rừng v à mặt nước. Điểm dẫn đến sự khác biệt này chính là: các hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Bể diễn ra sớm hơn, quy mô hơn, cơ sở vật chất phục vụ du lịch cũng tốt hơn nhiều so với khu du lịch Hồ Thác Bà. 5. Giá trị đa dạng sinh học, tồn tại và lựa chọn Sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM-Contingent Valuation Method) để đánh giá giá trị (như giá trị tồn tại, tuỳ chọn, đa dạng sinh học, vv) m à tính biểu hiện của chúng trên thị trường thường không rõ ràng, khó lượng giá bằng các bằng giá trị thị trường vì chúng không được trao đổi, giao dịch trên thị trường. Các giá trị này chỉ có thể được xác định thông qua định giá ngẫu nhiên bằng cách phỏng vấn trực tiếp những người được hưởng thụ lợi ích từ hàng hoá/dịch vụ môi trường v à sử dụng những mô hình kinh tế lượng để xử lý kết quả điều tra qua phỏng vấn.Với giá trị đa dạng sinh học, đề tài đã lựa chọn loài Voọc mũi hếch tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang – Tuyên Quang làm đối tượng nghiên cứu. Voọc mũi hếch là loài linh trưởng bị đe doạ tuyệt chủng nhất trên thế giới (Cox, 1994) v à nằm trong nhóm I những loài cần được bảo vệ theo luật Nhà nước Việt nam (số 18, HĐBT ngày 17/01/1992). Hiện nay khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang là nơi có số lượng Voọc mũi hếch sống sót lớn nhất trong cả nước, khoảng 130 con trong khi đó trên thế giới dự tính chỉ còn khoảng 200 con ( Cox, 1994). Kết quả phỏng vấn 217 hộ gia đình sống trong vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang cho thấy: • Có nhiều khác biệt trong sự định giá giá trị kinh tế một cá thể Voọc giữa các cá nhân được phỏng vấn, trong đó mức định giá thấp nhất là 50.000 đồng/cá thể v à mức định giá cao nhất lên tới 30.000.000 đồng/cá thể. Mức định giá này phụ thuộc v ào trình độ học vấn, thu nhập bình quân, sự hiểu biết về nguy cơ tuyệt chủng của Voọc mũi hếch. • Giá trị trung vị của các mức định giá kinh tế một cá thể Voọc mũi hếch là 2.000.000 đồng/con (nghiên cứu đã sử dụng giá trị trung vị v ì giá trị này ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài – là những mức định giá quá cao hoặc quá thấp so với toàn bộ tổng thể do đó nó đại diện cho tổng thể điển hình hơn so với giá trị
  8. trung bình. Giá trị trung vị thường thấp hơn giá trị trung bình, tuy nhiên, trong các nghiên cứu ứng dụng CVM, giá trị trung vị được sử dụng phổ biến hơn) Giá trị tồn tại và lựa chọn của rừng được nghiên cứu tại v ườn quốc gia Ba Bể. 182 khách du lịch đã được hỏi câu hỏi: Nếu một dự án được xây dựng nhằm bảo tồn các giá trị cảnh quan thiên nhiên, các loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng tại v ườn quốc gia này. Dự án rất cần đến sự đóng góp của ông/bà, vậy ông/bà có sẵn sàng đóng góp cho dự án hay không. Kết quả phỏng vấn cho thấy: • 73,7% khách du lịch đồng ý chi trả cho giá trị bảo tồn v à lựa chọn. Tuy nhiên mức chi trả rất khác nhau. Mức chi trả này phụ thuộc nhiều v ào các yếu tố: thu nhập bình quân, chi phí du lịch, tình trạng hôn nhân, sự hiểu biết, sự hài lòng về cảnh quan môi trường v à giá trị của vườn quốc gia Ba Bể. • Mức sẵn sàng chi trả trung bình cho bảo tồn giá trị của VQG Ba Bể là 45,6 ngàn đồng/du khách/năm. Căn cứ v ào số lượng du khách đến VQG Ba Bể trong những năm gần đây có thể xác định giá trị tuỳ chọn v à giá trị tồn tại của VQG Ba Bể tính theo mức giá tại thời điểm năm 2005 như sau: Giá trị cho thế hệ tương lai (giá trị tuỳ chọn) là 925.756.570 đồng. Mức sẵn sàng chi trả để đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài (giá trị tồn tại) của VQG Ba Bể là 237.254.200 đồng. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận • Giá trị của rừng, đặc biệt là giá trị môi trường v à DVMT là rất khác. Giá trị của rừng phụ thuộc vào địa điểm, loại rừng, chất lượng rừng và thời điểm lượng giá. Rất khó để có thể xác định một giá trị chung cho tất cả các loại rừng. Tuy nhiên, trên các đối tượng nghiên cứu cho thấy, giá trị môi trường và DVMT (hay giá trị sử dụng gián tiếp của rừng) chiếm tỷ lệ lớn so với tổng giá trị của rừng. Đối với rừng tự nhiên, giá trị môi trường và DVMT chiếm khoảng 96,8 % tổng giá trị của rừng. Trong đó các giá trị chiếm tỷ lệ lớn là giá trị lưu giữ/hấp thụ các bon, bảo vệ đầu nguồn (bảo vệ đất chống xói mòn và tăng dòng chảy mùa kiệt); giá trị cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học. Với các loại rừng trồng nghiên cứu, giá trị môi trường và DVMT chiếm khoảng 70–75 % tổng giá trị của rừng. • Giá trị của rừng trong bảo vệ đầu nguồn gồm bảo vệ đất chống xói mòn và điều tiết nước (tăng dòng chảy mùa kiệt) là khá cao và phụ thuộc nhiều vào chất lượng rừng, điều kiện địa hình, đất đai và che phủ của rừng. • Giá trị lưu giữ các bon v à hấp thụ khí CO2 của rừng là rất đáng kể, đặc biệt là rừng tự nhiên và rất khác biệt giữa các loại rừng. Giá trị lưu giữ các bon v à hấp thụ CO2 tỷ lệ thuận với trữ lượng v à sinh khối rừng. Với rừng trồng các loài Keo, Bạch đàn urophylla và Quế có thể sử dụng phương trình tương quan đã xác lập để tính trữ lượng các bon trong sinh khối rừng; • Giá trị của rừng trong việc trả lại nguồn dinh dưỡng cho đất thông qua lượng thảm mục của rừng là khá cao và phụ thuộc nhiều vào loại rừng và lượng thảm mục của rừng. • Giá trị cảnh quan của rừng cũng rất khác nhau giữa các điểm nghiên cứu ở VQG Ba Bể v à Khu du lịch hồ Thác Bà và không có một giá trị cảnh quan riêng cho từng loại rừng. Giá trị cảnh quan là giá trị mang tính xã hội cao nên phụ thuộc nhiều v ào lượng du khách và sự đánh giá của du khách. • Giá trị tồn tại v à tuỳ chọn, giá trị ĐDSH của rừng đặc dụng ở Khu bảo tồn sinh cảnh Na Hang được xác định theo phương pháp ngẫu nhiên dựa trên sự đánh giá của các đối tượng phỏng vấn thông qua sự bằng lòng chi trả. Nhìn chung việc xác định giá trị này là tương đối khó do sự hiểu biết và đánh giá của các đổi tượng phỏng vấn là rất khác nhau. 2. Kiến nghị • Kết quả nghiên cứu của đề tài về giá trị môi trường và DVMT, đặc biệt là các giá trị về bảo vệ đất chống xói mòn, giá trị lưu giữ và hấp thụ các bon; giá trị cảnh quan là nguồn tham khảo tin cậy có thể sử dụng
  9. trong tính toán giá trị của rừng. Tuy nhiên khi sử dụng cần so sánh để xác định sự đồng nhất về loại rừng, chất lượng rừng, điều kiện địa hình, vv. • Nghiên cứu lượng giá giá trị của rừng, đặc biệt là giá trị môi trường v à DVMT rừng là công việc phức tạp, tốn kém thời gian và kinh phí và đòi hỏi sự phối hợp của các ngành khoa học liên quan (khí tượng thủy văn, lâm nghiệp, kinh tế môi trường,…). Do vậy cần làm rõ mục tiêu của việc lượng giá là gì và lượng giá giá trị gì của rừng. • Cần có các nghiên cứu cơ bản v à hệ thống để đánh giá v à hiểu rõ giá trị của rừng trong hạn chế lũ lụt và các nghiên cứu toàn diện về giá trị môi trường v à DVMT của rừng trên phạm vi toàn quốc, tập trung v ào các vùng đầu nguồn, các khu rừng đặc dụng (vườn quốc gia, khu BTTN); • Cần nghiên cứu v à xây dựng cơ chế, chính sách v à mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng. Cơ chế này trước hết có thể áp dụng như cơ chế chi trả bảo vệ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sin học v à hấp thụ cácbon; du lịch sinh thái. T ÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bann, C., 1997. The Economic Valuation of Mangroves: A Manual for Researchers. International Development Research Centre, Ottawa 2. Brown, J and Pearce, D.W, 1994. The economic value of carbon storage in tropical forests, in J.Weiss (ed), The Economics of Project Appraisal and the Environment, Cheltenham: Edward Elgar, 102-23. 3. Brown, S. 1997. Estimating biomass and biomass change of tropical forests. A primer. FAO Forestry Paper, 134. Rome, FAO 4. Carson, R. 1998. Valuation of tropical rainforests: philosophical and practical issues in the use of contingent valuation, Ecological Economics, 24,15-29 5. David W Pearce and Corin G T Pearce, 2001. The value of Forest ecosystems, Report to the Secretariat Convention on Biological Diversity, Montreal, 67 pages 6. Nguyễn Thế Chinh và cs. 2005. Báo cáo chuyên đề “Nghiên cứu giá trị tồn tại và tuỳ chọn tại vườn quốc gia Ba Bể. Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Hà Nội. 7. Vũ Tiến Điển và cs. 2005. Báo cáo chuyên đề “Kết quả điều tra trữ lượng gỗ, củi và LSNG của một số loại rừng tự nhiên phòng hộ, đặc dụng v à sản xuất”. Trung tâm nghiên cứu sinh thái v à môi trường rừng, Hà Nội. 8. Trần Thị Thu Hà và cs. 2005. Báo cáo chuyên đề “Giá trị sử dụng trực tiếp v à giá trị cây đứng của rừng tự nhiên và rừng trồng”. Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái v à Môi trường rừng, Hà Nội. 9. Trần Thị Thu Hà và cs. 2005. Báo cáo chuyên đề “Giá trị cảnh quan du lịch của vườn quốc gia Ba Bể v à khu du lịch hồ Thác Bà”. Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Hà Nội. 10. Trần Thị Thu Hà và cs. 2006. Báo cáo chuyên đề “Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang”. Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Hà Nội. 11. Võ Đại Hải. 2005. Báo cáo chuyên đề “Nghiên cứu các phương pháp xác định lượng đất xói mòn và kết quả nghiên cứu xói mòn đất dưới các dạng thảm thực vật khác nhau ở Việt Nam”. Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Hà Nội. 12. Phạm Thị Hương Lan. 2005. Báo cáo chuyên đề “Đánh giá xói mòn đất và điều tiết nước của rừng ở lưu vực sông Cầu và hồ Thác Bà”. Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái v à Môi trường rừng, Hà Nội. 13. Ngô Đình Quế v à cs. 2006. Báo cáo chuyên đề “Giá trị cải thiện độ phì đất/cung cấp nguồn phân bón của rừng”. Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Hà Nội.
  10. 14. Vũ Tấn Phương và cs. 2006. Báo cáo chuyên đề “Giá trị lưu giữa v à hấp thụ cácbon của rừng tự nhiên và một số loại rừng trồng ở phía Bắc Việt Nam”. Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái v à Môi trường rừng, Hà Nội. 15. Vũ Tấn Phương và cs. 2006. Báo cáo tổng kết “Nghiên cứu lượng giá giá trị môi trường và dịch vụ môi trường ”
nguon tai.lieu . vn