Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC DIỆT CỎ (2,4D) VÀ TÁC DỤNG HẠ HUYẾT ÁP CỦA DỊCH CHIẾT LÁ CHÈ ĐẮNG TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM Nhóm sinh viên: Nông Phúc Thắng (báo cáo viên), Nông Thị Tự, Bùi Hải Nam, Nguyễn Quốc Thịnh Người hướng dẫn: TS. Nông Thanh Sơn, TS. Phan Văn Các, Ths. Đỗ Minh Thanh Đặt vấn đề Hiện nay các thuốc diệt cỏ, trừ sâu đang được sử dụng một cách rộng rãi trong dân chúng. Số người tiếp xúc với thuốc diệt cỏ trừ sâu ngày càng cao gây cho nhiều người bị suy giảm sức khoẻ, nhiễm độc cấp tính hoặc mạn tính thậm chí có nhiều vụ nhiễm độc chết người. Vì vậy việc phòng chống nhiễm độc đối với những người tiếp xúc đang là vấn đề cần quan tâm. Mặt khác tỷ lệ bệnh cao huyết áp ngày nay cũng đang là vấn đề sức khoẻ cộng đồng cần chú trọng. Do đó việc nghiên cứu để tìm kiếm các loại thảo dược có tác dụng phòng chống độc, hạ huyết áp cần được chú ý nghiên cứu. Chè đắng tiếng Tày gọi là ché khôm, tên la tinh là Ilex Kaushue S.y.hu (Nguyễn Tiến Bân) là cây có nhiều ở hai huyện Thạch An và Hạ Lang tỉnh Cao Bằng. Trong dân gian người ta dùng lá cây chè đắng uống thay chè có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hoà huyết áp. Lá chè đắng còn được dùng chữa bệnh lỵ, sốt nóng, đau đầu, đau răng, đau mắt, ăn không ngon. Uống chè đắng thường xuyên có tác dụng làm trí óc minh mẫn, lợi tiểu, giúp tiêu hoá tốt và kéo dài tuổi thọ. Theo tài liệu của Trung Quốc đây là loài chè thuốc nổi tiếng ở Quảng Tây được dùng để làm quà biếu các quan chức cao cấp thời phong kiến. Với những công dụng của cây chè đắng như vậy liệu chè đắng ở vùng Cao Bằng được nhân dân trồng phát triển có tác dụng phòng chống độc, hạ huyết áp hay không, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá độc tính (LD50) của dịch chiết lá chè đắng (Ilexkaushue S.Y.HU). 2. Thử nghiệm tác dụng của dịch chiết lá chè đắng đối với nhiễm độc 2,4D trên động vật thực nghiệm. 3. Thử nghiệm tác dụng gây hạ huyết áp, hạ cholesterol trên động vật thực nghiệm của dịch chiết lá chè đắng. Ðối tượng và Phương pháp nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu: Động vật thực nghiệm: Thỏ: có trọng lượng từ 1,8kg - 2,2kg không phân biệt giống
  2. Chuột nhắt trắng: có trọng lượng 20g - 25g không phân biệt giống. Chó có trọng lượng từ 10kg - 18kg. Tất cả các động vật trên được nuôi trong cùng điều kiện 2. Thời gian: Tháng 8 - 12/2000 và tháng 3 - 5/2001 3. Địa điểm nghiên cứu Thực hiện tại phòng thực nghiệm bộ môn Vệ Sinh - Môi Trường - Dịch Tễ. Bộ môn Dược lý Trường đại học Y khoa. Khoa Huyết học Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên 4. Vật liệu 4.1. Thuốc 2,4D Được cung cấp bởi trạm bảo vệ thực vật Thái Nguyên do Công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn sản xuất năm 1997. Thành phần thuốc chứa 13,8% 2,4D Isopropylamin. Các thành phần khác Glyphosate Isopropylamin 13,8% và chất phụ gia 27,4%. Liều: 2,4D tiêm trực tiếp vào màng bụng thỏ với liều 90mg/kg tương đương 1/6 LD50. 4.2. Chè đắng (ILEXKAUSLUE.S.Y.HU): Được thu hái tại Hạ Lang - Cao Bằng, lá được phơi khô, thái nhỏ đem đun với nước cất đến khi đạt liều nghiên cứu. * Đối với chuột: - Uống với liều tăng dần từ 5g/kg - 40g/kg (nghiên cứu độc tính cấp) - Uống liều 1g - 2g/kg (nghiên cứu hạ cholesterol). * Đối với thỏ: Liều uống 250mg/kg * Đối với chó: Liều 0,5g - 1,25g (nghiên cứu hạ huyết áp). 4.3. Cholesterol chuẩn. 5. Cỡ mẫu - Chuột nhắt trắng: 80 con được chia làm 8 nhóm mỗi nhóm 10 con để nghiên cứu độc tính. 45 con chia làm 5 nhóm để thử nghiệm cholesterol theo phương pháp RAOSD. - Thỏ 28 con chia làm 5 nhóm.
  3. - Chó 10 con được phân chia làm 4 nhóm theo liều tăng dần. Các động vật trên được chọn vào các nhóm thử nghiệm theo phương pháp ngẫu nhiên 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm có đối chứng song song 6.2. Kỹ thuật tiến hành: Động vật nuôi 5 ngày trước khi tiến hành thử nghiệm, phân nhóm ngẫu nhiên, các nhóm dùng thuốc vào thời điểm sáng 9h-10h, chiều 15h - 16h. Lấy máu xét nghiệm trước và sau thực nghiệm. 6.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu Theo dõi cân nặng bằng cân Robervan cân hàng ngày Theo dõi số lượng sống chết hàng ngày Theo dõi lông, ăn uống, các hoạt động Lấy máu xét nghiệm: Tỷ lệ huyết sắc tố Số lượng hồng cầu Công thức bạch cầu Xét nghiệm chức năng gan (SGOT, SGPT). Đo trên máy Cobas Micro của hãng Eurotinue của Pháp. Gây hạ huyết áp thực nghiệm, theo dõi huyết áp từ trước, sau dùng thuốc 15', 20', 30', 60', 90', 120' theo dõi các diễn biến của huyết áp bằng máy ghi tự động. - Xét nghiệm cholesterol máu sau 30 ngày cho uống cholesterol và dịch chiết đo trên máy sinh hoá tự động Expluss của hãng Ciron. 7. Xử lý số liệu Tính tỷ lệ %: x 100 Trong đó: a là tần xuất xuất hiện sự kiện nghiên cứu b là tần xuất không xuất hiện sự kiện nghiên cứu
  4. Tính: - So sánh test t studen - Tính % thay đổi của các chỉ số ở các thời điểm so với trước khi thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu 3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp: Với liều tăng dần từ 5g - 40g/kg không có chuột nào chết sau 24h và 120h. Như vậy không xác định được liều LD50 qua đường uống. 3.2. Thử nghiệm tác dụng phòng chống độc với 2,4D. 3.2.1. Theo dõi về hoạt động của động vật thực nghiệm: Động vật thực nghiệm là thỏ có cân nặng từ 1,8kg - 2,2kg. Nuôi trong cùng điều kiện, theo dõi các chỉ số như sự hoạt động, ăn uống, lông, cân nặng. Kết quả được trình bày trong bảng dưới đây: Bảng 1. Diễn biến trọng lượng thỏ ở các nhóm thực nghiệm (kg). STT Nhóm Số Trước Sau % thay p thỏ đổi TN 1 Nhóm chứng sinh học 6 2,15 ? 2,21 ? +3 > 0,05 0,21 0,12 2 Nhóm uống dịch chiết chè 6 1,9 ? 0,19 2,11 ? + 10 > 0,05 đắng 0,24 3 Nhóm tiêm 2,4D 10 1,86 ? 0,1 1,70 ? -9 > 0,05 0,14 4 Nhóm uống chè + tiêm 2,4D 6 1,93 ? 1,79 ? -6 > 0,05 0,16 0,11 Nhận xét: - Cân nặng ở nhóm sử dụng 2,4D có giảm 9%. - Nhóm sử dụng chè + 2,4D giảm 6%. 3.2.2. Biến đổi huyết học ở các nhóm thử nghiệm
  5. Bảng 2. Sự biến đổi hemoglobin (g/l) của thỏ thực nghiệm. STT Nhóm Số Trước Sau % thay p thỏ đổi TN 1 Nhóm chứng sinh học 6 10,7 ? 10,5 ? 0,4 0 > 0,05 1,69 2 Nhóm uống dịch chiết chè 6 10,8 ? 10,3 ? 1,3 -5 > 0,05 đắng 0,63 3 Nhóm tiêm 2,4D 10 10,5 ? 0,7 5,8 ? 0,7 - 45 < 0,01 4 Nhóm uống chè + tiêm 2,4D 6 10,4 ? 5,8 ? 1,38 - 45 < 0,01 1,17 p p>0,05 p1,2>0,05; p 2,3 0,05 2 Nhóm uống dịch chiết chè 6 35,9 ? 11,1 36,1 ? 8,4 0 > đắng 0,05 3 Nhóm tiêm 2,4D 10 31,0 ? 5,30 36,6 ? 5,11 + 18 < 0,05 4 Nhóm uống chè + tiêm 2,4D 6 35,2 ? 4,5 32,1 ? 7,5 -9 > 0,05 p p>0,05 p>0,05
  6. Nhận xét: - Chè đắng không làm thay đổi tỉ lệ bạch cầu đa nhân. - 2,4D làm tăng 18% bạch cầu đa nhân có ý nghĩa. - Chè đắng + 2,4D làm giảm 9% bạch cầu đa nhân nghĩa là hạn chế được 20% sự tác động của 2,4D đối với bạch cầu đa nhân. Bảng 4. Sự biến đổi bạch cầu lympho (%) của thỏ STT Nhóm Số Trước Sau % thay p thỏ đổi TN 1 Nhóm chứng sinh học 6 52,2 ? 8,5 56,2 ? 3,6 +7 > 0,05 2 Nhóm uống dịch chiết chè 6 54,8 ? 50,8 ? 9,7 -8 > đắng 10,1 0,05 3 Nhóm tiêm 2,4D 10 58,3 ? 5,2 31,15 ? 4,7 - 47 < 0,05 4 Nhóm uống chè + tiêm 2,4D 6 51,02 ? 48,07 ? 8,3 - 11 > 9,9 0,05 p p>0,05 p1,3< 0,05 p3, 4 < 0,05 Nhận xét: - Sự thay đổi trước và sau ở nhóm chứng, nhóm chè chưa có ý nghĩa thống kê. - 2,4D làm giảm bạch cầu lympho có ý nghĩa (p < 0,05). - Chè đắng có khả năng làm hạn chế mức độ giảm bạch cầu lympho 36% so với sự tác động của 2,4D. 3.2.3. Sự biến đổi men gan ở các nhóm thử nghiệm Bảng 5. Sự biến đổi men SGOT (UI/l/370C). STT Nhóm Số Trước Sau % thay p thỏ đổi TN 1 Nhóm chứng sinh học 6 35 ? 9,89 32,5 ? 20,5 - 10 >
  7. 0,05 2 Nhóm uống dịch chiết chè 6 33,5 ? 12,5 29,33 ? - 13 > đắng 16,5 0,05 3 Nhóm tiêm 2,4D 10 46 ? 13 15,5 ? 6,36 - 67 < 0,05 4 Nhóm uống chè + tiêm 2,4D 6 45,8 ? 11 31,7 ? 4,9 - 31 < 0,05 p p>0,05 p3, 4 < 0,01 Nhận xét: - ở nhóm chứng và sử dụng chè làm giảm men gan chưa có ý nghĩa (p > 0,05). - Nhóm 2,4D làm giảm men gan rõ rệt. - Khi dùng chè phối hợp làm hạn chế được khoảng 36% sự tác động của 2,4D đối với SGOT. Bảng 6. Sự biến đổi men SGPT (UI/l/37 0C). STT Nhóm Số Trước Sau % thay p thỏ đổi TN 1 Nhóm chứng sinh học 6 82 ? 27,7 59,50 ? - 28 > 30,4 0,05 2 Nhóm uống dịch chiết chè 6 68,25 ? 60,6 ? 15,6 - 12 > đắng 18,4 0,05 3 Nhóm tiêm 2,4D 10 94 ? 25,2 43 ? 8,48 - 55 < 0,05 4 Nhóm uống chè + tiêm 2,4D 6 92,4 ? 55 ? 17,04 - 49 < 31,06 0,05 p p> 0,05 p> 0,05 Nhận xét: - Nhóm 2,4D mức độ giảm men SGPT khá cao (55%) có ý nghĩa. - Sử dụng chè phối hợp (nhóm 4) hạn chế mức độ giảm hơn.
  8. 3.2.4. Sự biến đổi HA và cholestero ở các nhóm thử nghiệm 3.2.4.1 Tác dụng hạ HA trên chó: HA HA sau khi dùng thuốc theo thời gian (mmHg) trước Thuốc Liều n khi sử dụng 15' 30' 60' 90' 120' thuốc 65 ? 65 ? 65 ? 65 ? 68 ? 0 70 ? 7,67 7,67 7,67 7,67 0,5g/kg 2 7,07 -2,8% -7,1% -7,1% -7,1% -7,1% 58,5 ? 58,5 ? 62,5 ? 62,5 ? 60 ? 4,94 4,94 66 ? 10,58 10,58 7,07 0,75g/kg 2 5,85 - - Dịch -5,3% -5,3% -5,3% 11,36% 11,36% chiết lá chè 63,3 ? đắng 68,3 ? 66,6 ? 65? 15 60 ? 10 12,58 73,3 ? 12,58 15,27 1g/kg 3 12,58 - - - -6,82% -9,14% 11,32% 18,14% 13,64% 64 ? 56 ? 53 ? 50,33 ? 64 ? 68,33 13,22 13,85 13,22 10,8 13,85 1,25g/kg 3 ? 11,93 - - - - -6,33% 12,19% 18,04% 22,43% 26,34% - ở các cháu đều thấy có sự hạ huyết áp, nhất là nhóm dùng liều 1 - 1,25g, huyết áp giảm dần và ổn định kéo dài. 3.2.4.2. Tác dụng hạ Cholesterol của dịch chiết lá chè đắng trên chuột nhắt trắng. - Kết quả xét nghiệm Cholesterol (Cho) Lô III Lô IV Lô II Lô I Lô V (Uống (Uống (UốngCho (Uống Cho+ nước Cho+ nước (Uống + Cho) sắc lá chè sắc lá chè Nacl) Nicotinic) đắng 1g) đắng 2g)
  9. 140,5 ? 107,75 ? 84,42 ? 69,11 ? 64,57 ? 26,84 17,01 20,95 31,41 22,89 % tăng Cho 210,56% 161,84% 126,8 % 103,8% 100% % Cho bị ức -48,62% -83,76% -106,76% chế Mức ý nghĩa p< 0,05 p< 0,01 p < 0,01 - Dịch chiết là chè đắng có tác dụng hạ Cholesterol rõ rệt. Sự ức chế khá cao ở nhóm sử dụng 2 g/kg. Bàn luận 1. Vấn đề phòng chống tác hại đối với các thành phần huyết học khi bị nhiễm độc 2,4D. Qua thử nghiệm thấy tác dụng của dịch chiết chè đắng làm cho thỏ thực nghiệm giảm bớt khoảng 20% so với nhóm chỉ dùng 2,4D về các dấu hiệu lông xù, rụng, kém ăn, hoạt động chậm chạp v.v... Các dấu hiệu này chúng tôi theo dõi hàng ngày và đánh giá theo cách chấm điểm từ 1điểm - 5điểm. Kết quả đã chứng tỏ chè đắng có tác dụng hạn chế sự độc hại của 2,4D. Cơ chế của vấn đề này chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên do 2,4D là chất độc toàn thân, nên có thể dịch chiết chè đắng có tác dụng giống như chất khử gốc tự do bởi các Plavonoit là thành phần thường có trong hầu hết các cây thực vật. Kết quả cho thấy chè đắng không có khả năng phục hồi về hồng cầu, lượng Hb dưới tác động của 2,4D. Điều đó chứng tỏ chè không có hoạt chất bổ máu hoặc tác dụng đối kháng 2,4D. Về tác động tới bạch cầu thì số liệu của chúng tôi cho thấy dịch chiết chè đắng làm giảm tác hại của 2,4D xuống 27%. Đặc biệt vấn đề suy giảm bạch cầu lympho ở nhóm gây độc 2,4D giảm mạnh (47%) so với ban đầu có ý nghĩa, nhưng khi được sử dụng chè đắng cùng 2,4D thì tình trạng giảm bạch cầu lympho được cải thiện khoảng 36%, nghĩa là giảm bớt sự tác động của 2,4D đối với bạch cầu đa nhân và bạch cầu lympho. Điều đó rất có ích khi sử dụng thuốc 2,4D đồng thời với thường xuyên uống chè đắng thì sẽ cải thiện tốt tình trạng suy giảm dòng bạch cầu. Điều này cần có các nghiên cứu sâu về vấn đề hoá ứng động bạch cầu dưới tác dụng của dịch chiết chè đắng. 2. Khả năng bảo vệ chức năng gan của dịch chiết chè đắng. Kết quả đã cho thấy ở nhóm chỉ sử dụng 2,4D thì giảm men gan (transaminase), thể hiện men SGOT giảm rất mạnh (67%) so với ban đầu, men SGPT giảm 55% so với ban đầu. Còn nhóm sử dụng dịch chiết chè đắng phối hợp 2,4D thì giảm hẳn 36% sự tác hại của 2,4D đối với men gan (SGOT). Điều đó chứng tỏ khả năng của dịch chiết
  10. chè đắng có tác dụng bảo vệ men gan khỏi bị tác động bởi 2,4D. Sự tác động này có thể là khả năng hạn chế chất độc hoặc tăng cường các chất Antioxidan làm cho các gốc tự do nội sinh dưới tác dụng của 2,4D được hạn chế. Vấn đề này cần được các nhà khoa học tiếp tục làm rõ và chứng minh cụ thể cơ chế tác dụng của nó. Vậy chè đắng có khả năng giải độc loại chất độc nào với cơ chế ra sao còn là những vấn đề cần nghiên cứu sâu sắc hơn. 3. Về tác dụng hạ HA: Những kết quả nghiên cứu trên chó thực nghiệm cho thấy dịch chiết lá cây chè đắng có tác dụng hạ HA rõ rệt. Mức độ hạ HA từ từ, thời gian và mức độ hạ HA phụ thuộc vào liều lượng, liều càng cao tác dụng càng mạnh. So với cao lỏng bạch hạc dùng 2g/kg HA giảm nhiều nhất 10,4%, duy trì trên 60 phút, cao rượu rễ nhàu với liều 2g/kg làm giảm HA 23%, duy trì trong 240 phút, chè hạ áp khác liều 2g/kg làm giảm HA 31,2% duy trì trong 150 phút, cao lỏng dừa cạn liều 0,4ml/kg giảm HA 60-760% duy trì trên 30 phút mà các tài liệu đã công bố dịch chiết lá chè đắng với liều 0,75g/kg làm giảm HA 11,36%, liều 1g/kg làm giảm HA 18,14%, liều 1,25g/kg làm giảm HA 26,34%. HA chó giảm từ phút thứ 15 sau khi uống dịch chiết lá chè đắng, HA tiếp tục giảm ở những phút sau và có xu hướng ổn định từ những phút 90 - 120 liều càng tăng HA giảm càng mạnh nhưng không giảm đột ngột điều này cho thấy khả năng làm giảm HA của dịch chiết lá chè đắng là tương đối ổn định. So với một số thảo dược khác chúng tôi thấy chè đắng có tác dụng ưu việt hơn. 4. Về tác dụng hạ Cholesterol: * So với lô V (lô uống Cholesterol đơn thuần) thì nồng độ Cholesterol máu tăng ở lô I là 110,5 %, lô II tăng 61,85%, lô III tăng 26,8%, lô IV tăng 3,8%. Với liều 1g/kg ức chế sự tăng Cholesterol máu ở chuột uống Cholesterol hàng ngày tới gần 83,7%, với liều 2g/kg khả năng ức chế sự tăng cholesterol còn cao hơn nữa, tới 106,7%, trong khi ở lô uống thuốc đối chứng (uống acid Nicotinic) chỉ ức chế được 48,66%. Kết quả này cho thấy dịch chiết lá chè đắng có tác dụng ức chế mạnh sự tăng Cholesterol máu, mức độ hạ Cholesterol phụ thuộc vào liều lượng thuốc. * So với tác dụng hạ Cholesterol máu chuột của hai loài Curcuma ở miền Bắc Việt Nam [4]. + Đối với Curcuma harmandii (liều 20g/kg/ngày) ức chế được sự tăng Cholesterol máu ở chuột ăn Cholesterol hàng ngày là 42,4%. + Đối với Curcuma tricosantha (liều 20g/kg/ngày) ức chế được sự tăng Cholesterol máu chuột ăn Cholesterol hàng ngày là 73,84%. Như vậy kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy dịch chiết lá chè đắng có tác dụng làm giảm Cholesterol máu rõ rệt so với thuốc đối chứng (axit Nicotinic), và cả hai loài Curcuma ở miền Bắc Việt Nam.
  11. Kết luận và đề nghị Kết luận Qua kết quả và bàn luận trên chúng tôi có một số kết luận sau: 1. Dịch chiết chè đắng không độc đối với chuột thực nghiệm, qua đường uống không tính được liều LD50. 2. Dịch chiết chè đắng có khả năng giảm được 20 - 40% sự tác động của 2,4D tới dòng bạch cầu, nhất là bạch cầu đa nhân và bạch cầu lympho. 3. Dịch chiết chè đắng có khả năng giảm bớt 36% sự tác hại của 2,4D tới men SGOT. 4. Dịch chiết chè đắng có tác dụng làm hạ huyết áp từ từ và tương đối ổn định sau khi dùng thuốc từ 15 phút đến 120 phút. Liều càng tăng càng có tác dụng hạ huyết áp mạnh. 5. Dịch chiết chè đắng có tác dụng làm hạ cholesterol máu liều 2g/kg có khả năng giảm 106% lượng cholesterol được đưa vào qua đường uống. Đề nghị 1. Tiếp tục nghiên cứu các chỉ số về tế bào học, nghiên cứu chỉ số nhiễm sắc thể. 2. Xác định các thành phần sinh học, nhất là các plavonoit có tác dụng chống gốc tự do (Antioxydan). 3. Tiếp tục thử nghiệm lâm sàng tác dụng hạ huyết áp và hạ cholesterol. 4. Nghiên cứu khả năng thải độc hoặc ngăn cản sự tác dụng của một số loại nhiễm độc khác. Tài liệu tham khảo 1. Trịnh Văn Bảo, Trịnh Đức Phấn, Đào Ngọc Phong, Đặng Huy Hoàng. Đặc điểm tinh dịch của một số cựu chiến binh Việt Nam tiếp xúc với chất da cam. Chất diệt cỏ trong chiến tranh, tác hại lâu dài với con người và thiên nhiên. Hội thảo quốc tế lần II - 1993. Tr: 419 - 424. 2. Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Khắc Khôi. Tên khoa học của cây chè đắng Việt Nam . Tạp chí sinh học, tháng 3/1999. Tr: 1 - 3. 3. Vũ Đình Hải, Nguyễn Lung, Nguyễn Văn Tiệp, Vũ Khánh.
  12. Những nhiễm độc cấp thường gặp. NXB Hải Phòng, 1989. Tr: 146 - 148. 4. Trần Quang Hùng. Thuốc bảo vệ thực vật. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1999. Tr: 8, 258 - 303. 6. Lê Đình Khả. Chè đắng, một loại cây có nhiều tác dụng và có thể nhân giống bằng hom. Tạp chí lâm nghiệp, số 10. Tr: 26-27. 7. Nguyễn Viết Nhân. Tìm hiểu tác động của PaDan lên sự sinh sản và bộ nhiễm sắc thể chuột nhắt trắng. Báo cáo khoa học tại Hội nghị sáng tạo khoa học kỹ thuật tuổi trẻ toàn quốc lần thứ 5, năm 1990. Tr: 60. 8. Lê Kim Oanh. Phân loại thuốc trừ cỏ dại. Trung tâm kiểm định thuốc bảo vệ thực vật phía Bắc. Tr: 45 - 64. 9. Trần Đức Phấn, Trịnh Văn Bảo, Vũ Văn Đính. Những biến đổi nhiễm sắc thể ở người ngộ độc cấp há chất trừ sâu photpho hữu cơ. Tạp chí di truyền và ứng dụng, 1996. Tr: 2, 39 - 44. 10. Đào Ngọc Phong, Nguyễn Duy Thiết, Trần Như Nguyên. Độc chất học nghề nghiệp và nhiễm độc nghề nghiệp. Giáo trình đào tạo lại. Hà Nội, 1994. Tr: 112 - 136. 11. Purchas IFH, et al. 2,4 - Dichlorophenoxyaxetie acid (2,4D). Atla 1987. Vol. 14. No3 - p. 213-214. 12. Nguyễn Văn Uyển. Phân bón lá và các chất kích thích sinh trưởng. NXB Nông nghiệp - Thành phố hồ chí Minh, 1995. Tr: 55 - 61. 13. Nông Thanh Sơn, Nguyễn Ngọc Anh, Nông Thị Tự, Viên Thị Dung. Nghiên cứu ảnh hưởng của hoá chất diệt cỏ 2,4D trên động vật thực nghiệm . Thông báo khoa học Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội, 1999. Tr: 77-83. 14. Hoàng Thị Sèn, Nguyễn Thị Thanh Hương.
  13. Kết quả bước đầu di thực cây chè đắng từ Cao Bằng về Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và công nghệ - Đại học Thái Nguyên. Số 1/2001. Tr: 30-33. 15. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thanh. Chất điều hoà sinh trưởng đối với cây trồng. NXB Nông nghiệp, 1993. Tr: 5 - 82. 16. Võ Đình Vinh. Vlianhie 2,4 dichlorophenoxyurxuxnoi kixlotu (2,4D) na renxkie gametui embrionalnoe razvichie u krux prizatravke xamok do beremennox Avtorepherat Dixertaxina xoixka ahieutrenoi Xchepenhe kandidata medixinxkixnauk. Leningrad, 1991. 18. 17. Lê Lương Đống, Vũ Nam, Trần Thuý, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Việt. Bước đầu đánh giá tác dụng hạ HA của lá kiến cỏ trên lâm sàng. (Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học tập 3 - Hà Nội 1995 Tr16-21). 18. Nguyễn Thế Hùng, Phạm Xuân Sinh (Bộ môn DHCT - Đại học Dược Hà Nội). Nguyễn Trần Giáng Hương, Nguyễn Trọng Thông Đỗ Minh Thanh (Bộ môn Dược lý - Đại học Y khoa Hà Nội). Nghiên cứu tác dụng hạ HA của bạch hạc (Tạp chí dược học số tháng 8/1998, Tr 11- 14). 19. Phạm Thanh Kỳ, Phạm Xuân Trường (Trường Đại học Dược Hà Nội), Nguyễn Khắc Viện [Học viện Quân Y] Một số kết quả bước đầu về nghiên cứu tác dụng hạ Cho máu của hai loài Curcuma phát hiện ở miền Bắc Việt Nam. (Tạp chí Dược học số tháng 3/1998, Tr 19-20). 20. Đào Văn Phan: Tác dụng hạ HA của cây dừa cạn (1965) Y học Việt Nam, Tr 10-19. 21. Đỗ Minh Thanh: (1999). Nghiên cứu tác dụng hạ HA của cao lỏng lá bạch hạc Luận án thạc sĩ y học (Đại học Y Hà Nội), Tr 1-63. nghiên cứu khả năng phòng chống tác hại của thuốc diệt cỏ (2,4D) và tác dụng hạ huyết áp của dịch chiết lá chè đắng trên động vật thực nghiệm
  14. Nhóm sinh viên: Nông Phúc Thắng (báo cáo viên), Nông Thị Tự, Bùi Hải Nam, Nguyễn Quốc Thịnh Người hướng dẫn: TS. Nông Thanh Sơn, TS. Phan Văn Các, Ths. Đỗ Minh Thanh Bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm có đối chứng song song, các tác giả đã chứng minh được một số tác dụng của dịch chiết lá chè đắng: 1. Dịch chiết chè đắng có khả năng giảm được 20 - 40% sự tác động của 2,4D tới dòng bạch cầu, nhất là bạch cầu đa nhân và bạch cầu lympho. 2. Dịch chiết chè đắng có khả năng giảm bớt 36% sự tác hại của 2,4D tới men SGOT. 3. Dịch chiết chè đắng có tác dụng giảm huyết áp rõ rệt, đồng thời làm giảm cholesterol máu khá tốt. Các tác giả đề xuất cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của dịch chiết lá cây chè đắng, cơ chế như tác dụng hạ huyết áp, tác dụng chống gốc tự do trong cơ thể.vv...
nguon tai.lieu . vn