Xem mẫu

  1. Nghệ thuật xử lý mâu thuẫn giữa các nhóm Là một người trưởng nhóm, ngoài việc đảm bảo hoàn thành tốt công việc của nhóm còn phải hòa hợp được lợi ích giữa các nhóm với nhau. Tuy nhiên, có những tình huống trớ trêu trong quan hệ giữa các nhóm với nhau, người trưởng nhóm phải ứng xử như thế nào để hợp tình hợp lý? Như trường hợp, nhóm của bạn đang rất cần tăng cường thêm một nhân sự nữa. Giám đốc cũng đã đồng ý với đề xuất xin thêm nhân sự của nhóm bạn. Vấn đề trở nên phức tạp khi có một nhân sự nữ của nhóm khác tự tìm đến bạn để xin đầu quân nhưng người trưởng nhóm hiện tại của cô ta cho rằng bạn đang lôi kéo nhân sự nhóm họ và yêu cầu bạn từ chối tiếp nhận nhân sự kia. Bạn sẽ phải ứng xử như thế nào để vừa không gây mâu thuẫn giữa các
  2. nhóm trong công ty vừa đảm bảo được nhân sự trong nhóm của bạn? Anh Đào Quốc Đạt – một lập trình viên ở Hà Nội cho rằng, nếu anh gặp phải trường hợp đó thì việc trước tiên là anh phải nói chuyện lại với người trưởng nhóm kia, trình bày lại hoàn cảnh người nhân sự kia gặp mình để xin việc, nếu người trưởng nhóm kia đồng ý thì sẽ nhận cô ta vào làm việc tại nhóm của mình, còn không sẽ đề xuất với nhóm giám đốc để có kế hoạch tuyển nhân sự gấp cho nhóm của mình, nhằm tránh gây xíc mích giữa các nhóm. Còn thời gian để gặp người trưởng nhóm kia, theo anh Đạt thì nên diễn ra vào giờ ăn trưa hoặc một lúc nào đó có thể nói chuyện riêng với hai người. Ông Nguyễn Cảnh Bình – Chủ tịch HĐQT – GĐ Công ty Cổ phần Sách Anphal hỏi: “Bạn có nghĩ gì về hiệu quả và kết quả công việc của cô ấy ở nhóm cũ trong bối cảnh anh trưởng nhóm thì rất bực mình, còn cô ấy thì lại muốn xin đi nhưng bạn lại không nhận, rốt cục cô ấy ở lại làm việc trong nhóm cũ có hiệu quả không?”.
  3. Anh Đạt cho rằng, nếu người nữ nhân viên kia thật sự có tài thì người trưởng nhóm sẽ không gây khó khăn nhiều cho cô ấy khi phải ở lại làm việc với nhóm vì nếu không thì người trưởng nhóm đó đã tự gây khó khăn cho chính mình. Hơn nữa, khi người trưởng nhóm kia gây khó khăn cho người nữ nhân viên kia thì có nghĩa là sau này người trưởng nhóm đã từ chối đề nghị chuyển việc của nữ nhân viên đó có thể dễ dàng thu hút được người nữ nhân viên đó mà vẫn tránh gây được hiềm khích giữa các nhóm với nhau. Ông Huỳnh Bửu Sơn – Chuyên viên kinh tế cao cấp hỏi: “Theo bạn, việc người nữ nhân viên của nhóm khác xin chuyển sang làm việc ở nhóm bạn có chính đáng không?”. Anh Đạt khẳng định: “Nguyện vọng đó rất chính đáng”. Vì theo anh Đạt, nhóm anh đã làm việc rất hiệu quả, được thưởng nhiều, đó cũng là mong muốn chính đáng của mỗi người. Ông Bửu Sơn hỏi thêm, trong trường hợp bạn đưa vấn đề này lên ban giám đốc, và ban giám đốc quyết định chuyển cô nhân viên kia về làm việc trong nhóm của bạn thì bạn
  4. nghĩ như thế nào về quyến định này và việc quyết định từ chối nhận cô ta vào làm việc trong nhóm mà bạn đã đưa ra trước đó? Anh Đạt cho rằng, “Nếu đó là quyết định của ban giam đốc thì tôi không có quyền từ chối và tôi sẽ không bị gán vào tội lôi kéo nhân viên của người khác nữa”.
nguon tai.lieu . vn