Xem mẫu

  1. Nghệ thuật thoát hiểm hay "Đàm phán theo phong cách Trump" Ngay khi được xuất bản lần đầu tiên, cuốn sách "Đàm phán theo phong cách Trump" đã gây sự chú ý đặc biệt trong giới kinh doanh. Phải chăng George H.Ross đã làm một việc táo bạo và có phần phiêu lưu khi giải mã bí quyết thành công trong chiến lược đàm phán để giành thắng lợi chung cuộc của tập đoàn kinh tế khổng lồ Trump? Bìa sách Đàm phán theo phong cách
  2. Kì thực, khi đọc cuốn sách này, sẽ không ít Trump. người nhận ra mình cũng có trong tay ít nhiều kinh nghiệm đàm phán mà Ross đã khái quát, vấn đề là làm thế nào để biến những lý thuyết “chắc ăn” ấy thành một phong cách thương lượng hoàn hảo trong thực tế. Bởi chính G. Ross cho rằng: “Bắt đầu một cuộc đàm phán cũng giống như bắt đầu một chuyến đi tới một cái đích mà không có lộ trình và mọi chỉ dẫn đều là giả dối”. Vậy chúng ta có gì trong “Đàm phán theo phong cách Trump”? Trước hết, đây là một cuốn sách luận bàn mưu kế trong kinh doanh tương đối dễ đọc, bởi nó may mắn hội tụ sự chặt chẽ, sắc sảo trong cách lập luận của một luật sư, những phần mục khoa học và rõ ràng trong diễn ngôn của một nhà kinh tế, sức thuyết phục trong lời nói của một chuyên gia đàm phán và đặc biệt là chất nghệ sĩ của một diễn viên “học việc”. Với 17 chương được xếp vào 2 phần mục, cách viết linh hoạt và logic từ những trang đầu tiên cho đến những dòng cuối cùng đã cho thấy ý tưởng
  3. của G.Ross khi viết cuốn sách này: đàm phán là một quá trình diễn tiến phức tạp và đầy tính nghệ thuật để ngăn ngừa kết cục đổ bể cho mọi cuộc giao dịch. Phần I, G.Ross không ngần ngại đưa ra 8 bí quyết trong cách giao dịch của Trump: Tạo dựng lòng tin, tình bạn và sự hài lòng cho đối phương.Tìm hiểu đối phương muốn gì, khám phá ra điểm yếu và những thông tin quan trọng. Đưa ra những giải pháp mạnh bạo để giải quyết vấn đề và làm cho đối phương tin rằng họ được lợi nhiều hơn sự trông đợi ban đầu của họ. Sử dụng thời gian, thời hạn, trì hoãn và trở ngại một cách có lợi. Chiến thuật đàm phán tâm lý. Nắm vững chủ đề đàm phán. Linh hoạt và chủ động với những gì cần và muốn. Khai thác các công cụ lập kế hoạch và tổ chức có hiệu quả để giành thắng lợi. Phần thứ II (gồm 8 chương), tác giả dành toàn bộ trí lực để chỉ dẫn phương án “thoát hiểm” trong những tình huống đàm phán đặc biệt. Những cách thức này đã được vốn kinh nghiệm 50 năm thương thuyết của G.Ross bảo đảm. Điều đặc biệt là, ông đã đưa ra những “câu chuyện
  4. ngụ ngôn hiện đại” gây sửng sốt cho cả những nhà đàm phán sành sỏi, làm dẫn chứng cho những luận điểm hết sức khoa học của mình. G.Ross đưa ra hai định nghĩa khá là “ngộ nghĩnh” nhưng xác đáng: “Người đàm phán giỏi nhất là những đứa trẻ hai tuổi (biết cách vòi vĩnh) và đôi khi họ là những con tắc kè hoa (biết cách giấu đi những mong muốn thực sự của mình)”. Ông đã cảnh báo những người chân ướt chân ráo vào nghề đàm phán (và cả những người liên tục gặp thất bại trong những vụ giao dịch) là: “Không phải ai cũng nói thật. Anh phải đề phòng thôi, vì đó là tất cả những gì thuộc về quá trình thương lượng. Và ngược lại, tin tưởng không phải là ở những gì bạn nói mà ở những gì mà cuối cùng bạn sẽ chấp nhận thực hiện trong hợp đồng”. Để tạo nên phong cách đàm phán kiểu Trump, G.Ross đã cổ suý cho một phương pháp đàm phán bằng trí tuệ (sử dụng trí óc và logic), sử dụng lời nói nhiều hơn túi tiền, và đàm phán là tìm ra một hướng giải quyết làm hài lòng cá nhân (như là sự hồi quang đáng ngạc nhiên của chủ nghĩa nhân văn trong hoạt động thương mại). Quan điểm thành công trong một cuộc đàm phán của G.Ross cũng rất “lạ lùng”: “Không phải chỉ là việc
  5. thu được món lợi kếch xù mà vấn đề là sau cuộc đàm phán đó, anh có thế tiến hành thêm bao nhiêu cuộc đàm phán thuận lợi nữa với đối tác?” Hành trình du thuyết của G.Roos và những chuyên gia đàm phán đã được khái quát trong gần 400 trang sách chỉ là bước khởi đầu cho những ai nuôi mộng nắm giữ trong tay bí quyết thành bại của mọi cuộc giao dịch. Bản thân G. Ross cũng nghi ngại cảnh báo mọi chiến lược đều là con dao hai lưỡi, vấn đề là đừng để đối phương dùng những cách thức mà ta tưởng như thông tỏ để lừa gạt chính mình. Tự tin dấn thân, dũng cảm chấp nhận thất bại, nghiêm khắc đánh giá, rút kinh nghiệm… cũng là một trong những yếu tố làm nên phong cách đàm phán của Trump. Hạnh Hà 
nguon tai.lieu . vn