Xem mẫu

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012 NGHỆ THUẬT TẠO DỰNG CÁC LỚP KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRÊN TRỤC THẦN ĐẠO KINH THÀNH HUẾ Võ Ngọc Đức Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt. Tổ chức không gian theo trục tạo lớp không gian là một trong những giá trị của kiến trúc truyền thống Huế. Lớp là tập hợp vô vàn điểm ảnh trong không gian có cùng một tính chất. Các lớp không gian là một phần của không gian được sắp xếp từ lớp không gian này đến lớp không gian kia theo một hay nhiều phương khác nhau. Tổ chức không gian lớp trên trục Thần đạo được tạo ra do quá trình thích ứng với khí hậu nhiệt đới gió mùa, công năng sử dụng, yếu tố phong thuỷ, quy luật thẫm mỹ, điều kiện văn hoá, các giai đoạn phát triển lịch sử… Tổ chức không gian kiểu này tạo khả năng định hướng đồng bộ cho các công trình chính đều quay mặt hướng tốt, tạo chiều sâu không gian, phân cấp tầm quan trọng của các không gian kiến trúc… Phương thức tổ chức này có khả năng vận dụng vào thiết kế kiến trúc hiện đại, xây dựng kiến trúc có bản sắc. Huế được mệnh danh là thành phố di sản (vật thể và phi vật thể) được Unessco công nhận vào năm 1993. Quần thể di sản kiến trúc Huế rất phong phú đa dạng gồm: thành quách, cung điện, đền đài, miếu mạo và lăng tẩm. Vào khoảng thế kỷ XVII, từ khi chúa Nguyễn Hoàng mở mang bờ cõi di cư vào phía Nam, các chúa Nguyễn từ thời bấy giờ đã có ý đồ, tư tưởng về tổ chức không gian nhiều lớp thành luỹ phục vụ việc phòng thủ. Năm 1801, Nguyễn Ánh trở về chiếm lại Phú Xuân, lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long. Vào năm 1803, vua Gia Long bắt tay vào việc quy hoạch, thiết kế và chuẩn bị thi công Dự án quy hoạch kinh đô. Dưới thời Gia Long kiến trúc đô thị Huế bắt đầu được hình thành rõ ràng, bài bản trong việc tổ chức các lớp không gian kiến trúc. Một trong những giá trị của kiến trúc truyền thống mà nhà Nguyễn đã để lại cho chúng ta là phương thức tổ chức không gian theo trục tạo lớp không gian. Phương thức này đã được áp dụng linh hoạt trong quá trình xây cất công trình và tạo dựng cảnh quan đô thị Huế. Tổ chức lớp không gian theo trục tạo sự định hướng, hình thành nên đặc trưng trong bố cục không gian đô thị. 29
  2. Kiến trúc là nghệ thuật tổ chức không gian nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Không gian là đối tượng cơ bản của kiến trúc. Việc tiếp cận nhiều cách khác nhau tạo ra các loại hình không gian kiến trúc khác nhau. Khái niệm lớp có thể dùng để phân tích không gian hay để miêu tả một không gian có tính chất lớp nào đó. Có thể khái quát rằng: lớp là tập hợp vô vàn điểm ảnh trong không gian có cùng một tính chất. Các lớp không gian là một phần của không gian được sắp xếp từ lớp Trục thần đạo nối Hoàng thành, Kỳ đài, không gian này đến lớp không gian kia theo núi Ngự [13] một hay nhiều phương khác nhau. Khái niệm lớp không gian cung cấp cho ta một công cụ để chỉ ra thứ tự sắp xếp, quá trình hình thành, mối quan hệ không gian giữa các thành phần kiến trúc theo các phương. Qua đó thấy được cấu trúc hệ thống giữa các thành phần không gian. Trong kiến trúc, sự chuyển động của một điểm tạo ra tuyến. Tổ chức không gian theo tuyến chứa đựng một loạt không gian giống nhau chuyển động theo trục. Các không gian thành phần được liên kết trực tiếp với nhau hoặc thông qua một không gian dạng tuyến riêng biệt khác. Hình thức chuyển động của tuyến có thể dạng đường thẳng, cong hay theo một quy luật tuyến nào đó. Để nhấn mạnh một thành phần nào đó trên tuyến, người ta nhấn mạnh độ lớn và hình dạng thể hiện những không gian có tầm quan trọng. Tầm quan trọng của những không gian này càng được nhấn mạnh khi nó đặt ở cuối tuyến, đặt ở điểm thắt, điểm gãy khúc của tuyến hoặc đặt tách ra khỏi tuyến. Quan hệ lớp không gian theo tuyến[12] Đối với kiến trúc cảnh quan, khái niệm lớp không gian được sử dụng rất phổ biến. Theo đó, mọi không gian hay các cảnh vật thiên nhiên đều được phân thành 3 lớp không gian: cận cảnh, trung cảnh và viễn cảnh. Đặc trưng trong cách thức bố cục đô thị 30
  3. Huế là kinh thành được định hướng theo tuyến kết hợp các lớp không gian để phân chia thành các khu vực khác nhau. Tổ chức không gian lớp trên trục thần đạo ở kinh thành Huế được tạo ra do quá trình thích ứng với khí hậu nhiệt đới gió mùa, công năng sử dụng, yếu tố phong thuỷ, quy luật thẫm mỹ, điều kiện văn hoá, các giai đoạn phát triển lịch sử,… Trục thần đạo là đặc điểm rất quan trọng trong kiến trúc truyền thống Huế và được sử dụng rất nhiều trong kiến trúc cung điện, lăng tẩm, đình chùa Huế... Vị trí Kinh thành Huế được lựa chọn cẩn thận, bao gồm đầy đủ các đặc trưng địa lý như là: sông, núi, đất đai bằng phẳng và các nét cảnh quan đặc trưng. Theo nguyên tắc phong thuỷ, dòng sông Hương và núi Ngự Bình đóng vai trò minh đường và bình phong cho Kinh thành; cồn Hến và cồn Dã Viên là hai yếu tố tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ hình thành nên các lớp không gian trong tổng thể đô thị Huế. Việc tạo ra lớp không gian sân vườn đan xen giữa các công trình giúp điều hoà vi khí hậu cho các công trình; hành lang, hàng hiên, hàng cột cũng không ngoài mục đích này. Lớp không gian tạo sự chuyển động, nhịp điệu trong kiến trúc truyền thống, đồng thời tạo điểm nhấn và hình ảnh đặc trưng trong không gian đô thị (Kỳ Đài, Ngọ Môn,…). Nhờ cấu trúc lớp không gian có trục định hướng, tổng thể quy hoạch Kinh thành Huế gồm nhiều lớp vòng thành rất ăn nhập cảnh quan thiên nhiên nhưng vẫn giữ được uy quyền sức mạnh của chế độ phong kiến. Các lớp không gian biểu hiện sự cảm nhận thẫm mỹ theo phương ngang rất đặc trưng của Huế. Nhịp điệu các lớp mái tạo ra sự biến hoá đa dạng của cấu trúc gỗ truyền thống, cấu trúc bộ vì kèo tạo nên vẻ đẹp của sự biến thiên trong không gian nội thất. Các lớp không gian trên trục thần đạo từ Kỳ đài, Các điểm mốc không gian trên trục Ngọ Môn, điện Thái Hoà [11] thần đạo Kỳ Đài, Phu Văn Lâu, Nghênh Lương Đình Ngoài ra, tổ chức không gian theo trục tạo khả năng định hướng đồng bộ cho các công trình chính đều quay mặt hướng tốt thể hiện rất rõ ở bố cục tổng thể Kinh thành Huế. Đặc điểm này được tạo ra do việc tuân thủ những quy luật đăng đối theo những 31
  4. tuyến thẳng và quy luật phong thuỷ của tổng thể kiến trúc. Giải pháp bố cục theo chiều sâu tạo nên các lớp không gian có tác dụng định hướng, phân cấp tầm quan trọng của các không gian kiến trúc. Từ điện Thái Hoà, Ngọ Môn, Kỳ Đài, hộ Thành hào, Phu Văn Lâu, Nghênh Lương Đình, sông Hương, núi Ngự Bình,… thể hiện rất rõ điều này. Ngày nay, quá trình đô thị hoá làm bộ mặt kiến trúc đô thị Huế phát triển đồng thời cũng làm mất đi phần nào giá trị quý giá của ông cha ta. Trong cách nhìn của chúa Nguyễn Hoàng từ xưa đã có dụng ý đóng khung Huế trong phong cảnh kỳ diệu từ núi Ngự Bình đến đồi Vọng Cảnh, đến phá Tam Giang và Cầu Hai. Quy hoạch phát triển đô thị Huế phải xuất phát từ quan điểm bảo tồn, nâng cao giá trị quần thể di tích cố đô Huế, tôn trọng tư tưởng chủ đạo của thuyết phong thuỷ trong quy hoạch Huế trước đây với các nguyên tắc truyền thống của nghệ thuật kiến trúc cung đình Việt Nam. Đặc thù của đô thị Huế là tổng thể di tích tồn tại trong lòng đô thị mới, cố đô chung sống với thành phố đang phát triển đi lên. Vì vậy, việc bảo tồn cái cũ không nên níu kéo cái mới phát triển, ngược lại sự phát triển cái mới không lấn át cái cũ mà phải kết hợp hài hoà với nhau. Vì vậy, muốn phát triển một nền kiến trúc Huế có bản sắc, trước tiên chúng ta phải khẳng định đâu là cốt lõi, cái đặc thù đã làm nên tính riêng biệt cho nghệ thuật kiến trúc Huế. Những giá trị của phương thức tổ chức không gian lớp theo trục trong kiến trúc truyền thống có khả năng vận dụng vào thiết kế kiến trúc hiện đại, mở ra quan niệm mới trong sáng tác, xây dựng nền kiến trúc có bản sắc, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên và văn hoá Huế. Các công trình chính trên trục thần đạo Kinh thành Huế tính từ phía Bắc (Hoàng Thành) đến phía Nam (núi Ngự Bình) (nguồn tác giả). Tên công Mặt bằng, phối cảnh Chức năng Vị trí trình Lầu Tứ Nơi hóng Hoàng Phương mát, ngắm Thành Vô Sự cảnh, nơi học tập của Hoàng gia Lầu Kiến Nơi ngắm Tử Cấm Trung cảnh của vua Thành (cao 10,8m) [11] 32
  5. Nơi ăn ở sinh Điện hoạt của Tử Cấm Khôn Hoàng Quí thành Thái Phi và các phi tần mỹ nữ Điện Càn Nơi ở của Tử Cấm Thành Vua thành Điện Cần Nơi làm việc Tử Cấm Chánh của Vua thành (cao 10,871m) [13] Điện Thái Tiếp đại triều, Hoàng Hoà cử hành nghi thành lễ đặc biệt Ngọ Môn Cửa vào Kinh (cao 15m) chính Hoàng thành thành Kỳ Đài Vị trí cờ, Kinh (cao 55m) điểm nhấn thành chính Kinh thành Phu Văn Nơi ngắm Bắc sông Lâu (cao cảnh, nghỉ Hương 9,5m) ngơi, thư giãn 33
  6. Nghênh Nơi ngắm Bắc sông Lương cảnh, nghỉ Hương Đình (cao ngơi, thư giãn 7,85m) Sông Cung cấp Nam Bắc Hương nước, giao sông thông, Minh Hương đường cho Kinh thành Nhà thờ Nhà thờ Nam sông Phú Cam Thiên Chúa Hương giáo Núi Ngự Tiền án Kinh Nam sông Bình (cao thành Hương 105m) [11] Các lớp không gian qua mặt cắt hiện trạng trục thần đạo từ Hoàng thành đến núi Ngự Bình 34
  7. Mặt bằng và mặt cắt đề xuất các lớp không gian trên trên trục thần đạo từ Hoàng thành đến núi Ngự Bình TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Thuận An, Kiến trúc cố đô Huế, Nxb. Thuận hoá, Huế, 2000. 2. Phan Thuận An, Kinh thành Huế, Nxb. Thuận hoá, Huế, 1999. 3. Nguyễn Quang Đạt, Không gian liên kết trong kiến trúc, Luận văn thạc sỹ kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, 2004. 35
  8. 4. Đặng Thái Hoàng , Sáng tác kiến trúc, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1996. 5. Vũ Tam Lang, Kiến trúc cổ Việt nam, Nxb. Xây dựng, Hà Nội, 2002. 6. Đặng Đức Quang, Cơ sở tạo hình kiến trúc, Nxb. Xây dựng, Hà Nội, 1999. 7. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại nam nhất thống chí, bản dịch của VSH, Nxb. Khoa học xã hội, Hà nội, 1969. 8. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh, 1999. 9. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế với vai trò thành phố trực thuộc trung ương cơ hội và thách thức, Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2010. 10. Viện nghiên cứu kiến trúc, Kiến trúc và khí hậu nhiệt đới Việt nam, Nxb. Xây dựng, Hà Nội, 1997. 11. Francis D.K. Ching, Architecture-Form, Space, and Order, I.T.P. A Division of International Thomson Publishing Inc, 1996. 12. Institute of Unesco World Heritage Waseda University-Japan, Một số tài liệu nghiên cứu về Huế, 2002. 13. International Workshop and Symposium on Conservation of Historical Urban and Rural Environment along the Huong River Valley, Aug 5-20th 2005, Hue City. 14. Roger H.Clark, Michael Pause, biên dịch Nguyễn Ngọc Giả, Võ Đình Hiệp, Phương pháp phân tích và đánh giá qua hình vẽ những tác phẩm kiến trúc nổi tiếng của các kiến trúc sư lớn, Nxb. Xây dựng, Tp Hồ Chí Minh, 2002. CREATING ART OF ARCHITECTURAL SPACIAL LAYERS ON MAIN AXIS OF HUE CITADEL Vo Ngoc Duc College of Sciences, Hue University Abstract. One of the values of traditional architecture is the spatial organization of the axis creating layers of space. A layer is a collection of numerous pixels in space having the same nature. The spacial layer is part of the space arranged from the spacial layer to another spacial layer on one or more different directions. The spatial organization of the main axis was created in the process of adaptation to a tropical monsoon climate, utilities, Feng shui elements, aesthetic laws, cultural conditions, the development stage history... This spatial organization makes it possible for projects to be oriented toward the good direction, creating deep space and devolving hierarchical importance of the architectural space. Methods of the spatial organization in the axial line in traditional architecture can be used in modern architectural designs and the building of advanced architecture with strong ethnic identity. 36
nguon tai.lieu . vn