Xem mẫu

  1. Ngày Tết và những tai nạn đáng tiếc cho trẻ
  2. Mùa xuân mang đến hạnh phúc cho từng nhà, nhưng để được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc ấy, các bậc phụ huynh phải chăm sóc cho con trẻ thật cẩn thận để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy đến cho trẻ nhỏ trong những ngày tết bận rộn. Phỏng, tai nạn đáng sợ Chuẩn bị đón giao thừa, cả nhà quây quần quanh bếp lửa bên cạnh nồi bánh chưng xanh hay bánh tét. Tiếng tí tách của củi lửa, tiếng sôi sùng sục của nồi bánh chưng xanh, bánh tét chính là nguồn kích thích mãnh liệt thói hiếu động của các trẻ vừa chập chững biết đi. Chính vậy, té vào lửa, té vào nồi nuớc sôi là điều có thể xảy ra với trẻ. Khoa bỏng chỉnh hình bệnh viện Nhi Đồng 2 mới đây đã điều trị cho một bé trai ba tuổi, té chổng ngược vào nồi nước sôi chuẩn bị làm gà, vịt của một gia đình ở quận ngoại thành. Biết bao trẻ em ở các tỉnh xa lâm vào cảnh tương tự. Có những bé gái bị phỏng nặng đã phải mang tật nguyền suốt đời sau tai nạn té vào nồi nước sôi hay bếp lửa ngoài trời
  3. như vậy. Có trường hợp nặng hơn, gây ra tử vong cho trẻ nếu người nhà không biết hay việc cấp cứu không kịp thời. Nếu chẳng may trẻ bị phỏng, phụ huynh nên xử trí như sau: 1. Dội nước lạnh sạch lên vết phỏng; 2. Dùng khăn sạch quấn quanh vết phỏng; 3. Đưa nạn nhân đến cơ sở gần nhất. Lưu ý: tuyệt đối không được bôi nước mắm, kem đánh răng hoặc đắp con giấm lên vết phỏng vì sẽ làm cho vùng phỏng tổn thương nặng hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng vết phỏng. Uống nhầm nước tro tàu Ngày tết, các gia đình ở nông thôn hay sử dụng nước tro tàu (tên hoá học là KOH) dùng làm nguyên liệu ngâm cho hạt nếp trong để làm bánh ú. Ngoài ra, nó còn được dùng để làm cho các loại rau củ giữ được màu tươi xanh khi luộc. Vì nước tro tàu không màu, giống như nước chín nên trẻ em rất dễ uống nhầm, cũng vì là một chất bazơ ăn mòn nên gây bỏng thực quản rất trầm trọng, đòi hỏi quá trình điều trị lâu dài và phức tạp. Khoa ngoại tổng hợp bệnh viện Nhi Đồng 2 đã từng mổ tái tạo thực quản cho nhiều trường hợp trẻ uống nhầm phải nước tro tàu như vậy, thời gian
  4. nằm viện không dưới một tháng, ảnh hưởng nhiều đến việc học và công việc làm ăn của cha mẹ. Coi chừng sốc điện Đón xuân về, trong mỗi nhà không thể thiếu cành mai, hay nhành đào. Để tăng vẻ đẹp, có một số gia đình thường quấn quanh nó một hệ thống đèn nhấp nháy cho thêm phần lộng lẫy lúc về đêm. Nguồn điện để thắp sáng các bóng đèn này là mối nguy cơ tiềm tàng cho các bé. Bé có thể bốc tay vào các bóng đèn, những chỗ ráp nối điện bị hở, hoặc thậm chí chúng tôi còn gặp các trường hợp bé chẳng ngần ngại đút cả ngón tay hoặc cầm chiếc muỗng kim loại đút ngay vào ổ cắm điện. Sốc điện rất nguy hiểm, có thể gây ngưng tim, tử vong tại chỗ. Ngoài ra, vết thương do phỏng điện, nhìn bên ngoài tuy rất nhỏ gọn, nhưng thật sự tổn thương bên trong rất sâu, lâu lành.
  5. Ảnh: Inmagine Tránh sốc vỏ hạt bí, hạt dưa và dị ứng phấn hoa Ngày xuân, ngả lưng trên ghế sofa với tờ báo xuân trên tay, miệng nhai hạt dưa lách tách là một thú thưởng ngoạn tại gia khá thi vị. Tuy vậy, các bậc phụ huynh nên thận trọng vì hạt dưa cũng như vỏ hạt dưa và một dị vật đường hô hấp khá nguy hiểm cho trẻ nhũ nhi, thường hay có thói quen cho bất cứ thứ gì nhặt được vào miệng. Khoa hô hấp bệnh viện Nhi đồng 2 đã điều trị nhiều trường hợp viêm phổi kéo dài, không đáp ứng với điều trị nội, đến khi chụp CT scan thì phát hiện dị vật kẹt ở khí phế quản, và phải tiến hành
  6. nội soi để gắp ra những mảnh vỏ hạt dưa, bí hoặc hướng dương cho trẻ. Để tô điểm cho mùa xuân, trong nhà thường không thể thiếu những bình hoa chậu kiểng. Tuy vậy, phấn hoa lại là tác nhân dễ gây dị ứng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với những trẻ đã có tiền căn viêm mũi họng dị ứng nhiều lần trước đó. Chính vì vậy, nên hạn chế trang trí các loại hoa trong phòng ngủ hoặc nơi trẻ hay nô đùa để tránh gây kích thích đường hô hấp cho trẻ, khởi phát các cơn suyễn. Nhìn chung, tai nạn có thể xảy ra cho trẻ ở bất cứ lứa tuổi nào, vào bất kỳ thời điểm nào. Những tai nạn này thường xảy ra do bất cẩn lúc sinh hoạt, đặc biệt là những hoạt động dồn dập, tất bật trong những ngày tết. Bận tay với công việc, thảnh thơi với những ngày nghỉ cuối năm, các vị phụ huynh đừng quên thỉnh thoảng phải ghé mắt trông chừng khi trẻ nô đùa. Bởi vì bất cứ vật gì trong tình huống nào, dù thật bình thường và vô hại với người lớn nhưng đều có thể là một nguy cơ tiềm ẩn tạo nên những tình huống nguy hiểm bất ngờ cho con trẻ!
nguon tai.lieu . vn