Xem mẫu

  1. Ngành Tảo đỏ - RHODOPHYTA 3.1. Đặc điểm Phần lớn Tảo đỏ có cấu trúc cơ thể đa bào và sinh trưởng bằng phân cắt dinh dưỡng. Một số ít Tảo đỏ dạng đơn bào hoặc dạng phiến có cấu trúc cơ thể theo kiểu mô giả (pseudoparenchymatous), còn lại là tảo dạng sợi. Tảo đỏ dạng sợi thường phân nhánh tự do. - Tế bào Tảo đỏ phân biệt với các ngành tảo có nhân thật khác ở đặc điểm tế bào không mang roi. Tế bào Tảo đỏ có một đến nhiều nhân. Một không bào lớn nằm ở trung tâm và một hoặc vài lục lạp nằm trong tế bào chất bao quanh (Hình 6.6). Đa số Tảo đỏ có Hình 6.2. Mặt cắt ngang của một
  2. cyanelle (C.Van den Hoek và cs., 1995) Hình 6.3. Glaucocystis notochinearum 147 vách tế bào cấu tạo bởi chất cellulose, nhưng cũng có loài vách tế bào cấu tạo bởi mannan (một polymer của mannose) hoặc xylan (polymer của xylose). Vách tế bào của một số Tảo đỏ còn có chất keo agar và carrageen. Đây là polymer của đường galactose và có giá trị thương phẩm nhờ ở tính ổn định và tính chất keo (gel). Lục lạp Tảo đỏ có các thylakoid nằm rời nhau và trên bề mặt có các thể mang các sắc tố phycobilin. Nhóm sắc tố phụ phycobilin gồm phycoerythrine, phycocyanin và allophycocyanin thường lấn át chlorophyll a làm cho tảo có màu
  3. đỏ. Sắc tố chlorophyll d cũng được phát hiện ở Tảo đỏ nhưng chức năng của nó trong quá trình quang hợp chưa được khẳng định. Sản phẩm dự trữ là một gluxit tương tự như glycogen hoặc amylopectin - một dạng tinh bột, bắt màu đỏ rượu chát với iod nên được gọi là tinh bột Tảo đỏ.
nguon tai.lieu . vn