Xem mẫu

  1. Ngân hàng Phát triển Châu Á Dự án “Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo” do DFID hỗ trợ Thương mại hoá nông nghiệp và Giảm nghèo1 Tài liệu cho hội nghị MARD ISG 2004. Mục tiêu Nhằm đưa ra một chiến lược khác để phát triển nông thôn bao gồm thương mại hoá nông nghiệp và giảm nghèo. Chiến lược này dựa trên sự tham gia của người nghèo vào các chuỗi giá trị2 và nhấn mạnh vai trò trung tâm của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị tạo ra tính cạnh tranh, sáng tạo, liên kết, tạo công ăn việc làm, xuất khẩu và tăng trưởng. Phương pháp này là sự thay đổi lớn từ phương pháp can thiệp cung sang phương pháp tập trung vào cầu tiêu dùng và khuyến khích doanh nghiệp đáp ứng cầu đó. Bối cảnh Việt Nam là một nước có bối cảnh phù hợp với phương pháp Thương mại hoá nông nghiệp và Giảm nghèo. Việt Nam là một nền kinh tế năng động đang hội nhập vào thế giới và có thành tích lớn trong tăng trưởng toàn diện và giảm nghèo. Tăng trưởng GDP đạt 7% một năm trong vòng một thập kỉ qua đã đóng góp tích cực vào việc giảm một nửa tỉ lệ nghèo đói, xuống còn khoảng 29%. Mặc dù vậy, tỉ lệ GNP đầu người vẫn ở một mức thấp, khoảng $430. Ba phần tư dân số (và phần lớn người nghèo) sống ở vùng nông thôn và nông nghiệp vẫn là ngành chiếm nhiều lao động nhất. Nông nghiệp đóng góp khoảng một phần tư GDP của Việt Nam và là một ngành thu ngoại tệ lớn. Tính toán chi phí nguồn trong nước cho thấy Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về sản xuất nhiều mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, tiềm năng này chưa được phát huy. Việt Nam có tiềm năng tăng năng suất nông nghiệp hơn nữa và có thể phát huy lợi thế cạnh tranh ở nhiều lĩnh vực. Thử thách lớn nhất là phát triển một nền nông nghiệp thương mại và có tính cạnh tranh và khu vực doanh nghiệp nông nghiệp có sự tham gia và đem lại lợi ích cho người nghèo một cách bền vững Thương mại hoá là gì? Thương mại hoá nông nghiệp là sự chuyển đổi từ tự tung tự cấp sang một hệ thống sản xuất và tiêu thụ phức tạp hơn dựa trên thị trường và các loại hình trao đổi khác giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Nó bao gồm chuyển đổi nền kinh tế nông thôn sang một hệ thống mà các hoạt động phi nông nghiệp trở thành một nguồn thu nhập và việc làm chính. Trung tâm của quá trình này là sự phát triển của khu vực doanh nghiệp thay thế vai trò kinh tế của nông nghiệp. Giai đoạn giảm nghièo tiếp theo sẽ bao gồm con người chuyển từ trực tiếp tham gia vào nông nghiệp sang các dịch vụ và ngành công nghiệp để có lương cao hơn và việc làm ổn định hơn. Những yếu tố ảnh hưởng lên thương mại hoá bao gồm thể chế hiệu quả, cơ sở hạ tầng được cải thiện, quản lý tri thức, khuyến khích hợp lý, sáng kiến của các bên liên quan, và một môi trường chính sách có lợi. Nhận biết được sự phức tạp của những 1 Đây là tóm tắt bài trình bày của Francesco Goletti thuộc công ty Agrifood Consulting tại buổi họp “động não” do dự án MMW4P hỗ trợ vào ngày 21-10-2004. Bài viết về chủ đề này sẽ được đưa lên mạng www.markets4poor.org vào cuối tháng 11 năm 2004. 2 Chuỗi giá trịnh được định nghĩa là “một hệ thống tổ chức trao đổi từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm mục đích tạo ra giá trị và tính cạnh tranh cao hơn”
  2. MMW4P: Agriculture Commercialization and Poverty Reduction yếu tố này không có nghĩa là không tập trung vào sự phát triển doanh nghiệp, là trung tâm của quá trình thương mại hoá. Tại sao chúng ta phải quan tâm đến “thương mại hoá”? Có một số lý do cho thấy phương pháp thương mại hoá là bắt buộc: 1. Toàn cầu hoá Toàn cầu hoá là một động lực mạnh mang lại nhiều cơ hội cũng như rủi ro. Hội nhập là một trong những mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo Việt Nam. Trong vài năm qua, Việt Nam đã có kinh nghiệp từ lợi ích (thu nhập từ xuất khẩu) cũng như chi phí (giá cả hàng xuất khẩu chủ yếu giảm mạnh và tiếp cận đến thị trường thế giới còn hạn chế) của quá trình toàn cầu hoá. Việt Nam hiện đang đàm phán gia nhập WTO, để có thể giảm thiểu một số - không phải là tất cả - những rủi ro này. Hội nhập toàn cầu có ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp nông nghiệp trên toàn thế giới. Những thay đổi lớn bao gồm: (i) Người tiêu dùng thực phẩm toàn cầu giàu có, tri thức và cảnh giác (ii) Quan tâm nhiều hơn đến an toàn thực phẩm và môi trường (iii) Tập trung công nghiệp thực phẩm, và (iv) Xu hướng giảm giá hàng hoá và kéo theo là khủng hoảng hàng hoá nhiệt đới. Một trong những đặc điểm chính của sự thay đổi toàn cầu là tầm quan trọng của “thị trường tại chỗ” (nơi trao đổi diễn ra trên cơ sở tín hiệu giá) đang mất dần trong hệ thống trao đổi toàn cầu và được thay thế bởi chuỗi giá trị và những tổ chức lồng ghép theo chiều dọc. 2. Nhu cầu cần có phương pháp giảm nghèo và phát triển nông thôn mới. Những phương pháp phát triển nông thôn cũ dựa trên cuộc sống và đầu tư khu vực đa ngành đang bị đặt dấu hỏi vì hiệu quả không cao của nó và vì không giải quyết được những thử thách chính của toàn cầu hoá – ví dụ như tính cạnh tranh. Phương pháp đa ngành có xu hướng không tập trung, quá đa dạng và thường là tập trung vào cung. Kết quả? Trong vài trường hợp, nó tạo ra những kết hoạch không thể thực hiện được và lợi ích thấp cho người đầu tư, cho dù là chính phủ Việt Nam, người dân địa phương hay nhà tài trợ. 3. Việt Nam có tiềm năng Chúng ta đã thấy rằng Việt Nam có cả lợi thế cạnh tranh trong sản xuất hàng nông sản cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và khuyến khích sản xuất. Tuy nhiên, năng suất lao động còn thấp và thường giá xuất khẩu thấp vì một loạt vấn đề, bao gồm chất lượng thấp và giá trị gia tăng thấp. Bài học từ dự án MMW4P Một trong những phát hiện lý thú và không dự kiến của dự án MMW4P là thị trường tự nó không đủ để đảm bảo phát triển vì người nghèo ở Việt Nam. Có nguy cơ là những phương pháp định hướng thị trường đang bị lái theo xu hướng vì lý tưởng với những giải pháp có sẵn cho tổ chức thị trường, tư nhân hoá, tự do hoá, “quay trở lại” tình hình cũ, v..v. Kế hoạch này luôn có vấn đề muôn thủa là tạo ra hàng loạt các biện pháp đổi mới “không thể thực hiện được” cũng như những khuyến nghị chính 2
  3. MMW4P: Agriculture Commercialization and Poverty Reduction sách với những chi phí thực thi liên quan không thực tế. Bên cạnh đó cũng vẫn còn những nơi người nghèo đang sống mà thị trường rất nhỏ hoặc không tồn tại. Một số công việc được dự án hỗ trợ cho thấy thị trường có thể là một trong nhiều cách giải quyết được vấn đề phân bổ nguồn lực và điều phối kinh tế. Có khả năng tạo ra những giải pháp kết hợp hoặc phi truyền thống bao gồm cơ chế lập kế hoạch và định hướng thị trường để có thể phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế một cách hiệu quả hơn – và công bằng hơn. Trong ngành nông nghiệp, dự án hỗ trợ nghiên cứu chuỗi giá trị gạo, chè, sắn và rau quả tươi. Mặc dù vẫn còn sớm trong chu kỳ nghiên cứu, đã thấy một số vấn đề về thu hồi vốn thấp, chất lượng và yêu cầu cần phải tăng cường chuỗi giá trị để tăng thêm giá trị và đảm bảo rằng giá trị gia tăng được chia sẽ đều. Trong nghiên cứu chè mới hoàn thành gần đây cho thấy hai kênh trao đổi chủ yếu. Kênh đầu tiên là nhóm nông dân thông qua hợp đồng và các sắp xếp chính thức và không chính thức khác với các công ty nhà nước và tư nhân chế biến và xuất khẩu. Kênh thứ hai là nông dân không theo nhóm và không có liên quan theo chiều dọc với các công ty chế biến và xuất khẩu. Phần lớn nông dân (ít nhất là 70%) không theo nhóm. Nông dân theo nhóm thường khấm khá hơn nông dân không theo nhóm. Đói nghèo chủ yếu tập trung vào nông dân không theo nhóm. Nghiên cứu chỉ ra hai định hướng chiến lược cho chuỗi giá trị chè để tăng chất lượng trong ngành này và cải thiện lợi ích khi nông dân nghèo tham gia vào chuỗi. (i) Tăng cường đối tác để nâng cao chất lượng, và (ii) Tăng cường đa dạng hoá thị trường và sản phẩm Định hướng chiến lược cho thấy cần nhấn mạnh vào khu vực tư nhân mạnh hơn và đầu tư FDI vào chè, hoạt động tập thể (hợp tác xã và hiệp hội), đa dạng hoá vào thị trường mới, và đa dạng sản phẩm cho cả thị trường trong nước và quốc tế. Lợi ích cho người nghèo khi họ tham gia mạnh hơn vào chuỗi giá trị chè sẽ đem lại thu nhập lớn hơn và ổn định hơn trong quá trình sản xuất và các hoạt động sau thu hoạch khác. Kết luận chính là bằng việc tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị, ngành chè có thể đem lại thu nhập lớn hơn. Mức thu nhập hiện tại từ chè ($100 triệu) còn quá thấp so với tiềm năng. Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị Chuỗi giá trị có thể được định nghĩa là “một hệ thống tổ chức trao đổi từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm mục đích tạo ra giá trị và tính cạnh tranh cao hơn”. Chuỗi giá trị không phải là chuỗi cung cấp. Chuỗi giá trị là liên kết để đem lại giá trị cho người tiêu dùng. Chuỗi cung cấp là chuỗi hậu cần. Đặc điểm chính của chuỗi giá trị là tạo ra liên kết doanh nghiệp bằng việc những đơn vị tham gia vào chuỗi giá trị (ví dụ nông dân, nhà chế biến, bán lẻ và xuất khẩu) làm việc cùng nhau. Điều này cần có sự điều phối tốt trong quá trình ra quyết định và trao đổi. Cần phải quản trị tốt để phát huy sự điều phối này. Để tăng giá trị, chuỗi giá trị cần phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và có tính cạnh tranh. Để có tính cạnh tranh, chuỗi giá trị cần phải luôn đổi mới. Để tạo được sự liên kết hiệu quả, chuỗi cần phải chia sẽ lợi nhuận để khuyến khích người tham gia vào chuỗi. Một chuỗi giá trị hiệu quả phải liên tục cải tiến sản phẩm, kĩ thuật, quản lý, marketing, phân phối, v..v. Chuỗi phải được tổ chức tốt trong chuỗi theo cấu trúc và đạt được hiệu quả kinh tế từ quy mô. Chuỗi có thể đi sâu hơn giao dịch ở thị trường tại chỗ và 3
  4. MMW4P: Agriculture Commercialization and Poverty Reduction bao gồm hợp đồng, hội nhập chiều dọc, chuỗi cung cấp trong mạng lưới, liên minh và các dạng điều phối khác. Chuỗi sẽ đưa ra những cách làm việc đáp ứng được những yêu cầu về môi trường và trách nhiệm xã hội. Năm mô hình phát triển chuỗi giá trị Năm mô hình sau đây có thể liên kết những nông dân nhỏ, doanh nghiệp và thị trường một cách cạnh tranh và bền vững: (i) Mô hình liên kết Nông dân và Thị trường (ii) Mô hình hợp đồng Nông dân và Doanh nghiệp (iii) Mô hình Doanh nghiệp lớn và Nông dân (iv) Mô hình liên kết Doanh nghiệp vừa và nhỏ và Thị trường; và (v) Mô hình chuỗi Cung cấp Siêu thị Trong Mô hình liên kết Nông dân và Thị trường, nông dân liên kết với dịch vụ thị trường và các bên liên quan khác trong chuỗi thông qua các tổ chức hỗ trợ cung cấp dịch vụ. Trong Mô hình hợp đồng Nông dân và Doanh nghiệp, nông dân liên kết với doanh nghiệp thông qua hệ thống hợp đồng. Có hai loại hợp đồng, hợp đồng trực tiếp giữa doanh nghiệp và nông dân, và hợp đồng không trực tiếp thông qua thương gia, NGOs và nhà cung cấp. Trong Mô hình Doanh nghiệp lớn và Nông dân, người nông dân được coi là một đối tác trong doanh nghiệp chứ không phải chỉ là nhà cung cấp trong hợp đồng. Doanh nghiệp tư nhân lớn đảm bảo thị trường đầu ra cho một nhóm những bên liên qua, cũng như cung cấp dịch vụ khuyến nông và tín dụng theo hình thức đầu vào sản xuất. Để chương trình của doanh nghiệp tư nhân lớn thành công, doanh nghiệp cần phải có sự quản lý nhất định đối với sản xuất và hoạt động sau thu hoạch của các bên liên quan nhỏ, và phải có trách nhiệm đối với hạnh phúc của người đó cũng như gia đình họ. Trong Mô hình liên kết Doanh nghiệp vừa và nhỏ và Thị trường, doanh nghiệp liên kết với dịch vụ thị trường và những bên liên quan khác trong chuỗi giá trị thông qua dịch vụ hỗ trợ của các tổ chức và thể chế ví dụ như NGOs. Trong Mô hình chuỗi Cung cấp Siêu thị, nông dân liên kết với siêu thị và các nhà bán lẻ lớn thông qua các tổ chức cung cấp. Siêu thị và các nhà bán lẻ sẽ có trách nhiệm đưa ra yêu cầu tiêu chuẩn và chất lượng, cũng như các điều khoản trong hợp đồng cho nhà cung cấp. Nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm tổ chức nông dân nhỏ và các nhóm nông dân để cung cấp hàng hoá theo những yêu cầu tiêu chuẩn và chất lượng đó. Can thiệp để hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị và sự tham gia của người nghèo vào chuỗi. Có một số chủ đề và module cụ thể để hỗ trợ tăng cường phát triển chuỗi giá trị và sự tham gia của người nghèo vào chuỗi giá trị. Nó bao gồm 1. Hành động tập thể để cải thiện sức mạnh thị trường của nông dân nhỏ Sáng kiến tổ chức có thể điều phối hoạt động của thị trường đối với những nhà sản xuất nhỏ. Hành động tập thể có thể tăng quyền lực thị trường của nhà sản xuất nhỏ, 4
  5. MMW4P: Agriculture Commercialization and Poverty Reduction cho phép họ có được những điều khoản tốt hơn trong giao dịch và/hoặc đóng góp vào việc thành lập chuỗi giá trị. Ví dụ, mua sỉ vật tư đầu vào sẽ tạo ra chi phí thấp hơn cho từng cá nhân trong nhóm. Điều phối thu thập sản phẩm sau thu hoạch có thể làm giảm chi phí thu hoạch và tăng doanh thu. Hiệp hội các nhà sản xuất có thể tạo ra cơ hội quản lý chất lượng tốt hơn, marketing và là phương tiện để tạo ra đầu vào cho chuỗi giá trị. Có nhiều loại hình hành động tập thể bao gồm hợp tác xã, hiệp hội và câu lạc bộ. Quy mô có thể lớn hơn, bao gồm không chỉ nông dân mà cả các nhóm khác như nhà máy xay xát, nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà xuất khẩu và nhập khẩu. 2. Hợp đồng và hợp đồng nông nghiệp Trong Mô hình hợp đồng Nông dân và Doanh nghiệp và Mô hình Doanh nghiệp lớn và Nông dân nói trên, quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp là hình thức hợp đồng chứ không phải là trao đổi dựa trên thị trường. Hợp đồng nông nghiệp có thể là một phương pháp hiệu quả để lôi kéo người nghèo tham gia vào quá trình thương mại hoá nông nghiệp, đặc biệt là để giải quyết thất bại của thị trường, giới thiệu kỹ thuật mới, cung cấp dịch vụ hỗ trợ và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế, bao gồm việc phá hợp đồng, lạm dụng quan hệ quyền lực không công bằng, cơ chế giải quyết tranh chấp không tốt và sự lựa chọn nông dân giàu chứ không phải là nông dân nghèo. Những đặc điểm chính của phương pháp hợp đồng nông nghiệp được đưa ra dưới đây: Những đặc điểm chính của quan hệ hợp đồng nông nghiệp Đơn vị kí hợp đồng Nông dân/Nhà sản xuất Trách nhiệm chính Trách nhiệm chính • Giới thiệu kĩ thuật và phương Sản xuất theo những tiêu chuẩn đã pháp sản xuất mới thống nhất: • Cung cấp tín dụng (nếu cần thiết • Chất lượng để chuẩn bị đất, đầu vào, v..v.) và • Số lượng các dịch vụ hỗ trợ khác • Thời hạn giao hàng • Đảm bảo đầu ra Lợi thế chính Lợi thế chính Đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm yêu • Tiếp cận được đầu vào và kĩ cầu về mặt thuật tiên tiến • số lượng cần thiết • Đảm bảo thị trường cho sản • chất lượng, và phẩm • giá • Mức độ rủi ro chung thấp 3. Hỗ trợ và cơ sở hạ tầng để chứng nhận và lập thương hiệu sản phẩm Chiến lược của chúng tôi tạo ra giá trị gia tăng là sản xuất những sản phẩm khác biệt sử dụng thương hiệu, nhãn mác và marketing. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu phải tăng cường tin cậy vào một thương hiệu hoặc một sản phẩm và có thể cần một hệ thống đáng tin cậy cho nhiều loại chứng nhận khác nhau. Có nhiều loại chứng nhận khác nhau từ chứng nhận nhãn mác đơn giả cho đến chứng nhận Nguồn gốc được Bảo vệ (PDO) và kể cả chứng nhận toàn cầu về sản phẩm sạch hoặc sản phẩm “thương mại công bằng”. Để lựa chọn hệ thống chứng nhận, điểm mấu chốt cần xem xét là chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, tính xác thực (cho sản phẩm sạch và sản phẩm PDO), và khả năng có thể truy tìm nguồn gốc. Chứng nhận có thể tốn kém, đặc biệt đối với sản phẩm xuất khẩu, vì vậy quy mô 5
  6. MMW4P: Agriculture Commercialization and Poverty Reduction chứng nhận cần phải xem xét theo nhu cầu của thị trường mục tiêu. Bên cạnh đó, tiềm năng giá trị gia tăng cao của chứng nhận cũng tạo ra rủi ro chứng nhận giả và lạm dụng của những cơ quan cấp chứng nhận. Còn có những thử thách có liên quan tới sự chuyển đổi từ việc bán sản phẩm sang bán sản phẩm có nhãn hiệu, chế biến và đóng gói. Bán một sản phẩm trở nên phức tạp hơn. Cần phải có kĩ năng marketing và doanh nghiệp để xây dựng nhận thức về nhãn hiệu, để xác định đúng đầu ra bán lẻ phủ hợp và đảm bảo nguồn cung cấp thường xuyên để đáp ứng nhu cầu đúng thời gian. 4. Khuyến khích Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài vào Nông nghiệp và Công nghiệp nông nghiệp Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành nông nghiệp hiện tương đối thấp. Cần phải hiểu thêm về lý do của việc này cũng như những vấn đề liên quan. Những công ty nông nghiệp đa quốc gia lớn cần phải tham gia vào quá trình thảo luận thương mại hóa vì họ có thể đóng vai trò lớn trong một số mô hình chuỗi giá trị đưa ra ở trên, ví dụ như mô hình doanh nghiệp lớn. Với những công ty lớn như vậy, có thể có tiểm năng cho ngành công nghiệp nông nghiệp ở khu vực Tiểu vùng sông Mê Công. Công ty nước ngoài hay đa quốc gia có thể làm cho sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam đáng tin cậy hơn qua nhãn hiệu và marketing. Cuối cùng cũng cần phải nhớ rằng đầu tư nước ngoài có thể tạo ra những mối quan hệ thị trường mới, kĩ thuật mới cũng như nguồn tài chính. Kết luận chung Mô hình chuỗi giá trị kể trên gợi ý một vài mô hình can thiệp khác nhau. Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm chung – vai trò trung tâm của các đối tác thương mại (nông dân, doanh nhân và doanh nghiệp) để có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và đưa ra quyết định đầu tư. Theo phương pháp này, những nhà cung cấp dịch vụ (công cộng, tư nhân, và NGOs) không phải là những chỉ thị cho thấy sự thay đổi dẫn tới tăng trưởng bền vững, họ chỉ là những người cung cấp dịch vụ. Với chiến lược này, doanh nghiệp là động lực thay đổi, chứ không phải là nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan chính phủ, NGOs hay nhà tài trợ. Cần phải chuyển từ tập trung vào nhà sản xuất sang người tiêu dùng. Câu hỏi ở đây là (a) Ai là người mua? (b) Nhu cầu của họ là gì? (c) làm thể nào để đáp ứng nhu cầu đó một cách hiệu quả? Trả lời được những câu hỏi này sẽ thúc đẩy quá trình thương mại hoá và giảm nghèo. 6
nguon tai.lieu . vn