Xem mẫu

  1. Ngân hàng Anh | Mô hình ngân hàng quốc gia lần đầu xuất hiện tại Venice đầu thế kỷ 17. Ngày nay, hai ngân hàng quốc gia hùng mạnh nhất được biết đến trong hệ thống tài chính toàn cầu là Ngân hàng Anh (Bank of England) và Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ với tên gọi chính thức Hệ thống Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System), viết tắt là FED. Tên gọi gắn với tên quốc gia và cụm từ "liên bang'' dễ tạo ấn tượng đây là các ngân hàng đặt dưới sự kiểm soát của các chính phủ quốc gia. Thực tế hoàn toàn ngược lại. Đây là hai điển hình của ngân hàng trung ương thuộc sở hữu tư nhân. Việc đặt tên là hoàn toàn theo chủ đích của các cổ đông sáng lập, vốn không ai khác ngoài các đại gia tộc tài chính châu Âu dưới sự dẫn dắt của dòng tộc Rothschild. Ra đời cách nhau hơn 200 năm, nhưng Ngân hàng Anh (thành lập 1694) và FED (thành lập 1913) với cùng một thiết kế và lối tổ chức vận hành. Tất cả chỉ hướng tới mục tiêu: kiểm soát cung tiền, điều khiển van tín dụng tiền tệ và nói như Nam tước Nathan Rothschild, ai kiểm soát cung tiền, người đó thực sự làm chủ và điều khiển quốc gia. Ngân hàng Anh Sau khi ngân hàng quốc gia đầu tiên được xuất hiện tại Thụy Điển năm 1668, ở nước Anh, Ngân hàng Anh (Bank of England) được thành lập năm 1694 đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử ngân hàng thế giới bằng sự kết hợp của một chính phủ bên bờ vực phá sản và những nhà tài phiệt tiền tệ (Rothbard:1983). Cũng từ đây, các nhà ngân hàng quốc tế bắt đầu kế hoạch sử dụng van tiền tệ để điều khiển kinh tế thế giới, mở đầu cho một thời kỳ dài tới 70 năm mà theo Glynn Davies
  2. (Davies:2002), hệ thống ngân hàng hiện đại được tạo ra và liên tục biến đổi để định hình phát triển tới ngày nay. Nhiều tác phẩm công bố chính thức miêu tả sự ra đời của ngân hành Anh như một kế hoạch được chuẩn bị công phu và triển khai cực kỳ tinh vi trong nhiều năm của các thế lực cho vay nặng lãi Do Thái ở châu Âu nhằm khống chế triều đình quyền lực nhất châu Âu. Trong đó, nổi bật nhất những cuốn sách của Rothbard (xuất bản 1983), Davies (xuất bản 2002), Hitchcock (xuất bản 2007) và Brown (xuất bản 2008). Trong lược sử phát triển hệ thống ngân hàng thế giới, cộng đồng Do Thái đã phát huy lợi thế tôn giáo phát triển hoạt động cho vay nặng lãi ở hầu khắp châu Âu trong thế kỷ 12. Thông qua các khoản tiền vay, thế lực của người Do Thái ngày càng mạnh hơn. Đối với người theo Cơ đốc giáo, kiếm lời từ việc cho vay tiền là một tội lỗi. Với hai lý do này, cộng đồng Do Thái bị xua đuổi khỏi châu Âu và nhường lại vị trí thống lĩnh các hệ thống tài chính châu Âu cho những gia tộc gốc Đức chuyển tới định cư và phát triển làm ăn tại Italia. Tới thế kỷ 16, theo khảo cứu của nữ luật gia Brown, các nhóm Do Thái dần tập trung về Hà Lan và bắt đầu chuẩn bị kế hoạch trở lại châu Âu. Vua và Nữ hoàng của nước Anh, triều đình hùng mạnh của châu Âu, chính là những rào cản vững chắc đầu tiên cần dỡ bỏ trên đường trở lại châu Âu họ. Trong một khoảng thời gian ngắn dưới thời trị vì của vua Henry VIII (thế kỷ 16), đạo luật chống vay nặng lãi được nới lỏng ở Anh khi nhà vua xung đột với nhà thời Thiên chúa giáo. Nhưng ngay khi tiếp quản ngai vàng, Nữ hoàng Mary đã siết chặt đạo luật chống vay nặng lãi một lần nữa. Hệ quả là nước Anh phải đối mặt với tình trạng thiếu tiền trầm trọng. Tuy nhiên, người chị em của Mary, Nữ hoàng Elizabeth I vẫn cương quyết tránh xa cái bẫy tín dụng được những gia đình cho vay tiền Do Thái giăng sẵn. Bà giải quyết vấn đề bằng cách giao Bộ Ngân khố đúc thêm tiền kim loại, bổ sung cung tiền.
  3. Tới đầu thế kỷ 17, Nữ hoàng Elizabeth cho lưu hành các đồng tiền đúc với giá trị pháp lý (legal tender). Tiền được làm bằng kim loại nhưng giá trị của chúng lại được xác định bằng con dấu của triều đình đóng trên đó. Mọi đồng tiền khác đều bị vô hiệu và được gom về các xưởng đúc. Chỉ những đồng tiền do hoàng gia công nhận mới được coi là hợp pháp. Những ai tự ý phát hành tiền sẽ bị khép tội phản quốc. Đạo luật này khiến giới thương nhân, thợ kim hoàn, và sau đó là cả Công ty Đông Ấn vô cùng phẫn nộ và không ngừng tìm cách phá bỏ nó. Nước Anh phát triển nhanh chóng với đồng tiền do chính phủ phát hành cho tới khi vai trò điều hành đất nước của nhà vua bị lung lay trong cuộc cách mạng do Cromwell khởi xướng. Tầng lớp trung lưu ủng hộ Cromwell, người theo đạo Tin lành, đòi nhà vua trao nhiều quyền điều hành hơn cho Quốc hội. Những người quí tộc và thượng lưu đứng về phía vua Charles I, người theo dòng Thiên chúa giáo chính thống. Những người Tin lành có thái độ khoan dung hơn với hoạt động cho vay tiền. Do vậy, các dòng họ kinh doanh tiền tệ tại Hà Lan ủng hộ phe Quốc hội. Những khoản kinh phí được chuyển tới cho Cromwell tổ chức cuộc cách mạng với điều kiện người Do Thái được trở lại kinh doanh tiền tệ ở nước Anh. Việc Vua Charles sau đó bị bắt, xét xử và hành quyết. Điều kiện của khoản vay được thực hiện. Khi Cromwell mất, Quốc hội mời Charles II trở lại với công việc triều chính nhưng không trao cho nhà vua quyền quyết định cung tiền như những vương triều trước. Khi nhà vua cần một đội quân thường trực, Quốc hội đã bỏ phiếu không thông qua ngân sách và buộc nhà vua phải vay tiền từ những gia đình kim hoàn tại Anh với mức lãi suất cắt cổ. Đòn giáng cuối cùng vào đặc quyền của hoàng gia Anh là đạo luật Tự do đúc tiền (Free Coinage Act) thông qua năm 1666. Bất kỳ ai có vàng và bạc đều có thể đem đến xưởng đúc để được đóng dấu trở thành tiền. Quyền phát hành tiền, vốn thuộc về duy nhất nhà vua trong nhiều thế kỷ đã được chuyển sang các gia đình kinh
  4. doanh tiền tệ. Những người này có thể tạo ra lạm phát hay suy thoái bằng việc phát hành thêm hoặc giữ lại những đồng tiền vàng của mình. Không một vị hoàng đế hay nữ hoàng Anh nào đồng tình với việc thành lập một ngân hàng trung ương tư nhân với quyền lực phát hành tiền và cho chính phủ vay tại quốc đảo sương mù. Do hoàng tộc có thể tự phát hành tiền, các vương triều không cần phải đi vay. Nỗ lực cứ tiếp diễn cho tới khi William III, một người Hà Lan, một công cụ đắc lực của ngân hàng Wisselbank tại Amsterdam, kế vị Charles II... Xuất thân là một quí tộc Hà Lan, William nhanh chóng có được danh hiệu Đại Đô đốc trong quân đội Hà Lan và sau đó là tước hiệu Hoàng tử với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các gia tộc kinh doanh tiền tệ Do Thái. Hôn nhân của William được sắp đặt với Công nương Mary xứ York, con gái lớn của Công tước xứ York, người kế vị ngai vàng của nước Anh, vào năm 1677. Khi Công tước qua đời năm 1689, William và Mary trở thành Vua và Nữ hoàng Anh. Ngay sau khi lên ngôi, William phát động chiến tranh với vua Louis XIV của Pháp. Để tài trợ cho cuộc chiến, nhà vua vay 1,2 triệu bảng vàng từ một nhóm các nhà cho vay nặng lãi- những người mà danh tính luôn được giữ kín. Tiền được huy động với phương thức mà ngày nay các chính phủ vẫn tiếp tục sử dụng: những người cho vay sẽ cung cấp khoản vay dài hạn theo đó lãi suất phải được trả nhưng phần gốc của khoản vay thì không cần trả. Kèm theo đó là những điều khoản. Thứ nhất , những người cho vay được quyền xây dựng điều lệ thành lập Ngân hàng Anh. Ngân hàng này có quyền phát hành tiền giấy và được lưu hành như đồng tiền quốc gia. Thứ hai, Ngân hàng có quyền phát hành tiền giấy chỉ với một tỷ lệ nhất định được đảm bảo bằng tiền xu (đúc từ vàng hoặc bạc). Tiền giấy được phát hành và cho chính phủ vay trên cơ sở giấy nhận nợ (IOU- I owned You) của chính phủ. Các giấy nhận nợ này được sử dụng như những khoản "dự trữ'' để ngân
  5. hàng tạo các khoản vay với nhưng khách hàng tư nhân. Thứ ba, mức lãi suất của khoản nợ được xác định là 8% hàng năm. Điều khoản này đã chính thức khai sinh nợ chính phủ của Anh. Thứ tư, những người cho vay có quyền đảm bảo việc thanh toán nợ của chính phủ trực tiếp từ nguồn thu thuế từ dân cư. Thuế sẽ ngay lập tức được áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa để đảm bảo việc trả lãi định kỳ cho Ngân hàng. John Houblon, 1632-1712 Thống đốc Ngân hàng Anh: 1694-1697 Trong The Breakdown of Money do Nhà xuất bản Sheed&Ward Inc. phát hành năm 1934, tác giả Christopher Hollis giải thích, ``... Một nhóm những người Do Thái giầu có dưới sự chỉ đạo của William Paterson đã đề nghị cho William vay 1,2 triệu bảng với lãi suất 8% cùng điều kiện [như họ tự nhận] có quyền phát hành tiền giấy tương ứng với qui mô vốn của ngân hàng.'' Điều này có nghĩa là, với 1,2 triệu bảng bằng vàng, Ngân hàng có quyền phát hành lượng tiền giấy tương ứng 1,2 triệu bảng. Tổng cộng số tiền sẽ là 2,4 triệu bảng (một nửa bằng vàng và một nửa bằng giấy). Số tiền vàng được chuyển cho nhà vua. Số tiền giấy được ngân hàng giữ lại.
  6. Hollis nhận định Paterson đã có một quyết định cực kỳ sáng suốt khi giành lấy quyền phát hành tiền cho Ngân hàng Anh. Trên thực tế, chỉ hai đến ba trăm ngàn bảng được ngân hàng giữ lại trong kho dự trữ. Tới năm 1696, trong vòng hai năm, Ngân hàng Anh đã đưa vào lưu thông 1,750 triệu bảng Anh. Số tiền mặt dự trữ ước tính khoảng 36.000 bảng. Điều này nghĩa là khoản "dự phòng'' chỉ chưa bằng 2% số tiền họ đã phát hành và thu lợi nhuận. Kiệt tác của William Paterson, một người Scotland kinh doanh ngân hàng ở Hà Lan đã mang lại cho nước Anh khoản nợ quốc gia tăng từ 1,2 triệu bảng (1694) lên 16 triệu bảng sau bốn năm (1698). Tới năm 1815, khoản nợ này đã là 885 triệu bảng với nguyên nhân chính bắt nguồn từ cách tính lãi suất kép. Những người cho vay tiền không chỉ hưởng thụ khoản tiền lời kếch xù mà còn gia tăng quyền lực chính trị của họ khi món nợ ngày một phình to ra. Về sau này, kịch bản tương tự được thực hiện với hệ thống ngân hàng trung ương Hoa Kỳ - FED. Danh tính các cổ đông sáng lập Ngân hàng Anh được giữ kín. Theo Davies (sđd, trang 259) danh sách những người lập ra Ngân hàng Anh gồm: nhà Montagu (gia đình này đã nhượng lại hoạt động buôn bán than đá cho Bowes Lyons, tổ tiên của nữ hoàng Elizabeth), Micheal Godfrey, ba anh em nhà Houblon (John Houblon là Thống đốc đầu tiên của Ngân hàng Anh), Hiệp sĩ Gilbert Heathcote và những người khác. Kế hoạch thành lập ngân hàng trung ương có sở hữu tư nhân đầu tiên đã được triển khai thành công rực rỡ ngay tại vương quốc hùng mạnh nhất châu Âu trong vòng 100 năm. Nhờ biết trước kết cục ở Waterloo, năm 1815, Nathan Rothschild đã có thắng lợi vĩ đại trong trận chiến đầu cơ trái phiếu chính phủ Anh, sở hữu gần như toàn bộ công trái của nước Anh. Với chiến lợi phẩm này, về cơ bản, dòng họ Rothschild sở hữu Ngân hàng Anh.
  7. Năm 1820, Nathan Rothschild, người kiểm soát Ngân hàng Anh có phát biểu nổi tiếng: "Ta không cần biết con rối nào đang ở trên ngai vàng của nước Anh, để điều hành vương quốc nơi mặt trời không bao giờ lặn. Người nắm quyền kiểm soát nguồn cung tiền của nước Anh kiểm soát Vương quốc Anh, và ta kiểm soát nguồn cung tiền của Anh quốc. -- Web of Debt: 2008, trang 65." Năm 1947, chính phủ Anh quốc hữu hóa Ngân hàng Anh bằng việc mua lại toàn bộ cổ phiếu của ngân hàng và giao cho Bộ Tài chính nắm giữ. Tuy nhiên do chính phủ không có tiền để trả, chính phủ phải thanh toán cho những cổ đông bí mật của Ngân hàng Anh bằng trái phiếu chính phủ. Điều này có nghĩa là mặc dù lợi nhuận của Ngân hàng Anh kể từ đây sẽ được chuyển và ngân sách của Chính phủ. Và một phần đáng kể của nguồn thu này sẽ được chính phủ dùng để trả lãi trái phiếu đã phát hành (để lấy tiền mua cổ phiếu Ngân hàng Anh) (sđd,Hitchcock:2007). Tấm mạng nhện vô cùng tinh vi được giăng lên. Ngày 6/5/1997, bốn ngày sau khi nhận chức Thủ tướng, ông Tony Blair cho phép Bộ trưởng Tài chính của mình, Gordon Brown tuyên bố dỡ bỏ mọi kiểm soát chính trị đối với Ngân hàng Anh. Tài liệu tham khảo:  Glyn Davies, 2002. A History of Money: from ancient times to the present day. University of Wales Press. Cardiff.  J.D. Ellen Hodgson Brown, 2008. Web of Debt. Third Millenium Press. Baton, Rouge, Louisiana.  Andrew Carrington Hitchcock. The Synagogue of Satan. River Crest Publishing, 1708 Patterson Road, Austin, Texas, 78733.
  8.  Murray N. Rothbard, 1983. The Mystery of Banking. Richarson & Snyder.
nguon tai.lieu . vn