Xem mẫu

  1. Nền tảng tạo sự khác biệt. Phân tích môi trường, một công việc đầy thử thách và không kém phần thú vị, thì không thể thiếu trong quá trình xây dựng các chiến lược, kế hoạch marketing. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại một số doanh nghiệp, công tác phân tích môi trường lại có phần hạn chế, thậm chí có hiện tượng “cắt dán” thông tin khi xây dựng các chiến lược, kế hoạch. Nguyên nhân một phần do doanh nghiệp thiếu ngân sách hoặc chưa xây dựng hệ thống thông tin marketing (MIS), nhưng phần lớn là do tự bản thân người làm công tác marketing “tự làm khó mình” mà điều này xuất phát từ tâm lý cầu toàn và kỹ năng phân tích marketing. Tâm lý cầu toàn xuất phát từ nhận thức của người làm marketing. Khi ở trường các bạn trẻ được học về phân tích môi trường trong các môn học như Marketing căn bản, Quản trị Marketing. Về mặt lý thuyết, khi giảng
  2. về phần này, thường giảng viên phải giảng đầy đủ về các yếu tố chính tác động đến hiệu quả công tác marketing và các yếu tố này được nhóm lại theo từng nhóm môi trường như môi trường nhân khẩu học, môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên, môi trường công nghệ, môi trường chính trị - pháp luật, môi trường văn hoá (Theo Philip Kotler). Nhưng trong thực tiễn tại các doanh nghiệp thì khác, người làm marketing không thể, có lẻ là không bao giờ có đủ nguồn lực để thu thập tất cả các thông tin về môi trường, do vậy chúng ta cần phải xác định chính xác nhu cầu thông tin và thu thập hay mua dữ liệu đáp ứng đúng nhu cầu đó là được. Về mặt kỹ năng phân tích môi trường, điều này đòi hỏi yếu tố kinh nghiệm hơn. Ở trường, chúng ta học là học lý thuyết với ngành nghề chung chung – không xác định môi trường kinh doanh cụ thể nào nên thường chúng ta dùng những thông tin định tính để làm ví dụ. Nhưng thực tiễn lại khác, những thông tin theo kiểu chung chung thường không thể giải quyết được vấn đề gì mà phải cần có thông tin định lượng, nghĩa là thông tin phải được lượng hoá để người sử dụng biết mức độ quan trọng của từng loại.
  3. Do vậy, trong thực tiễn phân tích môi trường marketing, khi phân tích thông tin phải cụ thể và có nguồn gốc rõ ràng dựa trên các phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin có khoa học. Thêm vào đó, phân tích môi trường marketing gồm 02 công đoạn, một là thu thập và xử lý thông tin, hai là phân tích thông tin để đưa vào các chiến lược, kế hoạch hay để quyết định. Qua trao đổi kinh nghiệm của nhiều người làm marketing thì quá trình phân tích môi trường nên đi từ những yếu tố có ảnh hưởng nhất thuộc
  4. môi trường vĩ mô đến tổng thể ngành, sau đó tập trung phân tích ngành kinh doanh chính. Ví dụ, khi chúng ta phân tích môi trường marketing ngành trà xanh đóng chai, chúng ta phân tích môi trường vĩ mô từ dân số, thu thập, cơ cấu tuổi, tình hình phát triển kinh tế,… đến phân tích tổng thể ngành hàng nước giải khát (tất cả các loại nước giải khát), sau đó mới tập trung phân tích ngành kinh doanh chính là trà xanh đóng chai. Khi phân tích ngành này, chúng ta nên tập trung phân tích dung lượng thị trường (một năm), các nhãn hiệu trong ngành, thị phần của từng nhãn hiệu, độ phủ, mức độ truyền thông,… và phải phân tích theo giai đoạn để thấy sự tăng (giảm) của mỗi yếu tố. Tóm lại, phân tích môi trường là một công việc mang tính tương đối. Chúng ta không thể yêu cầu phải có đầy đủ thông tin để phân tích. Khi phân tích môi trường marketing nên tập trung sử dụng thông tin định lượng và phân tích từ tổng thể đến chi tiết. Ngoài ra, kết thúc mỗi phần phân tích môi trường nên đúc kết lại và rút ra ý nghĩa hành động để thích ứng với môi trường.
  5. “Môi trường” - thuật ngữ chung chung Học đi học lại biết chừng nào thông Ở trường học lý thuyết chung Ra trường vận dụng xin đừng bê nguyên Mỗi ngành có tính chất riêng Lựa chọn yếu tố liên quan mà làm Đừng nên cắt dán làm càng Công ty thiệt một, người làm thiệt đôi.
nguon tai.lieu . vn