Xem mẫu

  1. NÊN CÓ CÁI NHÌN ĐÚNG VỀ NGƯỜI XEM SÂN KHẤU Các bậc thầy về cách tân nghệ thuật sân khấu trên thế giới như Xtanilápxki, Béctôn Bret, Pitơ Bơruch đều xác định những mục đích xã hội cao cả của sân khấu. Sân khấu phải tác động vào đời sống xã hội, góp phần hoàn thiện con người thông qua đời sống nội tâm của họ. Những cách tân và đổi mới nghệ thuật sân khấu càng vận động theo hướng tiếp cận các mục đích này. Sân khấu trong mọi thời đại đều là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống. Là một nghệ thuật tổng hợp kết hợp chất liệu văn học, âm nhạc, biểu diễn, mỹ thuật..., sân khấu là nghệ thuật sống, được sáng tạo tại chỗ, thể hiện bằng con người thực, có sức truyền cảm mạnh mẽ. Khác với các hình thức giáo dục xã hội khác, thông qua hình tượng nghệ thuật, người xem tìm đến những nhận thức mới, những rung động mới, hoàn toàn tự nguyện. Sân khấu tác động mạnh mẽ đến người xem về khía cạnh nhân cách, nó cũng tác động không kém đến xã hội với tính cách các cộng đồng. Trong nhiều cuộc chuyển biến xã hội sân khấu đã dóng lên những tiếng chuông, tiếng kèn báo hiệu. Sân khấu hình thành nên người xem và đến lượt mình, người xem lại tạo ra không gian xã hội sống của sân khấu. Sân khấu và người xem là hai bộ phận tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Chỉnh thể đó vừa quy định sân khấu, vừa quy định người xem.
  2. Trong nghiên cứu khán giả, quan niệm lịch sử giữ một vị trí trọng yếu. Nếu thoát ly bối cảnh lịch sử cụ thể của đất n ước sẽ dẫn đến những quan niệm lệch lạc, thiếu khoa học. Công cuộc đổi mới dân chủ hóa xã hội và sự đổi mới sân khấu đã mở ra những nhìn nhận mới đối với việc đánh giá, phân tích về khán giả. Trong thời kỳ chiến tranh và chế độ tập trung bao cấp, xu hướng chủ đạo của nghệ thuật sân khấu là ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tố cáo tội ác và gây lòng căm thù giặc, động viên mọi người giết giặc cứu nước. Sân khấu cung cấp cho người xem những chân lý không còn phải cân nhắc và bỏ qua mọi suy tư, nghi ngờ và tìm tòi. Người xem cũng hồn nhiên và chân thật. Họ nổi bật ở tính cộng đồng và tính thống nhất. Sân khấu truyền thống như tuồng, chèo sau gần một thế kỷ dưới ách thực dân bị bạc đãi, coi rẻ nay được giải phóng và trở về vị trí xứng đáng trong kho tàng nghệ thuật dân tộc. Bản sắc dân tộc của sân khấu như được hồi sinh với chính sách đúng đắn về văn hóa văn nghệ và được đáp ứng nồng hậu ở người xem. Về kinh tế cũng vậy, các nghệ sĩ dựng vở không phải lo lắng nhiều về mặt thu chi, họ được chuyên tâm suy nghĩ về nghệ thuật. Về phía người xem cũng rất dễ chịu vì phần lớn các buổi biểu diễn không thu tiền hoặc thu rất ít. Sân khấu thời đó phần nào làm chức năng thánh đường, có vai trò giáo dục mạnh mẽ. Điều đáng nói là chính việc cung cấp những chân lý có sẵn tạo nên sự thụ động, ỷ lại ở người xem, từ đó dẫn đến tính đơn điệu trong nghệ thuật và cả người xem. Đó là nguyên nhân chính gây ra sự suy yếu trong giai đoạn chuyển mình, đổi mới nghệ thuật hiện nay. Trong không khí đổi mới và dân chủ hóa xã hội hiện nay, việc hình thành một công chúng sân khấu mới, tương ứng với sự đổi mới sân khấu là lẽ dĩ nhiên, một thực tế khách quan. Kèm theo đó, lý luận về khán giả sân khấu cũng có một bước tiến căn bản. Đặc trưng của thái độ mới đối với công chúng sân
  3. khấu là thái độ tôn trọng con người, thay sự răn dạy bằng đối thoại và tranh luận. Trình độ của nhân dân không chỉ có những thị hiếu lệch lạc, mà bao gồm cả sự trưởng thành về nhân cách, về trình độ văn hóa, trình độ chính trị. Sự độc quyền về chân lý và độc quyền về ban phát chân lý trong nghệ thuật là không thể chấp nhận được. Trong cuộc tìm kiếm các giá trị xã hội chân chính, nghệ sĩ và người xem cùng tiến bước và rất dễ gặp nhau ở lẽ phải và công bằng. Như vậy, nhiều khái niệm về xã hội học sân khấu phải xem lại dưới ánh sáng của tư duy mới. Khái niệm nhu cầu hợp lý trước đây được hiểu là sự dung hòa giữa nhu cầu văn hóa của nhân dân và khả năng đáp ứng của nhà nước. Đối với sân khấu, việc xác định nhu cầu hợp lý của người xem thực chất là trói buộc việc đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhân dân vào khả năng biểu diễn ngày càng thu hẹp của các đơn vị nghệ thuật. Ngay trên địa hạt sân khấu đã tự phát hình thành các buổi diễn chui lủi. Chức năng xã hội, chức năng công dân của người nghệ sĩ bị coi nhẹ, bị công chức hóa cao độ. Những người bị trói buộc bởi quan niệm này không dự kiến được sự phát triển tương lai và lý giải được những thăng giáng mạnh mẽ hiện đang diễn ra trong đời sống sân khấu. Quan niệm cũ về công chúng thực và công chúng giả cũng trói buộc các nhà hoạt động sân khấu. Đối với nghệ thuật, chỉ có công chúng đích thực, là bộ phận công chúng am hiểu ngôn ngữ nghệ thuật, say mê và vì vậy cũng có thẩm quyền với nghệ thuật. Tiếp đến là bộ phận công chúng thông thường và sau cùng là công chúng tiềm tàng, bao gồm mọi thành viên xã hội. Đặc trưng của giáo dục thẩm mỹ là tính tự nguyện, sự cảm thụ sâu sắc của người xem, chứ không phải là sự áp đặt. Người ta đến với nghệ thuật bằng nhiều con đ ường khác nhau và nghệ thuật chấp nhận mọi loại khán giả. Và như NSND Trọng Khôi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã viết: "Đúng là ngày nay,
  4. cuộc sống sôi động hơn, nhiều trăn trở hơn, đất nước đang thay da đổi thịt hàng ngày... Nhưng dường như sân khấu đương đại lại chưa bắt nhịp được với thời cuộc. Quả thực, dường như sân khấu hôm nay vẫn đang luẩn quẩn trong cái bóng của chính mình, theo một con đường mòn cũ kỹ, chứ chưa có sự cách tân, chuyển biến hợp với xu thế hội nhập. Sân khấu có nguy cơ tự biến mình thành một nền nghệ thuật thông tấn, nặng tính báo chí, mà đánh mất chức năng cao quý của văn học nghệ thuật nói chung là tính dự báo"(1). Chúng ta cũng thừa nhận rằng, có không ít những tác động xấu của sân khấu đối với khán giả: những cảnh hở hang, khêu gợi, các tình tiết ủy mỵ, sướt mướt, những đoạn tung chưởng mù mịt... sắc thái của sân khấu thương mại. Cho dù hoạt động sân khấu thương mại là có thật thì không nên dựa vào nguyên tắc sân khấu nào công chúng ấy để định nghĩa khán giả của sân khấu thương mại là công chúng giả. Quan niệm sai lầm này đã dẫn đến tình trạng phá sản của nhiều vở diễn. Nhà văn Thomas Hen (Đức) đã có nhận xét xác đáng rằng: "Kịch là một hiện tượng xã hội ở mức độ cao hơn bất kỳ loại nghệ thuật nào khác". Bằng các hình tượng nghệ thuật, người xem được đặt vào các vấn đề gay gắt của đời sống để cùng suy nghĩ, cảm thụ và tham gia giải quyết. Người xem được đi vào thế giới nội tâm, những bi kịch giằng xé của nhiều loại số phận và qua đó tập dượt suy nghĩ và tích lũy kinh nghiệm cho mình. Tác động của sân khấu đến người xem dẫn đến việc hình thành nhóm công chúng đích thực của từng nhà hát, từng kịch chủng. Sự hình thành một cách ổn định nhóm công chúng bao giờ cũng là một dấu hiệu về sự thịnh đạt của một nền kịch nghệ. Nhóm công chúng đích thực, những người am hiểu và say mê nghệ thuật sân khấu, là loại nhóm mở, nghĩa là luôn luôn được bổ sung các thành viên mới qua giao lưu, giao tiếp. Đối với nghệ thuật sân khấu truyền
  5. thống, ta nói về vùng đất chèo ở đồng bằng Bắc Bộ, vùng đất tuồng ở khu Năm. Mỗi nhóm công chúng đích thực đặc trưng bởi một loại thị hiếu nghệ thuật và một loại nhu cầu nghệ thuật. Nói chính xác hơn, đó là nhóm công chúng đạt được tính đồng nhất tương đối cao về thị hiếu. Và loại kịch chủng, nhà hát tương ứng là nơi phát triển, đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ đó bằng bản sắc nghệ thuật riêng của mình. Ở nước ta, nhiều nhà hát đang trên đường tạo ra nhóm công chúng riêng. Câu lạc bộ sân khấu là một dạng tổ chức mềm dẻo để quy tụ hạt nhân của nhóm công chúng này. Đây là nơi trao đổi, hình thành tiếng nói của nhóm, tuyên truyền cho thị hiếu thẩm mỹ của nhóm. Tuy nhiên, các câu lạc bộ còn thiên về dạng tổ chức nghề nghiệp của nghệ sĩ sân khấu, biện pháp quy tụ khán giả tích cực còn yếu. Khái niệm người xem đích thực (hay tích cực) là một khái niệm cơ bản của xã hội học văn hóa. Sân khấu truyền thống của nước ta trước đây rất coi trọng sự đối thoại với người xem để tạo ra sự đồng cảm, hòa nhập nhanh chóng của người xem vào vở diễn. Để khỏi quá thổi phồng tác động tích cực cũng như tiêu cực của sân khấu đối với người xem, các nhà xã hội học nhấn mạnh sự đồng cảm của người xem với vở diễn chỉ xảy ra trong môi trường nhà hát và mang màu sắc giả định. Sự thật là có những người xem rất xúc động trước cái chân, thiện, mỹ trên sàn diễn, nhưng khi trở về cuộc đời thực vẫn quay về nhân cách vốn có của nó. Tác dụng của nghệ thuật chỉ là cảm hóa, có khuyến khích cái thiện và lên án cái ác. Khi đề cập tới tác dụng của sân khấu đến khán giả, thực tế ta đã đề cập tới tác động của khán giả tới sân khấu. Người ta cũng nói đến cuộc bỏ phiếu cho
  6. sân khấu bằng đôi chân của công chúng. Không thể có nghệ thuật mà không có người xem. Ngay các kịch bản sân khấu cũng chỉ được thừa nhận khi chúng được dàn dựng và biểu diễn. Sân khấu làm cho người xem nhận ra mình, cảm thấy được những vấn đề họ đang trăn trở, tìm được những câu trả lời cho những vướng mắc và nói hộ những ý nghĩa của cuộc sống. Việc đoán định ảnh hưởng của người xem đối với sân khấu là một vấn đề không đơn giản. Và càng không đơn giản là việc nghiên cứu thị hiếu và nhu cầu sân khấu của công chúng. Xuất phát từ việc thưởng thức các tác phẩm sân khấu, thị hiếu vận động không ngừng và tác động lên sân khấu bằng việc xem sân khấu đáp ứng các nhu cầu và thị hiếu của mình như thế nào. Ở đây nhu cầu và thị hiếu là tiền đề cho hoạt động sân khấu. Thị hiếu biểu thị khả năng đánh giá, xúc động và cảm nhận theo một lý tưởng thẩm mỹ nào đó. Thị hiếu nghệ thuật vừa có tính xã hội, vừa có tính cá nhân. Về mặt xã hội, thị hiếu nghệ thuật biểu hiện trình độ tinh thần của cộng đồng, mang sâu đậm tính chất văn hóa cộng đồng, mà con người là thành viên. Bên cạnh đó, thị hiếu nghệ thuật còn mang tính cá nhân với tất cả sự phong phú và đa dạng của nó. Trước đây, khi nghệ thuật còn thô sơ, đơn điệu thì tính xã hội trong thị hiếu nghệ thuật được đề cao và tính cá nhân ít tôn trọng, thậm chí bị coi nhẹ. Thị hiếu nghệ thuật gắn bó rất chặt chẽ với dân trí. Rất có lý khi cho rằng, không nên bắt khán giả phải xem lại những cái mà họ chưa thích, ngược lại cũng không nên tống ra bất cứ cái gì mà họ đòi hỏi. Từ trước tới nay chúng ta có thói quen thích giáo dục người xem, bắt họ phải thụ động tiếp nhận những gì chúng ta muốn nói với họ và chính vì vậy họ dần xa lánh chúng ta. Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi cách nhìn đó.
  7. Quan niệm cũ cũng đơn giản hóa công chúng. Chính sự đa dạng trong cảm thụ của công chúng là điều kiện cho tính đa dạng của nghệ thuật. Con người có cá tính, có thể ở trong nhiều tâm trạng, hoàn cảnh khác nhau nên sự ưa thích cũng dễ biến đổi. Sự tôn trọng công chúng bao hàm một sự tôn trọng tính đa dạng trong nhu cầu thưởng thức đối với mỗi cộng đồng người xem, thậm chí đối với từng khán giả. Bệnh hiểu đơn giản công chúng đã từng dẫn đến việc chọn các vở với đề tài công nhân để diễn cho công nhân, chọn đề tài chiến tranh để đưa đến cho bộ đội. Làm như vậy là thiếu sự cảm thông đối với con người, bởi vì nhu cầu của họ là đa dạng và biến đổi. Nhân dân ta vốn có truyền thống yêu thích nghệ thuật, luôn luôn chờ đón những tác phẩm sân khấu có giá trị, giàu tính nhân đạo, có tính khái quát cao ngang tầm với thời đại. Nhìn nhận khán giả cho đúng là đã thành công nửa phần sự nghiệp sân khấu.
nguon tai.lieu . vn