Xem mẫu

  1. Năng Lực Lãnh Đạo Lãnh đạo là gì? "Lãnh đạo là người đặt ra những mục tiêu hấp dẫn và có khả năng thu hút người khác theo mình chia sẻ những mục tiêu đã đặt ra." Marvin Bower "Leadership, leadership, leadership please!" Đó là câu nói mà người ta thường nói với người đứng đầu một tổ chức, một đơn vị khi thấy tổ chức ấy bị mất phương hướng, rối loạn, kỹ cương không nghiêm, những người trong tổ chức không đạt được sự đồng thuận cần thiết, và thường dẫn đến không hoàn thành mục tiêu chung. Ý của câu nói là nhắc người đứng đầu: "Hãy thể hiện vai trò lãnh đạo của mình". Như vậy, dù ta thường hay nói "ban lãnh đạo", nhưng thực ra lãnh đạo không phải là một chức vụ hay vị trí, lãnh đạo là một vai trò. Từ người ở vị trí cao trong bộ máy tổ chức như ông chủ, tổng giám đốc cho đến người giữ vị trí thấp như anh tổ trưởng sản xuất, đều được gọi là lãnh
  2. đạo. Mỗi người giữ vai trò lãnh đạo đối với tổ chức, đơn vị mà mình đứng đầu. Gọi chung là lãnh đạo, nhưng tùy vào vị trí trong bộ máy tổ chức, người ta phân ra thành lãnh đạo cao cấp, lãnh đạo trung cấp và lãnh đạo cấp thấp (cấp cơ sở). Cách gọi cũng thể hiện tầm mức quan trọng của vai trò đối với công ty. Lãnh đạo hay quản lý Hiện trên thế giới vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về việc phân định giữa lãnh đạo và quản lý. Theo nguyên bản Tiếng Anh, công việc quản lý (manage) được xem là thực hiện công việc theo những gì đã được định sẵn. Đối tượng quản lý là con người, tài sản, thiết bị, công nghệ, tiền bạc, hàng hóa, chỉ tiêu, định mức, phương pháp, qui trình, thời gian... Các kỹ năng quản lý như: quản lý nhóm, động viên nhân viên, quản lý theo tình huống, ủy quyền, giải quyết trở ngại, ra quyết định, quản lý thời gian... thường nhằm để đảm bảo mọi việc được xãy ra theo đúng những gì đã định trước.
  3. Còn lãnh đạo (lead) theo nghĩa Tiếng Anh thì có nghĩa là dẫn dắt, là đưa đường chỉ lối. Công việc lãnh đạo đóng vai trò mang tính biểu tượng, mang ý nghĩa tinh thần đối với tổ chức. Đối tượng lãnh đạo không ai khác là con người chứ không phải thiết bị, công nghệ, tài sản, hàng hóa... như công việc quản lý. Do đối tượng lãnh đạo là con người, một đối tượng phức tạp nhất, nên kỹ năng lãnh đạo chủ yếu là kỹ năng làm việc với con người (hiểu con người một cách sâu sắc, thu phục nhân tâm, đạt được sự kính nể, khả năng đánh giá năng lực và sử dụng con người, động viên người, kiểm soát con người...) Những khác biệt trên dẫn đến sự khác biệt về yêu cầu năng lực, tư duy và nhận thức giữa nhà quản lý và nhà lãnh đạo. Người ta cho rằng nếu người quản lý được thực hiện tốt nhất, có nghĩa là mọi người đi làm đúng giờ, công việc được thực hiện đúng công thức, đúng chỉ tiêu, đúng qui trình, đúng kỹ thuật, đúng chất lượng và đúng thời gian ... thì như vậy bạn chỉ mới khai thác được ở mức bình thường mà bạn vẫn đạt được. Người ta cho rằng người ngay cả ngừoi quản lý giỏi cũng khó có khả năng tạo ra một kết quả đột phá.
  4. Người có tư duy lãnh đạo thì thường có tư duy linh hoạt, không theo khuôn mẫu định sẵn, không chấp nhận dừng lại ở một định mức, luôn động não tìm ra phương thức mới để làm tốt hơn, người có tư duy lãnh đạo luôn khuyến khích, tạo điều kiện để mọi người có thể thể hiện năng lực cao nhất. Và do vậy người có tư duy lãnh đạo thường có khả năng tạo ra những kết quả đột phá. Phát triển năng lực lãnh đạo như thế nào? Ở nước ta, hai khái niệm "quản lý" và "lãnh đạo" có vẻ như chưa được nhận thức rõ ràng. Nhiều nơi gọi là đào tạo lãnh đạo những thực ra là dạy các kỹ năng quản lý, còn những thuộc tính làm nên nhà lãnh đạo tài ba như tư duy lãnh đạo, tính cách lãnh đạo, tâm lý lãnh đạo, nhận thức và hành vi lãnh đạo thì hầu như chưa có nơi nào có giải pháp can thiệp, tác động. Công bằng mà nói, đào tạo lãnh đạo là một khoa học đòi hỏi nhiều nghiên cứu công phu, đặc biệt là nghiên cứu về tâm lý học. Người ta cho rằng cách mà một người nhận thức, phản ứng trước một thông tin rồi đi
  5. đến cách hành xử chịu ảnh hưởng một phần do gen di truyền, được bổ sung và dần dần định hình từ những trãi nghiệm từ khi người ấy còn bé cho đến lúc trưởng thành (gia đình, xã hội, giáo dục, môi trường sống). Theo đó, một người không có tố chất lãnh đạo thì khó để mà uốn nắng để trở thành người lãnh đạo giỏi, ngược lại một người có gen lãnh đạo, nhưng lại không có điều kiện phát triển, như sống ở nông thôn chẳng hạn, thì cũng khó có cơ hội phát triển tố chất thành năng lực lãnh đạo. Trong khi đào tạo kỹ năng quản lý được phổ cập khá rộng rãi thì việc đào tạo phát triển lãnh đạo lại không phải là bất kỳ người nào ở trong công ty muốn là được. Thực ra, người ta không gọi là đào tạo lãnh đạo như đào tạo kỹ năng quản lý mà gọi là phát triển năng lực lãnh đạo. Người ta không cố phát triển năng lực lãnh đạo đối với những người chưa có cơ hội bộc lộ tố chất (chẳng hạn như sinh viên mới tốt nghiệp), mà họ sàng lọc để chọn người có tố chất phù hợp, những người mà năng lực làm việc đã được bộc lộ qua thách thức công việc thực tế. Từ đó họ tạo điều kiện để soi rọi, uốn nắng và bổ sung kiến thức để phát triển năng lực lãnh đạo cho hoàn thiện hơn.
  6. Một trong những yêu cầu quan trọng để phát triển năng lực lãnh đạo đối với một cá nhân là người đó phải có khả năng tự soi rọi bản thân mình, biết cách thu thập thông tin để đánh giá, nhận ra mặt mạnh, mặt yếu của bản thân, từ đó đề ra những hoạt động cần thiết để phát huy mặt mạnh, cải thiện mặt yếu (bổ sung kiến thức, thay đổi hành vi ứng xử, điều chỉnh quan điểm...), nhằm nâng cao và hoàn thiện năng lực lãnh đạo của mình.
nguon tai.lieu . vn