Xem mẫu

  1. Nâng cao kỹ năng giao tiếp và đọc vị đối phương - Giao tiếp công sở sao cho hiệu quả?
  2. Giao tiếp là kỹ năng quan trọng, quyết định thành công của mỗi người. Tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao kỹ năng giao tiếp thì không phải ai cũng biết. Dù bạn là ai, làm gì thì bạn đều cần dùng kỹ năng giao tiếp của bản thân để thuyết phục và chinh phục đối phương. Chỉ cần với một kỹ năng giao tiếp tốt kết hợp với những bí quyết đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng thu phục người khác. Nhờ đó, sẽ chẳng khó khăn để bạn tìm được những người bạn, đồng nghiệp, đối tác tin tưởng, ủng hộ, cùng bạn theo đuổi những ước mơ, hoài bão và giúp đỡ bạn khi cần thiết. Có biết bao nhiêu ý tưởng xuất sắc, cơ hội tuyệt vời, chỉ vì không thể thuyết phục người khác tin tưởng vào tiềm năng thành công. Có khi sản phẩm hay dịch vụ của bạn tốt hơn, nhưng vì khả năng chinh phục của bạn không bằng người khác, bạn đánh mất nhiều cơ hội có được khách hàng. Kém về khả năng chinh phục cũng giống như bạn tự bịt lối dẫn đến thành công của mình. Tất cả mọi người sẽ để ngoài tai những điều bạn nói, chẳng màng đến những việc bạn làm, chẳng để tâm đến những mong mỏi của bạn…khi bạn không thuyết phục được họ. Vậy làm thế nào để bạn dễ dàng chinh phục người khác? Câu trả lời nằm ở khả năng “đọc vị” người khác. Chỉ cần thấu hiểu và nắm bắt tâm lý đối phương, bạn hoàn toàn có thể chinh phục họ một cách dễ dàng.
  3. Trong công việc hoặc cuộc sống, sẽ có những lúc bạn lâm vào hoàn cảnh khó khăn hoặc bất lợi về nhiều mặt, lúc này, khả năng giao tiếp và chinh phục sẽ giúp bạn tìm được sự tin tưởng, ủng hộ và giúp sức từ người khác. Hãy tự nâng cao kỹ năng giao tiếp và đọc vị để chinh phục và đạt được thành công hơn nữa trong cuộc sống. Một cách đơn giản để nắm giữ và học hỏi trọn vẹn bí quyết giao tiếp chinh phục qua đọc vị chính là học hỏi từ các diễn giả kinh nghiệm. Họ là người thành công bởi kỹ năng giao tiếp và đã có vô vàn trải nghiệm thú vị. Giao tiếp công sở sao cho hiệu quả? Bạn sống ở cơ quan thì chắc chắn phải trò chuyện với đồng nghiệp. Nhưng mấu chốt là bạn có biết nói năng hay không? Cùng một mục đích, nhưng lại có nhiều cách thể hiện khác nhau và cũng gây ra các hậu quả khác nhau. 1. Không nên gió chiều nào che chiều ấy mà cần phải học cách nói lời của chính mình
  4. Sếp luôn trọng dụng và quý những nhân viên có đầu óc, có suy nghĩ riêng. Nếu như bạn là người mà người khác nói gì thì mình nói ấy thì bạn dễ bị mọi người quên mất sự tồn tại của bạn và địa vị của bạn ở trong cơ quan cũng chẳng cao cả gì. Có đầu óc thì dù chức vụ của bạn ở trong cơ quan như thế nào, bạn cũng cần phải biết nói lên tiếng nói của mình, nên dũng cảm nói lên cách suy nghĩ của riêng mình. 2. Có gì thì bình tĩnh nói, tránh biến cuộc nói chuyện thành cuộc thi hùng biện Bạn cần sống hòa bình, gần gũi với mọi người trong cơ quan, nói năng phải nhẹ nhàng, nhất là phải có trên dưới rõ ràng, không được nói theo kiểu ra lệnh. Tuy là đôi khi ý kiến của mọi người khác nhau, bạn có ý kiến thì vẫn có thể bảo lưu được, nếu không vi phạm nguyên tắc thì không nhất thiết phải bảo vệ sống còn. Nếu như bạn chỉ thích nói và bắt mọi người nghe thì e rằng đồng nghiệp sẽ dần rời xa bạn. 3. Nói năng cũng phải biết giữ chừng mực, điều quan trọng là phải nói đâu ra đấy Thái độ nói năng bất chấp tất cả; ngôn ngữ cơ thể lịch sự; ăn nói hài hước… đó đều thuộc phạm trù nghệ thuật nói. Tất nhiên, điều quan trọng là bạn phải có lòng tự tin, biết được nghệ thuật nói năng. Như vậy bạn sẽ càng tự tin hơn, ăn nói hấp dẫn hơn.
  5. 4. Đừng có khoe khoang mình ở cơ quan Nếu bạn là người rất giỏi chuyên môn, nếu bạn được sếp trọng dụng thì những điều này có trở thành vốn khoe khoang của bạn hay không? Dù bạn có giỏi giang đến đâu thì bạn cũng cần phải hết sức cẩn thận khi ở cơ quan. 5. Cơ quan là nơi làm việc chứ không phải là chốn để tâm sự Có rất nhiều người thích tâm sự ở cơ quan. Dù làm như vậy khiến nhiều người xích lại gần nhau hơn, thân thiện hơn, nhưng kết quả điều tra của các nhà tâm lý cho biết: chỉ có 1% người biết giữ bí mật mà thôi. Gặp thất bại nhiều lần trong rèn kỹ năng, phải làm sao? xin liệt kê ra một số sai lầm thường gặp để chúng ta cùng xem xét nhé! 1. Không rõ ràng
  6. Bộ não điều khiển toàn bộ cơ thể, do đó, một khi trí não không thực sự rõ ràng về mục tiêu thì bạn không thể thành công. Trừ khi bạn gặp may hoặc ở trong một môi trường có sức ảnh hưởng quá khủng khiếp như ở các công ty bán hàng đa cấp, bảo hiểm hoặc bạn chơi với một nhóm toàn những người có chung một cá tính. Vâng ý tôi nói bạn sẽ bị ảnh hưởng, bị đồng hóa! Tuy nhiên, nếu bạn không may mắn như thế thì lời khuyên từ các chuyên gia hàng đầu thế giới hiện nay như Brian Tracy, Anthony Robbins,… cho rằng bạn cần quyết đoán xác định rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp của mình (trưởng phòng, giám đốc,…) rồi từ đó lên một danh sách kỹ năng cần rèn luyện. Nhờ vậy, khi bạn đã xác định rõ ràng và đúng đắn những gì cần theo đuổi rồi từ đó nghiêm túc thực hiện với 200% quyết tâm là bạn sẽ đạt được thành công! 2. Nóng vội Với những người đã có mục tiêu rõ ràng và quyết tâm cao độ thì sai lầm thường gặp đó là nóng vội. Triệu chứng của bệnh này là máu me trong 2 ngày xuống nhiệt trong 2 ngày tiếp theo và cuối cùng bỏ cuộc. Bạn biết những người này chứ? Vâng, phải nói là
  7. cực nhiều người dính căn bệnh này. Vậy làm sao thoát khỏi nó? Đầu tiên, bạn cần tự nhận thức kỹ năng chính là một thói quen. Rèn kỹ năng là một quá trình. Theo thống kê của các chuyên gia Mỹ, để rèn luyện một thói quen mới ta cần liên tục làm nó trong liên tiếp ít nhất 27 ngày. Chính vì vậy, hãy kiên trì rèn luyện mỗi ngày để tạo thành thói quen tích cực, từ đó hình thành một kỹ năng tốt. 3. Không rút kinh nghiệm Với những người đã xác định kiên trì mà làm cả năm vẫn chưa được thì lý do lớn nhất chắc chắn là do bạn thiếu bước rút kinh nghiệm hàng ngày! Theo thống kê của chuyên gia John Maxell – chuyên gia hàng đầu thế giới về nghệ thuật lãnh đạo thì tất cả lãnh đạo tầm cỡ thế giới đều có một góc riêng tư “bất khả xâm phạm“ ở trong nhà và chỉ dành cho việc tư duy và một việc trong đó – chính là rút kinh nghiệm
  8. Quy trình của việc rèn kỹ năng chính là: LÀM – THẤT BẠI – RÚT KINH NGHIỆM – LÀM – THẤT BẠI – RÚT KINH NGHIỆM – THÀNH CÔNG 4. Chưa chuẩn bị đủ hành trang cho chuyến đi Rèn kỹ năng là một hành trình dài giống như đường tăng đi tây trúc thỉnh kinh. Một chuyến đi dài cần có bạn bè chung sức, cần có một người thầy dẫn đường và cần có sự chuẩn bị những điều kiện cần thiết. Ví dụ, nếu bạn rèn thói quen giao tiếp với mọi người tại công sở thì nên chuẩn bị cho smartphone của mình một phần mềm ghi chú để ghi lại những điều mình đã làm và rút kinh nghiệm được hay đơn giản chỉ là các ý tưởng mới. Nếu bạn không thích thì chuẩn bị 1 cuốn sổ nhỏ là xong và sau khi ăn trưa hoặc lúc rảnh rỗi thì giở ra xem. Bạn sẽ có vô khối bài học đấy ! Quan trọng nhất là người thầy! Hãy chọn cho mình một đồng nghiệp, hay sếp và đề nghị xin được làm học trò của họ trong 1 lĩnh vực mà bạn ngưỡng mộ. Rất đơn giản nhưng cực ít người làm điều này. Khác biệt giữa thành công và thất bại thực sự nằm ở khâu
  9. này. Hãy yên tâm nếu họ từ chối bạn thì chắc hẳn họ sẽ có ấn tượng rất tốt về một người ham học hỏi như bạn. Hãy đi tìm bằng được cho mình một ông thầy. Hãy mạnh dạn, hãy sẵn sàng chịu đựng sự từ chối! Đó là cái giá phải trả để tạo nên sự khác biệt! Tìm cho mình những người bạn. Định nghĩa về bạn tốt đó là những người :  Thật lòng mong muốn tốt cho bạn ( luôn động viên chứ không dìm hàng )  Có hiểu biết ( ngu dốt + nhiệt tình = phá hoại ) Cho nên người thân hay những người bạn thân bạn đang có thực sự chưa phải là bạn tốt. Bạn cần dũng cảm hạn chế giao tiếp với những người như thế bởi điều đó tốt cho cuộc sống và tương lai của bạn. Rốt cục trên đời này chỉ có bạn thực sự phaỉ chịu trách nhiệm về những gì xảy ra với mình. Do đó, đừng nghe theo những kẻ sáo rỗng thiếu hiểu biết và hay bốc phét, hãy tỉnh táo!
  10. Lời khuyên cuối cùng! Nếu bạn thực sự nghiêm túc muốn thành công ! Hãy đọc đi đọc lại bài này cho tới khi thuộc. Bởi vì “ tất cả sự việc xảy ra trong đời đêu là 1 bài học hoặc là 1 lời cảnh báo và nếu bạn không thuộc nó thì thượng đế sẽ bắt bạn học đi học lại cho tới khi thuộc“
nguon tai.lieu . vn