Xem mẫu

  1. Nấm Móng Móng bị lây nhiễm nấm gọi là nấm móng. Có 2 loại nấm gây bệnh móng th ường gặp là: vi nấm sợi tơ và nấm men. Nấm móng rất thường gặp Cách lây truyền Nấm móng thường xuất hiện trên những móng đã bị chấn thương trước đó.Những chấn thương thường là: vi chấn thương ở móng, mang giầy chật. Có thể lây từ người này qua người khác bởi vì nấm có thể sống được trong không khí ẩm, đất nên người đi chân đất dễ bị. Nhiễm nấm cũng có thể xảy ra trong buồng tắm, bồn tắm, phòng thay đồ hoặc khi làm móng, cắt móng chung với người bị nấm móng. Cách nhận biết nấm móng Móng bị nhiễm nấm sẽ có các dấu hiệu sau:
  2. Móng màu nâu, vàng hoặc có những đốm trắng, có thể có màu đen Móng trở nên giòn, dễ gãy, dễ bong, lỗ chỗ Tăng sừng dưới móng Mùi hôi Móng dầy và mang giầy đau Khó chịu, gây khó khăn khi đi lại, làm việc
  3. Móng nào hay bị ? Móng chân hay bị hơn bởi vì mang giầy chật làm cho móng ẩm ướt và đây là môi trường thuận lợi cho nấm phát triển. Ngược lại, ở người làm nghề mà tay tiếp xúc thường xuyên với nước như bán nước giải khát, công nhân hải sản, nội trợ …thì móng tay hay bị hơn Người nào dễ bị nấm móng ? Những người làm việc tiếp xúc với nước thường xuyên như: nội trợ, chùi rửa hồ bơi, phục vụ phòng khách sạn... Những người ra mồ hôi nhiều khi làm việc hoặc chơi thể thao
  4. Người có tiền căn nấm tay chân Làm móng tay, móng chân Người trên 65 tuổi Bệnh nội khoa, thiếu máu nuôi tay chân, tiểu đường, suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS) Phải làm gì khi bị nấm móng ? Một số khuyến cáo đối với bệnh nhân bị nấm móng Cắt móng ngắn Dũa móng phì đại, sần sùi, sắc cạnh Tránh chấn thương, kích thích Không bao giờ dùng chung dụng cụ cắt móng cho móng nhiễm nấm và móng bình thường Mang giày dép thích hợp Sử dụng bộ cắt móng riêng khi làm vệ sinh móng Giữ bàn chân thật sạch và khô
  5. Dùng bột chống nấm ở giày mỗi ngày
nguon tai.lieu . vn