Xem mẫu

  1. MỤC TIEU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG CĐSP 2.1. Môc tiªu: ViÖc gi¶ng d¹y §L§P trong nhµ trêng THCS nh»m c¸c môc tiªu sau: 2.1.1. Kiến thức - Có được kiến thức (tự nhiên, dân cư, kinh tế - XH) trong các chương trình địa lý, đặc biệt là những kiến thức địa lý Việt Nam - Hiểu rõ kiến thức địa lý địa phương (tỉnh, huyện) qua chương trình học tập, khảo sát nghiên cứu địa lý địa phương, tạo điều kiện cho HS hiểu rõ về thực tế địa phương tỉnh Điện Biên (khó khăn, thuận lợi) và có đóng góp, tham gia cải tạo, xây dựng địa phương, từ đó bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp đối với quê hương đất nước. - Hình thành, bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học (về ĐLĐP). Những kết luận rút ra, những biện pháp đề xuất đúng đắn là những đóng góp thiết thực cho địa phương trong công tác sản xuất quản lý xã hội và thông qua đó phát triển được tư duy khoa học , tư duy địa lý. 2.1.2. Kĩ năng - Phát triển các năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức của HS. - Biết các phương pháp nghiên cứu phù hợp với trình độ của HS (PP khảo sát, NC§L§P, quan sát phân tích số liệu, biểu đồ, bản đồ ...).
  2. - Hình thành và phát triển năng lực, trí tuệ và những kĩ năng thực tiễn, tạo điều kiện cho HS tích lũy vốn sống để tham gia học tập và lao động sản xuất. Đồng thời bồi dưỡng thế giới quan khoa học, năng lực trí tuệ và những kĩ năng thực tiễn cho HS. 2.1.3. Thái độ, tình cảm - Có tình yêu quê hương, đất nước và trân trọng những thành quả lao động của người dân. - Có được những hành vi ứng xử tốt, đúng đắn với MT, sử dụng tiết kiệm TNTN và thúc đẩy HS mong muốn được tham gia, xây dựng quê hương giàu, đẹp và phát triển bền vững. 2.2.Chương trình môn địa lý và địa lý địa phương ở nhà trường THCS 2.2.1. Đặc điểm về cấu trúc và nội dung của chương trình ĐLĐP. Trong chương trình địa lý hiện nay ở nhà trường nói chung, trường THCS nói riêng, phần địa lý địa phương đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định, xây dựng và đưa vào nội dung giảng dạy nội khóa (chính khóa) và ngày càng được chú trọng hơn. Khi hướng dẫn thực hiện chương trình Bộ GD&ĐT đã xác định rõ việc học tập, tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu và giảng dạy địa lý địa phương là một nhiệm vụ, một nguyên tắc trong giảng dạy và học tập địa lý. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về tự nhiên, dân cư, KT-XH ở xung quanh, ở địa phương nơi HS sinh sống và học tập giúp cho HS hiểu biết sâu sắc hơn những tài liệu học tập địa lý trên lớp, có kĩ năng gắn kiến thức lí thuyết với thực tiễn cuộc sống
  3. ngay tại địa phương và gắn với việc giáo dục hướng nghiệp. Giúp HS tích lũy vốn sống để lao động, sản xuất sau này. Trong các trường THCS nội dung ĐLĐP được xây dựng thành môn học riêng và là một phần kiến thức cơ bản, quan trọng của bộ môn địa lý. Ngoài việc GV giảng dạy nội dung ĐLĐP theo các bài học riêng biệt theo chương trình thì nội dung ĐLĐP còn được giảng dạy tích hợp, lồng ghép hoặc được GV sử dụng để liên hệ trong các bài, các phần trong chương trình chung. Ở các trường THCS nội dung ĐLĐP được giảng dạy theo bài chủ yếu ở 2 lớp đó là lớp 8 và lớp 9, còn ở các lớp khác nội dung ĐLĐP thường được dùng để liên hệ. Việc giảng dạy ĐLĐP nhằm mục đích cung cấp cho HS một số kiến thức khái quát cơ bản về tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình PT KT- XH mà địa phương đã gặp phải. Giúp HS có được kiến thức nền tảng về địa lý, lịch sử hình thành và phát triển của địa phương để vận dụng tốt vào cuộc sống, lao động sản xuất. Ngoài nội dung địa lý địa phương được dạy thành từng bài riêng theo một hệ thống nhất định, phù hợp với cấu trúc nội dung, chương trình, thời lượng của từng cấp học, lớp học, nội dung giảng dạy §L§P còn được tiến hành bằng các cách dưới dạng kết hợp hay lồng ghép, hoặc bằng cách liên hệ thực tiễn trong từng phần của nội dung bài giảng (kể cả địa lý tự nhiên, địa lý dân cư và địa lý kinh tế - xã hội); hoặc bằng hình thức dạy học ngoài lớp : thực hành ngoài trời, tham quan, du lịch, cắm trại, khảo sát địa lý địa phương và ở mức độ cao hơn là nghiên cứu địa lý địa phương.
nguon tai.lieu . vn