Xem mẫu

  1. Một số quan niệm về hội chứng tự kỷ 1. Quan niệm của Egen Bleuler (1911) 1 Êgn Bleuler lần đầu tiên dùng từ này để mô tả chứng bệnh mất liên hệ với thực tế ở các bệnh nhân người lớn tâm thần phân liệt. 2. Quan niệm của Leo Kaner (1943) 2 Trong bài báo "Autistic Disturbance of Affective Contact" (1943), lần đầu tiên Leo Kaner dùng cụm từ "Chứng tự kỷ xuất hiện sớm ở trẻ em" . Ông đã đưa ra một bảng mô tả lâm sàng về tự kỷ khác với chứng tâm thần phân liệt trẻ em: trong tự kỷ, trẻ nhỏ ngay sau khi sinh đã không có khả năng biểu hiện cảm xúc với th ế gi ới xung quanh. Theo ông, hội chứng này có những đặc điểm sau: - Xuất hiện sớm, thường là trong 2 năm đầu - Sống cô lập: thờ ơ, hoàn toàn không quan tâm đến người và đồ vật xung quanh. - Không thay đổi: muốn giữ sự ổn định môi trường vật chất xung quanh, cần những cột mốc, điểm tựa quen thuộc để duy trì thế giới của mình theo kiểu nghi thức. - Hành vi rập khuôn: + Khua tay trước mặt. + Đi trên mũi bàn chân theo cách cứng nhắc. + Quay người theo cơn. + Đung đưa người từ trước ra sau theo nhịp điệu. - Rối nhiễu ngôn ngữ: + Không có ngôn ngữ. + Phát ra giai điệu giống ngôn ngữ nhưng không có nghĩa. + Ngôn ngữ ít có giá trị, hoặc không có giá trị giao ti ếp: Nh ại l ời, khi phát âm nghe như có âm dội lại, hay nhắc lại lời của người khác; Không có khả năng s ử d ụng đ ại từ nhân xưng, dùng ngôi của người khác (bố mẹ, anh chị) thay cho ngôi của mình "con", "em", "cháu"; Làm biến dạng các từ, bịa ra từ mới. - Trí nhớ và trí thông minh : Kaner còn nhấn mạnh đến trí nhớ và trí thông minh đặc biệt của một số trẻ tự kỷ, khác với trẻ chậm khôn. 3. Quan niệm của Margeret Maler (1957) 3 Margeret Maler là một trong những tác giả đã gộp các biểu hiện gần với chứng tự kỷ như Kaner mô tả vào chứng bệnh « loạn tâm sớm ở trẻ em ». Ngoài những điểm chung với tự kỷ, như sự xuất hiện sớm trong hai năm đầu, sự rối loạn trầm trọng mối quan hệ với thực tế bên ngoài, loạn tâm trẻ em cũng có một số khác bi ệt. Sau đây là mô tả của Margeret Maler về chứng loạn tâm cộng sinh ở trẻ em : - Xuất hiện trong hai năm đầu, sau một thời kỳ phát triển bình thường. - Xuất hiện vào những thời điểm quan trọng, khi trẻ phải từ bỏ sự hòa mình mang tính chất cộng sinh với mẹ để trở thành một cá nhân. - Có những dấu hiệu như quá nhạy cảm với những kích thích của các giác quan, có một số rối nhiễu về giấc ngủ.
  2. - Có mối lo hãi lớn vì sợ bị hủy diệt khi phải trải nghiệm sự tách mẹ đ ể đ ến trường mẫu giáo hay phải vào bệnh viện. - Mối lo hãi này bắt đầu bộc lộ bằng sự rối loạn nhân cách đột ngột, sự mất một số chức năng hoạt động, trong đó có hoạt động ngôn ngữ và xuất hi ện các tri ệu ch ứng loạn tâm. Về sau, Margeret Maler thừa nhận là có thể có sự kết hợp và có các dạng trung gian giữa hai loại cấu trúc tự kỷ và loạn tâm cộng sinh. Tác giả này nhấn mạnh ảnh hưởng của các ảo giác âm tính trong cấu trúc tự kỷ và của sự níu gi ữ mối quan h ệ cộng sinh với mẹ trong cấu trúc cộng sinh. 4. Quan niệm của Bruno Bettelheim (1969) 4 Trong tác phẩm « Pháo đài trống rỗng », Bruno Bettelheim cho rằng chứng tự kỷ ở trẻ xuất hiện từ một mối lo hãi thực sự về cái chết, vì lúc còn quá bé, trẻ đã ph ải tr ải nghiệm một tình huống có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tâm trí. Từ sự trải nghiệm mối nguy cơ chết người này, trẻ tìm cách rút lui kh ỏi th ế gi ới bên ngoài, đồng thời ngừng đầu tư cho thế giới nội tâm nhằm xóa bỏ mọi cảm xúc. 5. Quan niệm của France Tustin (1977) 5 Dựa trên những giả thuyết của các nhà phân tâm học Anh như M.Klein và c ủa D.Winicott, France Tustin đã phát triển khái niệm « trầm cảm loạn tâm » liên quan đến những trải nghiệm của trẻ về sự đứt quãng trong tính liên tục và gắn kết của những cảm giác cơ thể. Sự đứt quãng này xuất hiện như là một « hố đen » chứa đựng tác nhân truy hại. Nó ập đến đột ngột phá vỡ những mơ tưởng của trẻ về một thế giới có tính liên tục và gắn kết của những cảm giác cơ thể. Trong tác phẩm « Tự kỷ và loạn tâm trẻ em », tác giả này đã đưa ra cách phân loại tự kỷ thành 3 nhóm sau : - Tự kỷ bất thường tiên phát : + Là sự nối dài tự kỷ bình thường của thời kỳ đầu trong sự phát triển của trẻ, được gọi là dạng « amibe ». + Trẻ nhỏ không có sự phân hóa thực sự giữa cơ thể của mình với cơ thể của mẹ. + Trẻ không xây dựng được giới hạn thực sự trên bề mặt ngoài của cơ thể của mình. + Chức năng tâm trí được xây dựng từ những cảm giác rất nguyên thủy. + Là hậu quả của sự thiếu hụt chủ yếu trong việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Tự kỷ thứ phát rút vào vỏ cứng : + Giống như dạng tự kỷ mà L.Kaner đã mô tả. + Quá nhấn mạnh sự khác biệt giữa cái tôi và cái không tôi. + Trẻ tạo ra một rào chắn thực sự dưới dạng một vỏ cứng như mai rùa để ngăn cản mình đến với cái « không tôi » ghê sợ. + Cơ thể của trẻ trở nên cứng đờ, mất nhạy cảm và trốn tránh sự ti ếp xúc cơ th ể với người khác. + Hoạt động huyễn tưởng nghèo nàn, tập trung vào khía cạnh cơ thể, hoạt động t ư duy bị ức chế. + Dạng tự kỷ này đóng vai trò quan trọng trong triệu chứng quá nhạy c ảm v ới
  3. những kích thích ở các giác quan và với sự trầm cảm của người mẹ. + Tác giả gọi dạng tự kỷ này là dạng có vỏ cứng của loài động vật thân giáp. - Tự kỷ thứ phát thoái lùi : + Đây là dạng tự kỷ bao hàm cả chứng phân liệt trẻ em. + Sau một quá trình phát triển có vẻ bình thường, trẻ có những bi ểu hi ện thoái lùi, rút vào một thế giới huyễn tưởng khá phong phú, nhưng tập trung vào các cảm giác cơ thể. + Có sự lẫn lộn giữa trẻ với mẹ. 6. Quan niệm của M.Soulé và D.Houzel : Các tác giả này đi tìm những dấu hiệu sớm của chứng loạn tâm ngay trong mối tương tác cặp đôi mẹ - con. Và những khó khăn trong việc thiết l ập mối quan h ệ này được coi là khởi đầu cho quá trình loạn tâm. Có thể quan sát những dấu hi ệu sớm như sau : - Trẻ từ chối bình sữa. - Trẻ mất ngủ xáo động, có những hành vi tự xâm kích. - Hoặc ngược lại, trẻ rất yên lặng, nhưng thiếu khả năng dự đoán và điều chỉnh tư thế. - Không xuất hiện nụ cười vào tháng thứ 3 và không cảm thấy lo hãi vào tháng th ứ 8. - Không có hứng thú với đồ chơi hoặc hứng thú quá mức đ ối với các đ ộng tác tay đưa ra trước mắt. - Có những mối lo hãi ám ảnh rất lớn. 7. Quan niệm của Hiệp hội Tâm bệnh học Pháp (2005) : Theo Hiệp hội Tâm bệnh học Pháp, tự kỷ là một hội chứng rối loạn v ề t ương tác xã hội, giao tiếp và sự nghèo nàn, rập khuôn trong các hành vi ứng xử, trong các mối quan tâm và các hoạt động của thân chủ được biểu hiện một cách ổn định và rõ nét trong đời sống hàng ngày. Ở trẻ em, các biểu hiện của hội chứng này rất đa dạng, nhưng th ường t ập trung vào bốn nhóm dấu hiệu chính sau đây : - Trẻ thờ ơ, không quan tâm đến người khác, hoặc có những ứng xử rất khác lạ với những người xung quanh. - Trẻ không nói hoặc nói rất ít, thường lặp lại các từ hoặc câu. Giọng nói nghe nh ư có âm dội lại. - Trẻ không quan tâm đến các đồ vật hoặc chơi với đ ồ vật một cách rất kỳ l ạ (ví dụ : trẻ lặp đi lặp lại các động tác lắc, quay đồ vật...) - Trẻ có những hoạt động lặp đi lặp lại trên các bộ phận cơ thể (ví dụ : trẻ giật tay, quay người, hay làm những động tác rập khuôn...) Trong tự kỷ, bốn nhóm dấu hiệu này thường liên kết với nhau thành hội chứng. Nếu chỉ mới quan sát được một số dấu hiệu riêng lẻ thì không thể kết luận là trẻ bị tự kỷ. Nguyễn Minh Đức lược dịch *
  4. _______________________ Chú thích: * Nguồn : Từ điển Tâm lý học (Petit Larousse de la Psychologie), xuất bản t ại Pháp năm 2005, từ trang 168 - 176 1 Bác sĩ tâm thần Thụy Sĩ (1857-1939) 2 Bác sĩ tâm thần Mỹ gốc Áo 3 Nhà phân tâm học Mỹ 4 Nhà phân tâm học Mỹ gốc Áo 5 Nhà phân tâm học Anh
nguon tai.lieu . vn