Xem mẫu

  1. Một số phương pháp dạy học địa lý cụ thể 7.3.1. Phương pháp diễn giảng Giáo viên liên tục dùng lời để trình bày về một vấn đề nào đó, trong quá trình đó không có sự tham gia của học sinh. Học sinh nghe, ghi nhớ, ghi chép cả nội dung và có thể ghi nhớ cả phương pháp (cách) thể hiện. - Trong quá trình giảng giáo viên có thể sử dụng nhiều thao tác, yếu tố, như: so sánh, phân tích, lập luận, khái quát, mô tả... mục đích làm cho người nghe tin vào những điều mình nói. - Quy trình: + Giáo viên giới thiệu tên bài (vấn đề) và ghi lên bảng. + Thông báo dàn ý (những nội dung sẽ trình bày) trong khoảng thời gian... + Trình bày từng vấn đề. - Yêu cầu: Trình bày rõ, thông tin chính xác, chậm để học sinh có thể ghi và theo dõi. Những ý chính nên nhấn mạnh. Khi trình bày phải bao quát được tình hình của lớp, khả năng, thái độ tiếp thu của học sinh. - Vai trò của phương pháp này: kiến thức được trình bày hoàn chỉnh, sâu, rộng, tiết kiệm được thời gian (trình bày được nhiều vấn đề trong khoảng thời gian ngắn). Học sinh học tập, phát triển được khẩu ngữ qua cách giảng của giáo viên học tập được cách lập luận vấn đề.
  2. - Nhược điểm: + Ít có hứng thú với học sinh, đặc biệt là học sinh nhỏ tuổi. + Phải theo dõi liên tục, hệ thống mới nắm bắt được vấn đề. - Nên vận dụng: + Các buổi nói chuyện, học chính trị với học sinh lớn, sinh viên và cán bộ. + Một số bài học trong sách giáo khoa có dung lượng kiến thức lớn, nội dung có tính chất lý luận chính trị: Tình hình chính trị - kinh tế xã hội trong những thập kỷ hiện nay có nhiều biến động (lớp 11); đặc điểm nổi bật của nền kinh tế hiện đại (lớp 11), các bài học chuyên đề..... 7.3.2. Phương pháp giảng thuật (còn gọi là kể chuyện) - Là phương pháp giáo viên dùng lời để kể lại, thuật lại, mô tả lại các sự vật hiện tượng địa lý một cách chi tiết, có hệ thống, mục đích để hình thành các biểu tượng, bước đầu hình thành các khái niệm địa lý. Vì là thuật lại nên chỉ dừng lại ở việc mô tả chứ không đi sâu vào bản chất của các sự vật, hiện tượng, ít có yếu tố giải thích. - Quy trình: + Giáo viên xác định mục đích của việc giảng thuật. + Nắm vững nội dung chính. + Dùng lời nói, điệu bộ, cách diễn đạt kể lại câu chuyện một cách hấp dẫn. + Đặt những câu hỏi để kiểm tra sự nhận thức của học sinh.
  3. - Ưu điểm: Có sức hấp dẫn đặc biệt đối với học sinh nhỏ tuổi, không khí lớp học nhẹ nhàng thoải mái. Nếu kết hợp tốt với các phương pháp khác thì bài giảng sẽ có sức thuyết phục. - Nhược điểm: Không đi sâu giải thích được bản chất của các sự vật, hiện tượng địa lý  mục đích của bài giảng chưa đạt tốt. 7.3.3. Phương pháp giảng giải (giải thích - minh hoạ) - Làm phương pháp dùng lời để giải thích các kiến thức địa lý, mà chủ yếu là giải thích các nguyên nhân và mối quan hệ nhân quả, giải thích các đặc điểm của sự vật, hiện tượng. - Phương pháp này gồm 2 yếu tố: Giải thích - minh hoạ. Giáo viên đưa ra đặc điểm của một sự vật hiện tượng  dùng lời để giải thích  dùng những ví dụ minh hoạ. - Ưu điểm: Phương pháp phù hợp với nhiều loại đối tượng. + Học sinh nắm được các kiến thức chính, những dấu hiệu b/c của sự vật, hiện tượng. - Nhược điểm: Giáo viên làm việc nhiều, ít phát huy được khả năng của học sinh. - Phương pháp giảng có mối quan hệ chặt chẽ với giảng thuật vì trong giảng thuật đôi khi có yếu tố giải thích - minh hoạ, trong giảng giải đôi khi cũng có yếu tố mô tả, kể lại. - Để đạt hiệu quả cao thì giảng giảng nên kết hợp với đàm thoại. Những kiến thức minh hoạ nên dùng kiến thức nói (đặc biệt là khi giảng về kiến thức địa lý kinh tế).
  4. 7.3.4. Phương pháp đàm thoại (hỏi - đáp) - Đàm thoại nghĩa là sự trao đổi, hỏi đáp giữa người dạy và người học hoặc giữa người học với người học. Có những quan niệm khác nhau về phương pháp đàm thoại ở trường phổ thông.
nguon tai.lieu . vn