Xem mẫu

  1. Một số kinh nghiệm và mẹo nhỏ trong chăm sóc trẻ - Phần 1 1.Có cần nhổ bỏ răng sún cho trẻ? Sún răng là bệnh làm tiêu dần răng sữa của trẻ thường từ 1 - 3 tuổi. Răng cửa hàm trên hay mắc hơn cả. Bắt đầu là một chấm nâu rồi đen ở mặt ngoài. Răng dần dần mủn và tiêu đi, không đau nh ức, chỗ bị sún chỉ nông chứ không sâu như lỗ răng sâu, lâu dần chỉ còn những mỏm răng gần tụt xuống lợi làm chân răng nằm sát với lợi, rất cứng, đen bóng. Nguyên nhân sún răng chưa thật rõ ràng. Người ta cho rằng phần lớn do thiếu vitamin C hoặc những thành phần dinh dưỡng khác. Thường trẻ sún răng không kêu đau và chân răng còn lại có thể giữ mãi như thế cho đến lúc răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Một điều yên tâm là bệnh sún răng không bao giờ ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn. Vì vậy không cần nhổ răng sún mà chỉ cần giữ vệ sinh răng miệng, ngậm và súc miệng nước muối loãng. Nên chú ý cho trẻ ăn đủ chất và uống thêm nước quả tươi hoặc vitamin C để giúp răng trẻ khỏi bị sún. Những trẻ răng sún nếu nhổ bỏ sớm sau này răng vĩnh viễn mọc sẽ bị xô lệch khểnh hoặc vẩu răng.
  2. 2. Nguyên nhân khiến bé hay gãi tai Trong thực tế, nhiều trẻ thường có “tật” gãi tai. Có trẻ gãi tai mà không quấy khóc nhưng ngược lại, có trẻ vừa gãi tai kèm quấy khóc, trong khi mũi hoặc họng lại bị viêm… cha mẹ và những người giữ trẻ nên lưu ý, đừng nghĩ đơn giản chỉ là “ngứa rồi gãi mà thôi!”. Bé hay gãi tai thường có một số nguyên nhân sau: Nếu chỉ hay gãi tai mà không quấy khóc thì hầu hết là do trong tai có ráy tai, nhất là ráy tai nằm sâu trong tai ba mẹ nhìn không thấy. Đối với những bé này, ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ tai mũi họng để lấy ráy tai, không nên cố lấy ở nhà vì dễ làm chấn thương tai bé. Nếu bé gãi tai kèm quấy khóc, nên đưa bé đi khám Một số ít là do bé có cơ địa dị ứng, những bé này khi khám tai không phát hiện gì nhưng vì bị dị ứng gì đó có thể bụi nhà, có thể do xà bông tắm gội hay giặt đồ… Bé có thể bị dị ứng thấy ngứa tai. Thường thì những bé này hay bị hắt hơi sổ mũi. Đối với trường hợp này, không nên cho bé nằm phòng máy lạnh, thử thay xà bông tắm gội cũng như xà bông giặt đồ, để ý thức ăn nào ăn xong ngày đó bé hay gãi tai thì nên tránh…
  3. Nếu hay đưa tay lên gãi tai kèm quấy khóc, trong khi mũi hoặc họng bé bị viêm thì coi chừng, vi trùng gây viêm mũi họng đã lên tai gây viêm tai giữa. Những bé này thường hay kèm sốt cao. Nên đưa đi khám bác sĩ tai mũi họng. Ngoài soi tai, bác sĩ sẽ cho bé đi đo nhĩ lượng đồ. Tùy theo kết quả nhĩ lượng đồ, bác sĩ sẽ biết bé mới bị tắc vòi nhĩ hay đã viêm tai giữa, nếu viêm tai giữa thì viêm ở mức độ nào, tai giữa có nhiều hay ít dịch… từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị chính xác. 3. Táo bón ở bé sơ sinh Bé sơ sinh có lúc trông như đang bị ‘táo’ nhưng thực ra không phải vậy. Bởi vì cha mẹ rất dễ nhầm lẫn cử chỉ khi ‘rặn’ với một bé bị táo bón. Các bé sơ sinh cũng khác nhau trong số lần đi tiêu và hiếm khi bé mắc táo bón nếu bé bú mẹ hoàn toàn. Nếu bé đang đi tiêu vài lần một ngày mà chuyển sang chỉ “đi” mỗi 3-4 ngày một lần thì cũng chưa được xem là bất thường; trừ khi bé “đi” phân cứng và gây đau khi “đi”. Khi bác sĩ xác định bé bị táo, cần cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt. Hoặc cho bé uống thêm một thìa nước cam ép pha loãng nếu bé trên 6 tuần tuổi. Ngoài ra, có thể cho bé dùng một liều lượng nhỏ lactulose (một dạng sirô nhuận tràng), nhưng không mua nó mà chưa cần lời khuyên của bác sĩ.
  4. 4. Bài thuốc chữa ho cho bé Bài thuốc này do cụ nội tôi truyền lại cho bà và bà thường làm để chữa cho con cháu trong nhà và người quen. Mình là mẹ của hai bé rồi, bé lớn nhà mình năm nay đã bắt đầu vào lớp 1 và bé thứ hai được 20 tháng tuổi. Mỗi khi chuyển mùa (đặc biệt là mùa thu - đông) bé thường hay bị viêm họng, ho, thở khò khè khi ngủ dẫn đến giấc ngủ không sâu, bé hay giật mình do thiếu không khí. Bé đầu nhà mình cũng bị như vậy khi bé được hơn 1 tuổi. Bà ngoại đến thăm cháu thấy tôi cho bé uống kháng sinh theo đơn của bác sỹ, bà bảo để bà làm thuốc nam cho uống, không hại sức khỏe lại rẻ tiền và hiệu quả. Bài thuốc này do cụ nội tôi truyền lại cho b à và bà thường làm để chữa cho con cháu trong nhà và người quen. Sau khi cho bé uống thuốc của bà, từ đó đến nay cháu không bị như vậy nữa. Tôi xin được chia sẻ bài thuốc quý của bà để các bạn có thêm những kinh nghiệm quý: - Nguyên liệu: 5-7 quả chanh (nếu là chanh đào càng tốt), một ít hạt bồ kết, đất sét.
  5. - Cách làm: lấy một chiếc que nhọn châm xung quanh quả chanh, nhét hạt bồ kết vào các lỗ đã châm (khoảng 7-9 hạt). Lấy đất sét bọc quả chanh đó lại đem đặt lên bếp nung đến khi quả chanh bên trong cháy thành than, để nguội, đập vỏ lấy quả chanh đã cháy đem tán nhỏ thành bột. - Liều dùng: Mỗi ngày 1 quả chia 2 lần. Bài thuốc này hất hiệu nghiệm với trẻ nhỏ, chúc các bạn thành công. 5. Dùng thuốc nhỏ mũi kéo dài, nên không? Sổ mũi là dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong thời tiết lạnh và ẩm. Trẻ bị sổ mũi chứng tỏ mũi đang bị viêm. Việc đánh giá dịch chảy ra từ mũi có giá trị nhất định trong việc điều trị bệnh. Nước mũi của cháu chỉ có màu trắng, mùi tanh thì việc điều trị sẽ khác hẳn khi nước mũi có màu vàng xanh, mũi hôi, thối. Thuốc nhỏ mũi trên chỉ là một thuốc nằm trong nhóm thuốc co mạch với mục đích làm giảm hoặc hết triệu chứng ngạt tạm thời do thuốc có tác dụng l àm tổ chức cương của cuốn mũi co nhỏ lại. Thuốc có thành phần chính là xylomethazoline, nồng độ 0,05% đến 0,1%. Thuốc chỉ nên sử dụng dưới 5 ngày, nếu cần thiết phải sử dụng kéo dài cần trao đổi với thầy thuốc điều trị để có một nồng độ hợp lý, tránh hiện tượng viêm mũi do thuốc hoặc “nghiện” thuốc nhỏ mũi. Để điều trị hiện tượng sổ mũi cần điều trị nguy ên nhân gây bệnh mới khỏi hoàn toàn được. Bạn cần đưa cháu đến cơ sở y tế để điều trị. Chúc con bạn chóng khỏe
  6. Một số kinh nghiệm và mẹo nhỏ trong chăm sóc trẻ - Phần 2 1. Răng bé sún đen và mòn gần hết Sún răng là bệnh làm tiêu dần răng sữa của bé (thường 1-3 tuổi). Răng cửa hàm trên hay bị hơn cả. Bắt đầu là một chấm nâu rồi đen ở mặt ngoài. Răng dần dần mủn và tiêu đi, không đau nhức, chỗ bị sún chỉ nông chứ không sâu như lỗ răng sâu, lâu dần chỉ còn những mỏm răng gần tụt xuống lợi làm chân răng nằm sát với lợi, rất cứng, đen bóng. Nguyên nhân sún răng chưa thật rõ ràng. Người ta cho rằng phần lớn do thiếu vitamin C hoặc những thành phần dinh dưỡng khác. Bé sún răng thường không kêu đau và chân răng còn lại có thể giữ mãi như thế cho đến lúc răng vĩnh viễn mọc lên thay thế.
  7. Một điều yên tâm là bệnh sún răng không bao giờ ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn. Vì vậy, không cần nhổ răng sún mà chỉ cần giữ vệ sinh răng miệng, ngậm và súc miệng nước muối loãng. Nên chú ý cho bé ăn đủ chất và uống thêm nước quả tươi hoặc vitamin C để giúp răng bé khỏi bị sún. Những bé răng sún nếu nhổ bỏ sớm sau này răng vĩnh viễn mọc sẽ bị xô lệch khểnh hoặc vẩu răng. 2. Bé đang bị suy dinh dưỡng thể còi cọc Do đã uống thuốc bổ nhưng trẻ lại không được uống thuốc điều trị bệnh còi xương vì vậy trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể còi cọc. Con em nay được hơn 10 tháng nặng 8 kg, ăn 2- 3 bửa cháo/ngày (nấu theo hương dẫn của viện dinh dưỡng), bú ngoài 500 - 600ml sữa, ăn 1/2 hũ sữa chua, ít ăn trái cây, uống đủ loại thuốc bổ (biobaby, aperton, thuốc bổ sung lysin, bổ máu) theo toa bác sĩ. Nhưng cháu vẫn ốm và thịt nhão, chiều cao chỉ có 70cm dù đã phới nắng mỗi ngày từ 15-30 phút.
  8. Xin cho em biết phải làm sao để bé tăng cân nhanh vì sắp tới thôi nôi của bé rồi mà tình hình vẫn không khả quan hơn, bé tăng nhiều nhất chỉ 3gr/tháng thôi. Nếu được xin bác s ĩ cho em lịch ăn trong ngày cho bé vì bé ăn lung tung lắm. Trả lời: Với cân nặng và chiều cao như vậy con em đang bị suy dinh dưỡng thể còi cọc (thiếu cả cân nặng và chiều cao). Không biết khi sinh cháu cao và nặng bao nhiêu? Có bị suy dinh dưỡng bào thai hoặc sinh non tháng không? Tình trạng dinh dưỡng của bố mẹ thế nào? Vì những điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ. Tuy đã uống nhiều thuốc bổ nhưng lại không có thuốc điều trị còi xương, còn tắm nắng thì trời lạnh thế này tắm sao được.Về chế độ ăn của cháu ở tuổi này cần ăn 3 bát cháo ( bột)/ngày, uống 500ml sữa ( cả sữa mẹ) và ăn quả chín sau các bữa ăn. Một bữa ăn cho bé bạn nên thực hiện theo thực đơn sau: bột gạo: 20g, thịt (cá, tôm): 25 – 30g, dầu(mỡ): 10g, rau xanh: 20 – 30g. 3. Ngừa thủy đậu mùa đông xuân T hủy đậu có nguyên nhân từ một loại virus gọi là varicella zoster. Nó là bệnh truyền nhiễm bé dễ mắc phải ở nhiều độ tuổi, thường phổ biến ở giai đoạn 2-8 tuổi. Đặc biệt có thể khiến nhiều bé cùng mắc bệnh trong một thời điểm. Mùa của thủy đậu thường là mùa xuân hoặc mùa đông. Với phần lớn các bé, thủy đậu là một mối phiền toái chứ không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tỷ lệ nhỏ các bé có thể nguy hiểm tính mạng vì thủy đậu.
  9. Dấu hiệu đầu tiên Triệu chứng ban đầu là sốt nhẹ, giảm cảm giác thèm ăn trong một vài ngày trước khi các nốt thủy đậu xuất hiện. Nốt ban lúc đầu nhìn giống như nhiều vết đỏ nhỏ hợp lại, luôn nổi ở mặt, da đầu trước khi lan tới các nơi khác trên người. Nốt ban sau đó chuyển thành như nốt phồng da chứa chất lỏng có màu hồng. Vết phồng này sẽ bị vỡ, trở lên khô và đóng vảy màu nâu. Bệnh kéo dài 7 tới 10 ngày. Thời điểm cần lo lắng
  10. Thủy đậu có thể gây nhiễm khuẩn da, viêm não và viêm phổi. Nếu bé bị sốt cao, ho và nổi ban, bạn cần đưa bé đi khám ngay lập tức. Những bé có hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm virus và phát triển bệnh nặng hơn. Điều cha mẹ nên làm Để bé ở nhà nếu nghi mắc bệnh, nhằm ngăn ngừa lây bệnh sang những bé khác. Cần đưa bé đi khám để bác sĩ chỉ định thuốc bôi và thuốc uống cho bé (thường là kem như Calamine hay Eurax), có thể thêm dầu tắm (Pinetarsol) và thuốc kháng histamine uống. Bé cũng có thể được bác sĩ dùng paracetamol giúp hạ sốt. Hiếm khi mắc lại Nếu đã từng mắc thủy đậu, cơ thể bạn sẽ miễn dịch với nó và hiếm ai bị mắc lại lần 2. Tuy nhiên, virus có khả năng “nằm ngủ” trong hệ thần kinh, phục hồi rất lâu sau đó gây bệnh zona (xuất hiện các nốt ban ở một bên người hoặc mặt). Các nốt ban phát triển tương tự như bệnh thủy đậu nhưng gây đau. Triệu chứng gồm sốt, ho khan và đau họng. Ngăn ngừa Văcxin ngừa thủy đậu được dành cho bé trên 9 tháng tuổi. Văcxin này nhìn chung là an toàn với các bé. Các phản ứng có thể khi tiêm văcxin thủy đậu gồm đau, sưng quanh mũi tiêm, sốt nhẹ và rất hiếm trường hợp gây nổi ban nhẹ. 4. Làm gì để chữa khỏi bệnh đái dầm?
  11. Đái dầm là chuyện mà đa số các bậc cha mẹ và trẻ em ngại nhắc tới, rất nhiều người không nhận ra rằng hiện đã có những phương pháp điều trị hiệu quả và chứng bệnh này có thể được chữa khỏi trong một thời gian không lâu Những phiền toái khó nói Nhiều bà mẹ đã lên diễn đàn chăm sóc trẻ nhỏ than thở về việc con mình đã lớn mà vẫn hay đái dầm. Chị Thu Hương (Trương Định, Hà Nội) tâm sự: “Năm nay cu Tít nhà mình lên lớp 6, nhưng thỉnh thoảng đêm ngủ vẫn đái dầm ra quần. Hai vợ chồng mình phải để chuông, đánh thức con dậy cho đi tè, nếu ngủ quên là y như rằng cu cậu dỉn ra ướt hết. Mình đã cho con đi khám, uống thuốc và làm đủ cách mà vẫn không cải thiện được tình hình. Hai vợ chồng lúc nào cũng thiếu ngủ, người cứ vật và vật vờ, không làm ăn được gì cả. Nhiều lúc còn bực mình chuyện nhà cửa, nhất là phòng ngủ lúc nào cũng hôi hám không chịu nổi.” Đái dầm là bệnh gây phiền toái khổ sở cho người bệnh, cho gia đình và người thân. Trẻ em từ 6-7 tuổi trở lên mắc bệnh này bị ảnh hưởng rất nhiều về tâm sinh lý. Các em thường tỏ ra nhút nhát, sợ sệt, không tự tin, cảm thấy mình kém cỏi so với chúng bạn. Người lớn cũng mắc phải bệnh này, tuy có ít hơn nhưng đa phần mắc bệnh tiểu tiện không tự chủ, tiểu nhiều lần vào ban ngày hoặc ban đêm, gặp khó khăn trong sinh hoạt. Nhiều người còn thấy hổ thẹn, khổ tâm. Nguyên nhân gây đái dầm Theo lý luận của y học phương Đông, phổi là một tạng chủ về khí có quan hệ chặt chẽ (biểu lý) với bàng quang. Phổi ảnh hưởng trực tiếp đến sự chế ước, điều tiết nước của bàng quang thông qua sự hoạt động phức tạp của hệ thần kinh thực vật. Do vậy, nếu chức năng của phổi yếu cộng với hệ thần kinh thực vật bị rối loạn (chủ yếu do sử dụng thuốc kháng sinh nhiều hoặc liều cao) th ì tác động của bàng quang sẽ không bình thường, gây ra bệnh đái dầm. Hiểu dược tác nhân chính gây
  12. nên bệnh đái dầm sẽ giúp tìm ra được phương thức điều trị thực sự hiệu quả và an toàn. Dựa trên nguyên lý “chữa bệnh chữa tận gốc” của y học phương Đông, các bài thuốc y học cổ truyền sử dụng các thảo dược có tác dụng bổ khí như đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, các thảo d ược có tác dụng tăng cường khả năng chế ước của bàng quang và thận như tang phiêu tiêu, ích tri nhân và các thảo dược có tác dụng định tâm, an thần, điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật như viễn trí, phúc thần để điều trị bệnh đái dầm. Thực tế cho thấy các bài thuốc y học cổ truyền sử dụng các thảo dược nói trên trong thời gian qua đã chữa trị rất hiệu quả bệnh đái dầm cho người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, cần lưu ý là bệnh đái dầm là bệnh mãn tính nên việc điều trị cần có thời gian. Để điều trị hiệu quả cần sử dụng liên tục các bài thuốc y học cổ truyền hoặc các sản phẩm đông nam dược có các vị thuốc nói trên trong khoảng thời gian từ 15 đến 40 ngày đối với trẻ em và từ 30 đến 60 ngày đối với người lớn. Điều cần lưu ý với thuốc điều trị đái dầm là phải dùng kéo dài và thuốc có thể có những tác dụng phụ, trong đó có những tác dụng phụ nguy hiểm (nh ư giảm bạch cầu máu, rối loạn điện giải máu, hạ huyết áp, ngộ độc do quá liều…). V ì vậy bạn không nên tự ý mua thuốc uống mà cần đi khám, có toa thuốc và sự theo dõi của bác sĩ. 5. Trị bón không nên cho bé uống nước trái cây Xin bác sĩ cho hỏi, nghe nói bé sơ sinh còn đang bú mẹ thì không được uống bất cứ loại nước trái cây nào.
  13. Tuy nhiên, bé nhà tôi khi hai tháng tu ổi bị táo bón nên tôi cho bé uống nước cam tươi hai lần thì hết bón, vậy bao tử của bé có bị ảnh hưởng gì hay chưa? Nếu có thì khắc phục bằng cách nào? Khi được một tháng, đi khám bác sĩ nói bé bị viêm hô hấp cấp và cho uống thuốc Cemax. Nhưng từ đó đến nay, buổi sáng và tối, mũi bé cứ bị khò khè, tôi có ngoáy mũi để bé hắt xì nhưng không có nước mũi, bé thở vẫn bình thường, không thấy rít. Hàng ngày, tôi vẫn nhỏ nước mũi sinh lý cho bé từ 4- 5 lần. Như vậy có cần đưa bé đi khám hay không ạ? (Pippy)
  14. - Trả lời: Trước tiên, bạn cần lưu ý số lần tiêu phân của trẻ thường thay đổi theo lứa tuổi và theo chế độ ăn. Trung bình, trẻ bú mẹ nhỏ hơn 3 tháng đi tiêu 3 lần/ngày hoặc có thể đi tiêu hơn 10 lần/ngày, hoặc ngược lại hơn một tuần mới đi tiêu một lần thì không gọi là táo bón nếu phân mềm và trẻ vẫn bú, ngủ tốt. Chỉ nên cho trẻ uống nước trái cây khi trẻ trên 6 tháng tuổi như nước cam do chứa nhiều đường và chất axít chua có thể khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Vì vậy, có thể bé hết bón sau 2 lần uống n ước cam tươi. Nhưng nếu tiếp tục cho bé uống tiếp, có khả năng trẻ thật sự hết bón vì… sẽ bị tiêu chảy. Trẻ nhỏ rất dễ bị nghẹt mũi. Bên cạnh đó, do các cháu thở bằng mũi là chính nên khi nghẹt mũi các cháu thường thở “khụt khịt” khiến rất nhiều người nhầm lẫn với tiếng thở khò khè – dấu hiệu của một bệnh lý quan trọng khác. Để làm thông thoáng mũi của trẻ, bạn nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi, khôn g nên dùng cách ngoáy mũi sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Nếu trẻ vẫn bình thường, bú tốt, ngủ ngoan, không khó thở và không có dấu hiệu đáng ngại nào thì không nhất thiết phải cho cháu đi khám bệnh.
  15. Một số kinh nghiệm và mẹo nhỏ trong chăm sóc trẻ - Phần 3 1. Trẻ bụ bẫm nguy hiểm đến… xương Nhiều ông bố, bà mẹ trẻ nghĩ rằng cố ép trẻ ăn nhiều, tăng cân là tốt mà không ngờ trẻ quá bụ bẫm cũng là một yếu tố gây… còi xương. Bác sĩ Phan Bích Nga, Phó trun g tâm Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D, hoặc do rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Yếu tố gây còi xương Theo số liệu của Bệnh viện Nhi Trung ương, có tới 9,4% trẻ dưới ba tuổi bị còi xương. Nguyên nhân là do kiêng cữ quá kỹ, ít cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hay chế độ ăn không cân đối (quá mặn hay quá nhiều chất đạm l àm đào thải vitamin D qua nước tiểu), trẻ không được bú mẹ đầy đủ cũng dễ bị còi xương. Bên cạnh đó, trẻ được ăn dặm sớm và ăn nhiều bột cũng gây tình trạng loạn chuyển hóa, ức chế hấp thu calci, làm cho tình trạng thiếu cacli càng trầm trọng hơn. Các bác sĩ cũng cảnh báo, nhiều bậc cha mẹ lại cố nhồi nhét, ép trẻ ăn nhiều khiến trẻ bị thừa cân, béo. Trong khi đó, trẻ quá bụ bẫm cũng là một yếu tố gây còi xương. Bởi lẽ ở những trẻ này, nhu cầu về calci, phospho, vitamin D cao hơn
  16. những trẻ bình thường. Thêm vào đó, số cân nặng dư thừa cũng làm tăng gánh nặng cho hệ thống xương non nớt của trẻ. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ còi xương dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nh ư viêm phổi, tiêu chảy, suy dinh dưỡng. Đồng thời, bệnh còi xương còn để lại những hậu
  17. quả lâu dài như: biến dạng lồng ngực, gù vẹo cột sống, chân vòng kiềng, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến việc sinh đẻ sau này đối với bé gái do bị hẹp khung chậu. Cần chế độ dinh dưỡng hợp lý Nhiều bà mẹ khi thấy con bị còi xương thì tìm cách bổ sung calci bằng cách nghiền vụn viên calci cho vào sữa, hoặc ỷ lại vào việc ninh nước xương nấu bột. Như vậy, không những không cải thiện được tình trạng thiếu calci ở trẻ, mà còn khiến trẻ biếng ăn, hay gây rối loạn công năng của ruột, dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hoá. Bên cạnh đó, nếu cung cấp đủ calci mà thiếu vitamin D thì calci và phospho cũng không chuyển hóa được. Vì vậy, để tránh nguy cơ bị còi xương ở trẻ, khi chào đời, cần cho trẻ bú sớm ngay trong nửa đầu giờ để tận dụng sữa non và duy trì bú sữa mẹ đến khi trẻ được 18 - 24 tháng tuổi. Từ 6 tháng trở đi mới nên cho trẻ ăn dặm, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ 300 ml sữa mỗi ngày và tăng cường các thực phẩm giàu calci như các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá. Ngoài ra, cần cho thêm dầu ăn vào bát bột để tăng hấp thu vitamin D, đồng thời cho trẻ uống thêm nước hoa quả và ăn trái cây chín theo mùa. Việc cho trẻ tắm nắng là rất cần thiết. Sau khi sinh hai tuần, nên cho trẻ ra tắm nắng 15 - 20 phút mỗi ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ). Khi tắm nắng, để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài. Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa lý liệu pháp các bệnh viện.
  18. 2. Trẻ nhỏ bị viêm nướu răng Con tôi 13 tháng, đã mọc được 8 răng, tuy nhiên, vùng lợi của cháu hay bị sưng, đỏ, khiến cháu quấy khóc và lười ăn. Xin hỏi, con tôi mắc bệnh gì và cách điều trị thế nào? > Phòng và tránh sâu răng sữa / Trẻ có thể rụng răng vì đánh răng sai cách / Phòng ngừa viêm nướu răng ở trẻ em Có thể con bạn bị viêm nướu răng, 1 trong 10 bệnh thường gặp ở trẻ em. Trẻ nhỏ dễ bị viêm nướu là vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, răng sữa yếu là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm nướu tấn công trẻ. Nếu không điều trị sớm, răng của bé có thể lung lay, rụng và gây ra những bệnh răng miệng nghiêm trọng như viêm răng, viêm lợi. Cần dạy trẻ đánh răng đúng cách để phòng bệnh răng lợi.
  19. Nguyên nhân gây viêm nướu chính là các mảng bám hình thành trên răng. Do thấy trẻ còn nhỏ, nhiều gia đình cho rằng bé chưa nhất thiết phải vệ sinh răng miệng hàng ngày như người lớn hoặc không được vệ sinh răng miệng đúng cách, khiến vi khuẩn khu trú trên răng lâu ngày sẽ gây tổn hại nướu răng. Vi khuẩn tấn công làm các mô răng bị tổn thương, đóng mủ gây viêm nướu. Bạn nên đưa cháu đi khám chuyên khoa răng hàm mặt để bác sĩ thăm khám và chỉ định toa thuốc (uống, thuốc thoa nướu) để xoa dịu tình trạng sưng, đau. Khi nướu hết viêm, con bạn sẽ không quấy khóc và ăn uống trở lại bình thường. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ, cần làm sạch lợi, lưỡi, răng ngay từ khi bé còn nhỏ bằng gạc mềm với dung dịch rơ lưỡi, miệng. Trong giai đoạn 1-2 tuổi, bạn giúp bé chà răng bằng bàn chải mềm với nước muối pha loãng. Từ 3 tuổi trở đi, bé có thể tự chải răng với kem đánh răng trẻ em. Nên đưa con đi khám nha khoa định kỳ 2-3 lần/năm để kiểm tra các vấn đề răng miệng. 4. Sắt, vitamin D giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh hơn Nhiều người có hàm lượng sắt trong máu khá ít. Nhưng đối với phụ nữ mang thai, cần có thêm chất sắt để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, sắt còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phát triển trí não và hệ thần kinh trung ương của bé. Thế nhưng đối với phụ nữ mang thai ở các nước nghèo thì việc này khá khó khăn. Theo các chuyên gia, bố mẹ vẫn có thể bổ sung cho bé sau khi sinh. Tuy nhiên có một số ý kiến phản bác, trong đó có chuyên gia dinh dưỡng Pural Christian của trường Sức khỏe Cộng đồng John Hopkins, Maryland (Mỹ). Những phát hiện mới nhất của bà cùng một số nhà khoa học khác trong nghiên cứu được
  20. tiến hành ở Nepal có thể giúp giải thích tất cả câu hỏi về tác dụng của chất sắt đối với phụ nữ mang thai. Giai đoạn đầu tiên của cuộc nghiên cứu đã được tiến hành cách đây 10 năm trên các phụ nữ nghèo ở Nepal. Những người này đã được cung cấp chất sắt và các chất vi lượng khác như axid Folic. Kết quả cho thấy nó giúp cải thiện sự sinh tồn của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã trở lại để kiểm tra sự phát triển về thần kinh của những đứa trẻ này khi chúng đã lớn. Kết quả cũng đã được công bố trên tạp chí Hội y khoa Mỹ. Một nghiên cứu khác cũng đã được công bố trên Tạp chí Nhi khoa, cho thấy những trẻ mới sinh có hàm lượng vitamin D thấp dễ mắc các bệnh về đường hô hấp gấp hai lần so với những trẻ bình thường. Đây là loại vitamin thường có trong sữa bò, giúp xương chắc khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại các bệnh tật. Nó còn được gọi là “vitamin ánh mặt trời” bởi khả năng sản sinh tự nhiên ra loại vitamin của cơ thể khi tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời. Nghiên cứu này do Carlos Carmago, trường Y khoa Harvard ở Massachusetts thực hiện cùng một số
nguon tai.lieu . vn