Xem mẫu

  1. MỘT SỐ CÂU HỎI TèNH HUỐNG SƯ PHẠM Cõu hỏi tỡnh huống số 1: Trong giờ học của học sinh trung học phổ thông, một giáo viên trẻ bắt được một bức thư tình của một bạn  trai gửi cho một bạn gái kẹp trong sách truyện.     Câu hỏi: 1/ Nếu anh (chị) là thầy (cô) giáo đó thì sẽ:    a­ Trả lại bức thư cho em học sinh đó.    b­ Cất bức thư sau giờ học mới trả.    c­ Hỏi rõ quan hệ của hai em học sinh đó.    d­ Đọc to bức thư đó lên trước lớp.    e­ Báo với cha mẹ của hai em học sinh đó.    2/ Việc học sinh trong lớp viết thư (thư tình) cho nhau có phải là hành vi phi đạo đức không?  Tại sao?    3/ Rút ra kết luận sư phạm gì? Câu hỏi tỡnh huống số 2: Trong một buổi giảng bài của thầy giáo A., giáo viên C. đến dự giờ và đã phát hiện thấy thầy giáo A. có một  số sai sót về kiến thức.  Câu hỏi: 1/ Là giáo viên C, anh (chị) sẽ làm thế nào? Tại sao?    a­ Sau giờ giảng góp ý trực tiếp với giáo viên A;    b­ Bình tĩnh cứ để giáo viên A. tiếp tục giảng bài;    c­ Lờ đi,  coi như không có chuyện gì;    d­ Đưa ra tổ chuyên môn góp ý;    e­ Nói thẳng trước học sinh về sai lầm đó của giáo viên A.    2/ Rút ra kết luận sư phạm. Cõu hỏi tỡnh huống số 3: Bạn trách nhầm HS phạm lỗi nhưng hóa ra là nó không có lỗi. Chẳng hạn, sau buổi lao động, do một học  sinh lớp bạn làm chủ nhiệm báo cáo không đúng, cô giáo phê bình một học sinh nam do không mang dụng  cụ lao động nhưng hoá ra em đó không có lỗi.  Câu hỏi: 1/ Bạn xử lí thế nào? Tại sao?    a­ Im lặng, không bao giờ nhắc đến  chuyện đó nữa vì sợ mất uy tín.    b­ Xin lỗi học sinh đó ngay.    c­ Không nói đến sự việc xẩy ra, sau đó nhân dịp nào đó bạn nói với học sinh rằng: "Hôm trước cô phê  bình em nhưng em không mắc khuyết điểm đó. Người lớn cũng có lúc sai lầm".    2/ Rút ra kết luận sư phạm. Cõu hỏi tỡnh huống số 4:    V. là một học sinh bướng bỉnh nhất lớp mà hầu như giáo viên nào cũng biết tới. Trong giờ, thầy giáo X  đang giảng bài (về một vấn đề khó của chương trình), cả lớp đang chú ý lắng nghe. Riêng V. ngồi dưới, cứ  khi thầy quay mặt lên bảng, là lại trêu chọc mấy bạn bên cạnh rồi tủm tỉm cười một mình. Bất chợt thầy giáo  quay xuống thấy V. đang cười, trêu bạn bàn trên. nét mặt thầy nghiêm nghị nhìn V. thầy nói: "V. em đứng  dậy và nhắc lại thầy vừa nói gì?    ­ V. đứng dậy và nhanh nhảu đáp: Thưa thầy, thầy vừa nói: "V., em đứng dậy và nhắc lại thầy vừa nói gì?"    Cả lớp im lặng bỗng ồ lên cười, làm thầy X đỏ mặt tía tai.     Câu hỏi:
  2.    1/ Bạn là thầy giáo đó bạn xử lí tiếp thế nào? Tại sao?    a­ Bạn quát V. "V., em đi ra khỏi lớp ngay! Học thì dốt mà đứng đó lí với lẽ. Về nhà mà lí lẽ với bố mẹ em  đi!".    b­ Nghiêm trang, nhưng bình tĩnh bảo V. "Tôi bảo em nhắc lại tôi vừa giảng gì?"    c­ "Có lẽ câu hỏi vừa rồi của tôi chưa rõ ý, vì đã hỏi em là "thầy vừa nói gì". Tôi hỏi lại em nhé: Tôi vừa  giảng gì?    2/ Việc V. ngồi dưới... trêu chọc mấy bạn bên cạnh rồi tủm tỉm cười một mình…gọi là hành vi phi đạo đức  đúng không? Tại sao?. 3/ Rút ra kết luận sư phạm. Câu hỏi tỡnh huống số 5: Lớp bạn phụ trách có học sinh X. tháo vát, lanh lợi nhưng có lần đã bị góp ý về khuyết điểm mượn tiền của  bạn không chịu trả đúng hạn. Sắp đến ngày 26/3, lớp tổ chức đi dã ngoại, có ý kiến đề xuất nên cử X. đảm  trách việc thu tiền, mua sắm một số thứ cần thiết phục vụ cho chuyến đi.  Câu hỏi: 1/ Là giáo viên chủ nhiệm lớp, bạn xử lí thế nào? Tại sao?    a­ Giao tiền cho nó thì giống như "giao trứng cho ác". Cử em khác làm.    b­ Mạnh dạn giao tiền cho X. quản lí để qua đó khẳng định lời hứa của X. với cô giáo mấy tháng trước đây.    c­ Trao đổi với ban cán sự lớp về trường hợp của X. rồi mới đi đến quyết định có cử X. hay không?    2/ Rút ra kết luận sư phạm. Câu hỏi tỡnh huống số 6: ở lớp bạn dạy có học sinh hay gây gổ với các bạn, học lực lại quá yếu. Một hôm em dũng cảm cùng người  khác bắt được kẻ gian.  Câu hỏi: 1/ Bạn đánh giá thế nào về hành động này? Tại sao?    a­ Coi đây  là hành động bột phát nên không cần quan tâm đến.    b­ Không dám khen việc làm này, sợ em đó không sửa chữa khuyết điểm của mình.    c­ Coi đây là hành vi có đạo đức nên đã kịp thời khen em trước lớp, đề nghị nhà trường khen và thông báo  về gia đình.    2/ Rút ra kết luận sư phạm.
  3. Các nguyên tắc ứng xử sư phạm đối với người giáo viên  trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách HS 1.   Trước mỗi tình huống SP, đặc biệt là “tình huống gay cấn... nhà giáo cần giữ sự bình tĩnh cần thiết, cố  gắng hiểu HS về ba mặt: mặt sinh học (sức khoẻ ...), mặt XH (gia cảnh ...) và mặt tâm lí (tâm trí, tâm tính,  tâm trạng). Hiểu người để dẫn đạo người, đó là phương châm cao quý của lao động SP;  2.   Luôn tôn trọng HS, kể cả những lúc HS có sai phạm đối với bản thân nhà giáo. Tự kiểm chế để không có  những lời nói, cử chỉ xúc phạm HS;  3.   Thể hiện tình cảm của một người thầy với trò. Nhân dân ta có câu: ở nhà mẹ cũng là cô giáo; đến trường,  cô giáo như mẹ hiền. Theo qui luật phản hồi về tâm lí, tình cảm của thầy trước sau sẽ được đáp lại bằng tình  cảm của trò. Trên cơ sở tình cảm mà giáo hoá;  4.   Luôn khẳng định để tự tạo niềm tin cho con người, khẳng định những cái đúng, những ưu điểm, những  nét tích cực cả trong lúc HS phạm sai lầm. Đó là chỗ dựa của HS, của con người, để phát triển;  5.   Nguyên tắc định vị: đặt mình vào địa vị của HS, vào hoàn cảnh của HS, nhớ lại khi mình còn ở lứa tuổi  các em, để hiểu và thấu cảm;  6.   Góp ý với HS về thiếu sót cụ thể, việc làm cụ thể, không nên nêu những nhận xét chung chung có tính  chất “chụp mũ” và xúc phạm;  7.   Trước mỗi tình huống SP, nhà giáo cần phải bình tĩnh nhận xét: có điểm nào sai sót về bản thân mình,  đã góp phần gây nên “tình trạng gay cấn”. Nếu tự nhận ra thiếu sót, hãy tỏ ra là người quân tử (người có đạo  đức). (Trích trong ứng xử sư phạm ... NXB GD, 2001)
nguon tai.lieu . vn