Xem mẫu

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 TUỔI I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Mục tiêu của giáo dục Mầm Non là nuôi dạy chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực. Trong đó hoạt động làm quen chữ viết là một trong những hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng. Cho trẻ làm quen với chữ viết là chuẩn bị các kỹ năng tiền biết đọc, biết viết cho trẻ. Đây chính là một trong các lĩnh vực chuyên biệt cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi vào lớp một. Giáo dục Mầm Non của chúng ta đã có những đổi mới, những chuyển biến mới trong việc nuôi dạy trẻ. Cùng với sự đổi mới của giáo dục Mầm Non nói chung, hoạt động làm quen chữ viết cũng có những đổi mới đáng kể. Để dạy tốt hoạt động này theo hướng đổi mới hiện nay đòi hỏi người giáo viên Mầm Non phải tự suy nghĩ để tìm tòi ra biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
  2. Như chúng ta đã biết việc cho trẻ làm quen với 29 chữ cái còn mang tính chất hoạt động biệt lập, chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non trong tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với việc đọc và việc viết nhằm chuẩn bị cho trẻ học lớp một. Làm quen chữ viết theo quan điểm tích hợp trong đổi mới phương pháp giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu từ những hoạt động gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Để dạy trẻ làm quen với chữ viết, cần có sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động trong môi trường chữ viết và ngôn ngữ nói một cách phong phú. Được sự chỉ đạo tiếp tục thực hiện chuyên đề làm quen chữ viết của Bộ-Sở và phòng giáo dục và tham khảo tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Mầm Non 5 tuổi theo hướng đổi mới. Cùng với các tiết dạy mẫu do phòng giáo dục tổ chức. Tôi càng thấy rõ hoạt động làm quen chữ viết có vị trí quan trọng trong việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Do đó, để dạy tốt hoạt động này giáo viên phải đạt được những mục tiêu như: - Nắm vững nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen chữ viết. - Biết thiết kế và tổ chức các hoạt động làm quen với chữ viết theo chủ điểm để phát triển các kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho việc đọc, viết, trước khi vào học lớp một. 2
  3. - Tự tin và có ý thức sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết theo chủ điểm. III/ CƠ SỞ THỰC TIỄN Năm học này tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi. Tôi đã nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn ở lớp tôi như sau: 1/ Thuận lợi: Được BGH nhà trường mua sắm cho trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động tương đối đầy đủ, phòng học rộng rãi, thoáng mát, có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động. Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn. Biết sử dụng vi tính. Đa số các cháu có cùng độ tuổi. 2/ Khó khăn: Lớp mẫu giáo tôi dạy gần khu kinh tế mở Chu Lai. Tuy vậy nhưng đời sống của nhân dân rất khó khăn. Bố mẹ các cháu đa số là công nhân làm ở các nhà máy, công ty nên họ đi làm cả ngày, có khi làm ca đêm nên họ ít có thời gian quan tâm đến con. Mà các cháu phần đông là con của công nhân ở các nơi tập trung về học nên số lượng rất đông 40 cháu/lớp. 3
  4. Ngoài điều kiện khó khăn ra phụ huynh cứ nghĩ đến lớp chủ yếu là múa hát rồi ghi vài chữ là xong. Bởi họ chưa hiểu được sự khác nhau giữa làm quen chữ cái trước đây và làm quen chữ viết bây giờ. Do vậy nên việc đóng góp kinh phí để đầu tư cho hoạt động này rất hạn chế dẫn đến không đủ điều kiện hổ trợ cho việc học của trẻ. Từ đó tiết dạy không hấp dẫn, không lôi cuốn trẻ. Từ những nguyên nhân trên tôi bắt đầu khảo sát chất lượng trên trẻ, kết quả đạt như sau: Nội dung Tỷ lệ - Trẻ nhận biết và phát âm đúng 70% - Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế. 65% - Trẻ tô viết đúng chữ cái 75% - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động làm 60% quen chữ viết - Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và quy 50% trình đọc. Đứng trước tình hình như vậy, bản thân tôi băn khoăn lo lắng và suy nghĩ, tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ viết. 4
  5. IV/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1/ Tạo môi trường chữ viết Đối với trẻ mẫu giáo, môi trường là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm kích thích cho trẻ hứng thú hoạt động. Vì thế tôi luôn trang trí lớp theo từng chủ điểm. Tranh ảnh trang trí có màu sắc đẹp, hình ảnh rõ ràng, có nội dung giáo dục tốt và theo chủ điểm, dưới mỗi bức tranh đều có chữ viết kèm theo. Việc trang trí vừa làm đẹp cho phòng học vừa tạo cho trẻ có điều kiện quan sát, nhận xét tranh ảnh, được làm quen với chữ viết ở tranh. Khi xem tranh truyện tôi tập cho trẻ đọc từ trái sang phải. Làm như vậy giúp trẻ tập kể chuyện theo tranh, trẻ hiểu nội dung ý nghĩa của chữ viết, rèn luyện khả năng quan sát, chú ý của trẻ. Tạo góc học tập mới hấp dẫn trẻ. Ở góc học tập tôi luôn thay đổi, học xong chữ cái nào tôi viết 4 kiểu chữ (viết thường, viết hoa, in thường, in hoa) treo ở góc học tập để trẻ thường xuyên được củng cố lại. Góc thư viện: Ở góc thư viện tôi chẩn bị nhiều truyện tranh, sách báo giành cho lứa tuổi Mầm Non. Nhất là truyện tranh chữ to phù hợp với sự hiểu biết của trẻ. Tôi luôn thay đổi theo chủ điểm, không nên để một loạt các loại sách từ đầu đến cuối năm học trẻ sẽ nhàm chán và không thích đọc. Ví dụ: Chủ điểm: Thế giới thực vật 5
  6. Tôi trưng bày sách, truyện tranh về hoa quả cùng với dòng chữ: “Thư viện của các loài hoa quả” Vào các giờ hoạt động góc tôi thường tham gia “Đọc sách cùng trẻ” tôi hướng dẫn trẻ cầm sách đúng hướng, cách mở sách, lật trang xem sách. Hướng dẫn trẻ việc đọc của một trang sách: Đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. 2/ Về nội dung phương pháp Muốn cho trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ viết theo phương pháp mới điều trước tiên giáo viên phải nắm vững được nội dung, phương pháp. Do vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch thao giảng hoạt động làm quen chữ viết nhằm để giúp giáo viên mới nắm vững phương pháp dạy. Sinh hoạt tổ chuyên môn tôi đã tổ chức hoạt động làm quen chữ viết cho chị em giáo viên trong trường dự để trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Với phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được trãi nghiệm làm cho giờ học đạt hiệu quả cao. Tôi thường tổ chức nhiều trò chơ i mới để gây hứng thú cho trẻ. Tôi có kế hoạch làm thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho chuyên đề làm quen chữ viết như: mỗi cháu có một bộ chữ cái rôky, còn có các bộ chữ bằng nhựa, bằng gỗ tập trung ở các góc học tập cho trẻ xem, tìm hiểu và tập ghép các chữ thành từ, các nét thành chữ. Ngoài ra, còn có các vật liệu: đất nặn, dây mềm, xốp…để trẻ tạo chữ. 3/ Việc ứng dụng công nghệ thông tin 6
  7. Tâm lý trẻ vốn hiếu động, thích tò mò, ham hiểu biết và nhạy cảm nên tiếp thu công nghệ thông tin chẳng mấy khó khăn. Muốn thực hiện được ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chăm sóc giáo dục trẻ thì trước tiên giáo viên phải biết sử dụng máy vi tính. Bản thân tôi mặc dù con nhỏ, đi dạy ngày 2 buổi nhưng cũng có nhiều cố gắng tham gia học lớp tin A vào ban đêm. Đến nay, tôi cũng đã dạy được nhiều tiết giáo án điện tử cho chị em trong trường dự. Qua các tiết dạy giáo án điện tử đa số trẻ rất hứng thú tham gia và kết quả đạt được trên trẻ cũng rất cao. Tôi còn tham mưu với BGH nhà trường hỗ trợ máy vi tính cho lớp và sắp xếp lịch học KIDSM ART cho trẻ mỗi tuần 4 buổi. Trẻ được tham gia vui học KIDSMART với những trò chơi vô cùng lý thú, hấp dẫn như: - Làm quen với chữ cái - Tập tô chữ cái - Người bạn ngộ nghĩnh - Tập kể chuyện… Và còn nhiều trò chơi khác nữa trẻ vô cùng hứng và rất thích đến trường 4/ Thông qua hoạt động khác Ngoài việc dạy trẻ ở hoạt động làm quen chữ viết thông qua các hoạt động khác như khám phá khoa học: cho trẻ đọc từ dưới tranh, gọi tên các con vật, đồ vật…nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 7
  8. Hoạt động văn học: Cho cháu luyện đọc từ khó và đọc thơ theo đúng quy trình. Hoạt động thể dục: Đối với hoạt động thể dục giáo viên cũng có thể lồng ghép tích hợp chữ cái nhằm cũng cố, luyện phát âm các chữ cái vừa học. Ví dụ: Hoạt động: Bật xa 45cm Tôi viết các chữ a,ă,â trên sàn, cách nhau 45cm., cho trẻ bật vào các các chữ cái viết trên sàn từ chữ cái này sang chữ cái kia, đến chữ nào phát âm chữ đó. Hoạt động vui chơi: Thông qua việc “học mà chơi, chơi mà học”. Vì vậy, trong giờ hoạt động góc tôi cũng lồng ghép chữ cái vào một cách nhẹ nhàng. Cho trẻ nặn chữ, ghép chữ hoặc cho trẻ thi nhau gạch chân chữ cái vừa học. Ví dụ: đếm xem đoạn thơ sau có bao nhiêu chữ u, chữ ư. Mình đỏ như lửa Bụng chứa nước đầy Tôi chạy như bay Hét vang đường phố Nhà nào bốc lửa Tôi dập tắt ngay 5/ Cho trẻ làm quen chữ viết ở mọi lúc, mọi nơi, trong các hoạt động hằng ngày của trẻ 8
  9. Một trong những biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng học tập nói chung và hoạt động làm quen chữ viết nói riêng là giúp trẻ có điều kiện học tập mà không thấy nhàm chán. Thông qua các giờ đón, trả trẻ tôi có thể cho trẻ xem một số tranh ảnh đẹp và cho trẻ tìm chữ cái vừa học trong tranh hoặc cho trẻ chơi KIDSMART. Trong giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ đọc thơ ca, hò vè luyện phát âm cho trẻ. Ví dụ: Luyện phát âm r tôi cho cháu đọc bài đồng dao: "Rềnh rềnh ràng ràng" hoặc cho trẻ chơi trò chơi “Nu na nu nống”. Trẻ ngồi duỗi chân, cô chạm vào chân từng trẻ, khi đến câu cuối tay cô chạm vào chân bạn nào thì bạn ấy trả lời câu hỏi của cô. Ví dụ: Con hãy tìm tên bạn có chữ cái đầu là H,V… Tôi thường xuyên quan sát trẻ, ghi chép vào sổ để theo dõi, đánh giá quá trình phát triển những kĩ năng cần thiết chuẩn bị cho việc đọc, viết của trẻ nhằm điều chỉnh các biện pháp giáo dục đối với từng cá nhân trẻ. 6/ Phối hợp với phụ huynh Trong các buổi họp phụ huynh lớp tôi, tôi đã giành thời gian để nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động làm quen chữ viết ở trẻ Mẫu giáo lớn như: Cho trẻ làm quen với chữ viết là tổ chức thực hiện các hoạt động cho trẻ làm quen với việc 9
  10. đọc và viết nhằm hình thành một số kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Thông báo các nội dung cần thiết về làm quen chữ viết cho phụ huynh rõ. Giới thiệu cho phụ huynh xem những đồ dùng, đồ chơi cần thiết để phục vụ hoạt động này. Từ đó phụ huynh sẽ thấy đ ược vị trí quan trọng của từng hoạt động đặc biệt là hoạt động làm quen chữ viết. Cần có những đồ dùng đồ chơi phục vụ việc dạy học cho trẻ để trang bị cho trẻ kiến thức vững chắc vào lớp một. Từ đó tôi kêu gọi phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề và góp một phần kinh phí để mua sắm thêm đồ dùng đồ chơi. Ngày nay khi khoa học công nghệ thông tin bùng nổ, ngoài giờ học ở trường ra về nhà một số cháu thường ngồi ngay vào máy vi tính với những trò chơi phim ảnh bạo lực. Do vậy tôi cũng thường nhắc nhở phụ huynh đăng ký với nhà trường để mượn các đĩa về trò chơi chữ cái cho trẻ nhằm để củng cố kiến thức trẻ đã học. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc học tập của từng trẻ. Đối với những cháu yếu, ngoài việc học ở lớp, tôi còn tranh thủ nhờ phụ huynh giúp đỡ thêm cho cháu ở nhà. 7/ Phối hợp với địa phương Từ lâu nay ngành học Mầm Non rất cần đến sự hỗ trợ, đóng góp của các Ban ngành trong xã. Vì thế vào đầu năm học tôi kết hợp với BGH nhà trường lên kế 10
  11. hoạch về các đồ dùng cần thiết phục vụ cho hoạt động làm quen chữ viết và dự trù kinh phí để xin các ban ngành hỗ trợ: Ví dụ: Máy vi tính, Bàn ghế cho trẻ học KIDSMART Các cuộc họp phụ huynh mở chuyên đề tôi thường mở tiết dạy và mời các ban ngành ở địa phương như: Ủy ban xã, Ban nhân dân thôn, Hội phụ nữ…đến dự để họ thấy được hoạt động làm quen chữ viết rất cần thiết đối với lớp mẫu giáo lớn. Sau nhiều lần đến dự, các ban ngành trong xã đều rất hài lòng, họ đã hỗ trợ thêm kinh phí như: Máy vi tính và tuyên truyền với phụ huynh đưa con đến học rất đông. V/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sau thời gian thực hiện các biện pháp trên đến nay tôi nhận thấy kết quả đạt được như sau: 1/ Đối với giáo viên Tất cả giáo viên ở tổ mẫu giáo lớn nói chung và tôi nói riêng đều được nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động làm quen chữ viết. Đặc biệt là đã nắm vững nội dung phương pháp, hình thức đổi mới của hoạt động này. Khác hẳn với trước đây, giờ hoạt động làm quen chữ viết bây giờ là một niềm say mê sáng tạo của giáo viên, muốn thể hiện trí tuệ năng lực của mình qua một tiết dạy sinh động, hấp dẫn trẻ. 2/ Đối với trẻ 11
  12. Kết quả học tập của trẻ được theo dõi và đánh giá như sau: Nội dung Cuối năm Đầu năm - Trẻ nhận biết và phát âm đúng 70% 100% - Trẻ nhận biết từ và tiếng 40% 95% - Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế 65% 96% - Trẻ tô viết đúng chữ cái 75% 95% - Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ viết 60% 98% - Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và 50% 90% quy trình đọc Ngoài những kết quả nêu trên còn rất nhiều trẻ đến cuối năm học đã biết tự đọc truyện sách và biết được rất nhiều từ. Điều đáng mừng là trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động này. Với kết quả đạt được như vậy phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ VI/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ kết quả nêu trên, tôi rút ra được một vài kinh nghiệm nhỏ như sau: - Giáo viên phải có năng lực trình độ chuyên môn vững vàng để dạy trẻ. 12
  13. - Giáo viên nắm được nội dung các hoạt động cho trẻ làm quen chữ viết - Giáo viên biết thiết kế và tổ chức các hoạt động làm quen với chữ viết theo chủ điểm. - Giáo viên phải biết xây dựng được kế hoạch thực hiện một cách cụ thể, toàn diện sát với kế hoạch chỉ đạo nhà trường và phù hợp với tình hình thực tế của lớp. - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra về chất lượng trên trẻ để có biện pháp bồi dưỡng cho từng trẻ. - Tạo môi trường chữ viết trong lớp đẹp mắt hấp dẫn cho trẻ. - Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các ban ngành trong xã để giúp trẻ học tốt. - Giáo viên luôn nghiên cứu sách báo, dự giờ để rút kinh nghiệm cho bản thân. VII/ KẾT LUẬN Cho trẻ làm quen chữ viết là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với trẻ mẫu giáo lớn. Vì thế là một giáo viên cần phải nắm được nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động này. Qua việc áp dụng biện pháp mới tôi nhận thấy: Giờ học không còn nặng nề, nhàm chán như trước đây. 13
  14. Với phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm” trẻ được khám phá, trãi nghiệm dễ dàng gây hứng thú cho trẻ. Việc lồng ghép tích hợp, cho trẻ làm quen chữ viết ở mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ nâng cao hiệu quả học tập. VIII/ ĐỀ NGHỊ * Đối với phòng giáo dục Hỗ trợ thêm một số bàn ghế đúng quy cách cho trẻ * Đối với Ban giám hiệu nhà trường Tạo điều kiện trong việc làm đồ dùng dạy học cho trẻ, sắp xếp tạo điều kiện cho giáo viên được thường xuyên dự giờ để trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. MỤC LỤC 14
  15. TT TRANG TIÊU ĐỀ Đặt vấn đề I 1 Cơ sở lý luận II 1 Cơ sở thực tiễn III 2 Biện pháp thực hiện IV 3 Kết quả nghiên cứu V 6 Bài học kinh nghiệm VI 6 VII Kết luận 7 VIII Đề nghị 8 15
nguon tai.lieu . vn