Xem mẫu

Mt s bin pháp nâng cao cht lưng dy hc môn Hóa hc trung hc ph thông (chương 2: Nitơ – Photpho sách giáo khoa Hóa hc 11) Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học trung học phổ thông (chương 2: Nitơ – Photpho sách giáo khoa Hóa học 11) Lê Kim Huệ Trường Đại học Giáo dục Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: PGS. TS. Lê Kim Long Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận về quá trình dạy học và các thành tố của quá trình dạy học (chương trình và sách giáo khoa, phương pháp và phương tiện dạy học, các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập) ở Trung học phổ thông (THPT). Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp đổi mới về chương trình và sách giáo khoa, phương pháp và phương tiện dạy học, các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở THPT. Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại hai trường THPT Thực nghiệm và THPT Việt Nam – Ba Lan nhằm đánh giá hiệu quả của việc các biện pháp đã đề xuất. Keywords: Phương pháp dạy học; Chất lượng giảng dạy; Hóa học; Phổ thông trung học Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về tất cả các mặt như kinh tế, giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ, phát triển văn hóa xã hội: “duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, các ngành đều có bước phát triển, quy mô nền kinh tế tăng lên”, “Đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện; chính trị – xã hội ổn định …, giáo dục và đào tạo có bước phát triển khá vững chắc…” (Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI). Bên cạnh những thành tựu đã đạt được đó, giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, gây lo lắng trong toàn xã hội về cơ bản vẫn là một nền giáo dục định hướng nội dung chậm cập nhật, chưa bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại. Phương pháp dạy học theo lối truyền thụ truyền thống quá chú trọng tới việc cung cấp kiến thức, ít phát huy được những khả năng độc lập, chủ động sáng tạo của học sinh. Việc kiểm tra đánh giá cũng tồn tại nhiều bất cập là rào cản lớn cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc đánh giá học sinh chỉ chú trọng tới việc kiểm tra khả năng ghi nhớ kiến thức chứ chưa chú trọng đến việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, tư duy sáng tạo của học sinh. Vì những lý do trên đây mà việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học là đặc biệt quan trọng. Trong chương trình Hóa học THPT, nội dung chương Nitơ – photpho có nội dung rất phong phú, đa dạng và gần gũi với thực tế đời sống. Các kiến thức trong chương Nitơ – photpho không chỉ sẽ giúp học sinh tìm hiểu những nội dung kiến thức sẽ học tiếp sau này mà quan trọng hơn nó giúp học sinh giải thích được nhiều hiện tượng sẽ gặp trong thực tế đời sống hằng ngày. Vì vậy, việc sử dụng những nội dung kiến thức trong chương Nitơ – photpho để minh họa cho việc vận dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở THPT là khả thi. Với các ý tưởng trình bày ở trên, cùng với những kinh nghiệm có được trong những năm trực tiếp giảng dạy môn Hóa học ở trường THPT, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học trung học phổ thông (Chương 2: Nitơ – Photpho sách giáo khoa Hóa học 11)” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 2.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học môn Hóa học chương Nitơ – Photpho sách giáo khoa Hóa học 11 THPT. 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu Các thành tố của quá trình dạy học góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học THPT. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở THPT. Vận dụng các biện pháp đã đề xuất ở trên vào quá trình dạy học chương Nitơ – photpho. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu ở trên, chúng tôi đã đặt ra những nhiệm vụ cho đề tài như sau: Nghiên cứu cơ sở lý luận về quá trình dạy học và các thành tố của quá trình dạy học (chương trình và sách giáo khoa, phương pháp và phương tiện dạy học, các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập) ở THPT. 2 Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp đổi mới về chương trình và sách giáo khoa, phương pháp và phương tiện dạy học, các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở THPT. Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại hai trường THPT Thực nghiệm và THPT Việt Nam – Ba Lan nhằm đánh giá hiệu quả của việc các biện pháp đã đề xuất. 4. Phạm vi nghiên cứu Do những hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở THPT và vận dụng chủ yếu vào chương Nitơ – photpho. 5. Câu hỏi nghiên cứu Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở THPT? 6. Giả thuyết nghiên cứu Khi có sự đổi mới về phương pháp, phương tiện dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá và đổi mới nội dung sách giáo khoa Hóa học sẽ nâng cao được chất lượng dạy học Hóa học THPT. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu phần cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học THPT. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: +) Quan sát khách quan. +) Điều tra thăm dò: Trò chuyện, đàm thoại với học sinh và giáo viên tại cơ sở thực nghiệm. +) Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến của chuyên gia. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: áp dụng những biện pháp đã đề xuất vào quá trình dạy học Hóa học THPT. Đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. 8. Những cái mới của đề tài Luận văn này sẽ đóng góp cho lý luận dạy học một số nội dung sau: - Tích hợp nội dung Hóa học với các môn khoa học khác (Vật lý, Sinh học,…). - Thực tiễn hóa các nội dung có liên quan đến chương Nitơ – Photpho trong giảng dạy. - Phân chia kiến thức theo bậc và thử nghiệm giảng dạy phân hóa theo bậc kiến thức. - Thiết kế các loại giáo án khác nhau (giáo án nghiên cứu và giáo án dự án) phục vụ cho hoạt động dạy học môn Hóa học về các nội dung đã nêu. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương 3 Chương 1: Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học Chương 2: Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở trung học phổ thông Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 1.1. Quá trình dạy học (QTDH) QTDH nói chung, QTDH Hóa học nói riêng gồm hai hoạt động cơ bản, gắn bó chặt chẽ và thống nhất với nhau: hoạt động dạy và hoạt động học. Hoạt động dạy: Đó là toàn bộ hoạt động của thầy trong QTDH nhằm truyền thụ các kiến thức viết trong SGK đến trò, “làm cho trò nắm vững kiến thức và kỹ năng, trên cơ sở đó phát triển ở họ những năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, chủ nghĩa khoa học vô thần và tình cảm, thái độ”. Hoạt động học: Đó là toàn bộ hoạt động của trò nhằm tiếp thu các kiến thức được viết trong SGK từ thầy, dưới sự tổ chức, điều khiển của thầy nhằm tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội kiến thức, để từ đó hình thành quan điểm duy vật biện chứng, đạo đức và nhân cách của trò. 1.1.1. Các thành tố của QTDH Các thành tố của QTDH bao gồm: Mục tiêu dạy học (MT); Nội dung dạy học (ND); Phương pháp dạy học (PPDH); Phương tiện dạy học (PTDH); Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học (KTĐG); có mối quan hệ tác động qua lại và điều chỉnh lẫn nhau. Muốn nâng cao CLDH của môn học thì cần thiết phải đổi mới ở từng thành tố của QTDH. Các bước của QTDH phải được tiến hành một cách tuần tự: Xuất phát từ mục tiêu dạy học để lựa chọn nội dung dạy học. Từ mục tiêu và nội dụng dạy học để lựa chọn phương pháp và phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học. Cuối cùng phải chọn cách đánh giá phù hợp để xác định mức độ đạt được của mục tiêu đề ra. 1.1.2. Xu thế phát triển của QTDH Xu thế phát triển của QTDH trong thời đại mới này phải là: - Học suốt đời: bởi vì động lực chủ yếu của nền kinh tế là sự học tập suốt đời của tất cả mọi người trong xã hội. - Học theo hướng của bốn trụ cột giáo dục: (1) Học để biết; (2) Học để làm; (3) Học để cùng sống với nhau; (4) Học để làm người. 4 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn