Xem mẫu

  1. Bí quyết thương lượng Cuộc sống của trẻ cũng đầy ắp những tình huống dẫn đến mâu thuẫn: làm thế nào để hòa hợp với anh chị em, làm sao để làm quen với những điều luật của gia đình… Thế chỉ với những kỹ năng căn bản, bé có thể trở thành nhà đàm phán khéo léo. “Cách đây không lâu, tôi vô tình nghe Quỳnh – con gái đầu 10 tuổi của tôi lớn tiếng nói với đứa em gái 6 tuổi của nó ‘Em xem phim hoạt hình nhiều quá rồi. Bây giờ đến lượt chị coi băng ca nhạc của chị". Thường thì lời tuyên bố như vậy sẽ làm bé Lan nước mắt ngắn nước mắt dài ngay nhưng lần này con bé nhìn thẳng vào mắt chị và hỏi lại ‘Bộ chị muốn xem là được sao? Em mới coi thôi mà. Phim của chị dài thòng. Em sẽ ngồi coi phim của em lâu bằng chừng ấy mới được’. Thật ngạc nhiên, tôi như đang được chứng kiến sự thay đổi lớn trong mối quan hệ giữa hai đứa trẻ. Bé Vy đứng thẳng,
  2. đầy vẻ tự tin và mặc cả với chị nó. Kết quả của cuộc thương lượng chớp nhoáng ấy được cả hai thống nhất: Bé Vy xem phim hoạt hình thêm 20 phút nữa và trả ti vi cho chị xem ca nhạc. Điều đáng nói là cả hai đều hồ hởi với kết quả đàm phán. Thật là hạnh phúc khi thấy hai chị em biết cách giải quyết như vậy”. Học cách cho và nhận: Trong cuộc sống hàng ngày, bé phải đối mặt với những tình huống có khả năng dẫn đến “sứt đầu bể trán” như chia sẻ đồ chơi, hòa hợp với anh chị em, dàn xếp bất hòa với bạn bè, gia hạn thêm về thời gian làm bài tập với thầy cô. Những việc như thế cũng đòi hỏi có kỹ năng đấy. Cart Pickhardt, nhà tâm lý học và là tác giả quyển sách “Chìa khóa cho bố hoặc mẹ nuôi con một mình”, cho biết: Cuộc đàm phán thành công được định nghĩa là nghệ thuật tìm và thực hiện giải pháp giải quyết mâu thuẫn hoặc bất đồng sao cho mọi bên liên quan đều cảm thấy thỏa mãn dù ở mức độ thấp nhất. “Việc bạn dạy cho trẻ biết cách để thương lượng khi chúng còn nhỏ rất có lợi. Chúng dàn xếp những bất hòa rất tốt mà
  3. không cần đến bạo lực và dĩ nhiên là sẽ cảm thấy an toàn vì trẻ tin tưởng vào khả năng của bản thân đối với những tình huống thử thách như trên. Và rồi càng lớn, đặc biệt là khi bước vào tuổi thanh thiếu niên, khả năng trên càng tỏ rõ ưu điểm, lợi ích của mình khi trẻ bị đặt trong tình huống phải đàm phán. Trên thực tế, những đứa trẻ được cha mẹ dạy khả năng đàm phán bước vào đời dễ dàng hơn vì chúng có thể bàn bạc, làm chủ tình huống tại các cuộc đàm phán trong kinh doanh hoặc chính sách ở nơi làm việc. Sau đây là 4 bài học hướng dẫn trẻ cách giải quyết tình huống bằng phương pháp “cả hai cùng thắng” Bài học 1: Bình tĩnh là quan trọng Muốn đàm phán tốt thì điều quan trọng là phải biết cách giữ bình tĩnh. Điều này giúp cho chúng ta có cơ hội cũng như thời gian để đánh giá lại tình huống, chọn lựa kỹ giải pháp tốt nhất. Nếu không tự chủ, chúng ta sẽ bị cơn xoáy tình cảm cuốn trôi và khó đưa ra bất kỳ quyết định chính xác nào. Cha mẹ có thể giúp con trẻ giữ bình tĩnh thì nên
  4. làm gương hoặc thường xuyên nói chuyện với trẻ về những khái niệm cơ sở. Tiến sĩ Meg Eastman, nhà tâm lý học và là tác giả của quyển sách “Thuần hóa con rồng trong con trẻ: Giải pháp cho những cơn giận theo chu kỳ trong gia đình”, nhận xét “Mỗi khi bạn tức giận, cứ bộc lộ cho trẻ thấy tâm trạng của mình và đừng quên n1o năng cẩn thận. Giải thích cho chúng hiểu rằng bạn cần một ít thời gian để suy nghĩ xem mình muốn nói gì. Một khi cơn giận qua đi, hãy nói cho trẻ biết là bạn đã chuẩn bị để tiếp tục cuộc nói chuyện. Bài học 2: Sự đồng cảm sẽ có ích cho kết quả của cuộc thỏa hiệp: Nếu không thử đặt bản thân mình vào tình huống của người khác thì bạn không thể nào hiểu nổi yêu cầu cũng như mong muốn của đối phương. Và điều này không thể dẫn đến kết quả như mong đợi. Nhưng một khi chúng ta thông cảm trước sự bất hạnh của người đó thì chúng ta có khuynh hướng giúp đó họ. Và vì thế cuộc đàm phán sẽ mang đến kết quả tốt đẹp cho tất cả các bên tham gia, ít nhất là cũng ở một mức độ tối thiểu.
  5. Cha mẹ có thể dạy bảo hoặc khuyến khích lòng thương cảm ở các con bằng cách luôn tạo bầu không khí ấm áp trong cuộc sống gia đình mà ở đó mọi thành viên đều quan tâm, chia sẻ niềm hạnh phúc cũng như những phiền muộn, khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta chẳng thể nào đồng cảm với người khác một khi chúng ta chẳng hề lắng nghe tâm sự cũng như quan tâm đến quan điểm của họ. Một khi sự bất đồng xuất hiện giữa cha mẹ và con cái thì cha mẹ nên lắng nghe và quan sát sự việc từ nhiều góc độ khác nhau bằng cách tự đặt câu hỏi: - Điều gì đã xảy ra và mọi người đã làm gì để giải quyết vấn đề?. Hãy để con bạn trả lời trước. Nếu cả hai đứa con đều liên quan đến vấn đề này thì đặt câu hỏi cho cả hai. Tập trung vào những gì chúng làm để giải quyết mâu thuẫn và theo ý kiến của chúng thì việc nào có kết quả và việc nào không. - Con và mẹ nhìn vấn đề theo hai hướng khác nhau đúng không? Câu hỏi này rõ ràng đưa ra quan điểm rằng hướng giải quyết mâu thuẫn hoặc bất hòa phải được đưa ra xem
  6. xét trên 2 quan điểm khác nhau. Và rồi, nhẹ nhàng giải thích quan điểm của mình về vần đề này. - Suy nghĩ gì hoặc cảm thấy thế nào khi tình huống xảy ra? Khích lệ trẻ diễn đạt tâm tư tình cảm của mình không những giúp chúng bình tĩnh trước mối quan hệ đang căng thẳng mà còn giúp chúng hiểu được sự biểu hiện tình cảm của người khác. - Con nghĩ rằng mình nên giải quyết cách nào là tốt nhất? Hỏi trẻ về hướng giải quyết tình huống mà chúng có trách nhiệm với thái độ tin cậy. Lắng nghe ý kiến của trẻ và diễn đạt suy nghĩ của chính mình. Sự quan tâm lắng nghe của cha mẹ với ý kiến của con là một phần quan trọng cho thành công của cuộc đàm phán. Bài học 3: Chìa khóa nằm ở sự linh động Sự linh động trong đàm phán có nghĩa là thay đổi mục tiêu và cách thức bạn thể hiện mục tiêu của mình từ nhu cầu thành những điểm nhấn trong quá trình thương lượng để có thể đạt được kết quả tốt cho cả hai. Nếu giải pháp bạn đưa ra có nhiều chọn lựa thì tốt hơn là áp đặt một chọn lựa duy nhất. Ví dụ: “ Con muốn dọn đồ chơi
  7. trước hay sau khi chúng ta ra ngoài dạo mát?” hay “Con thích uống sữa trước hay ăn phở trước?”. Bọn trẻ thích được chọn lựa hơn là cảm giác bị ép buộc. Bài học 4: Thực hiện đúng lời nói Cuộc đàm phán thành công là cuộc đàm phán mang lại kết quả hài lòng cho cả hai bên. Qua đó, trẻ sẽ học được cách giữ lời hứa, thực hiện đúng theo cam kết. Nếu đứa bé 4 tuổi đồng ý nhặt quần áo dơ xuống cho bạn giặt để đánh đổi lấy một câu chuyện được mẹ kể trước giờ đi ngủ thì bạn nên nhắc nhở trẻ thực hiện phần việc của mình trước khi lên giường nghe bạn kể chuyện. Nếu một trong hai không thực hiện theo đúng cam kết thì sẽ tốn nhiều thời gian và nó sẽ ảnh hưởng không ít đến những cuộc đàm phán về sau. Những điều nên và không nên làm trong các cuộc đàm phán: - Thể hiện mọi hành động, cử chỉ theo cách mà bạn muốn con mình học hỏi.
  8. - Có thể thương lượng về bất cứ hành động, thái độ hoặc sự cố cụ thể. - Đừng cố truy ra “ai là người châm ngòi”. Tốt hơn là nên phân tích mục đích của mỗi đứa bé và tìm ra giải pháp không những cho lần này mà còn để tránh những việc tương tự trong tương lai. - Đừng bơi móc những chuyện cũ. Tập trung vào tình huống hiện tại. - Đừng sử dụng sử dụng những từ mang tính chỉ trích cá nhân “Con luôn luôn…”, “Con không bao giờ…”… - Đừng tham gia đàm phán khi trong người mệt mỏi hoặc trong trạng thái giận dữ, mất bình tĩnh. - Đừng cố gắng tiếp tục khi cuộc đàm phán không được thuận lợi. Hãy tạm ngừng cho đến khi mọi người sẵn sàng trở lại. Những gì không nên mang ra thương lượng? Một điều không kém phần quan trọng là cha mẹ phải nhận ra được và từ chối không tham gia vào các chủ đề không thể thương lượng được như những chủ đề thuộc lãnh vực
  9. an toàn, khuynh hướng sử dụng bạo lực, thái độ và ngôn ngữ lăng mạ người khác, bài tập, việc nhà và vệ sinh cá nhân… Ví dụ: Một người mẹ đã thỏa thuận với cậu con 2 tuổi – lứa tuổi bắt đầu khẳng định sự độc lập của mình. “Nó muốn tự mình làm tất cả mọi việc và tôi đã cố gắng tạo mọi cơ hội cho bé khám phá thế giới xung quanh và làm mọi việc bé có thể. Nhưng rồi tôi phát hiện ra rằng tôi đã đưa con mình vào tình huống nguy hiểm và tôi quyết định can thiệp khi thằng bé muốn bước xuống cầu thang mà không cần vịn vào tay cầm. Tôi nhất quyết không để nó mạo hiểm như vậy". Một người mẹ khác nhất quyết không nhượng bộ khi con gái 4 tuổi của chị đòi băng qua đường một mình hoặc thỉnh thoảng từ cái miệng xinh xắn ấy lại phát ra vài từ “chợ búa”. Nó cằn nhằn mãi vì bạn nó cũng hay dùng những từ như thế nhưng tôi đã dẫn ra hậu quả của những lời nói khiếm nhã ấy là làm tổn thương người khác. “Không. Không tranh luận gì về vấn đề này cả. Cứ nghe lời mẹ đi”, chỉ cần nói thế.
  10. Đây là một cách hữu hiệu để chấm dứt những câu cằn nhằn của trẻ khi yêu cầu đàm phán của chúng bị từ chối. Tiến sĩ Meg Eastman cho biết, một số cha mẹ mắc phải hai sai lầm nghiêm trọng. Họ chấp nhận thương lượng những chủ đề không thể thương lượng và đồng thời lại làm cho mọi việc trở thành không thương lượng được nữa. Nếu trẻ muốn tranh luận về những gì không thể thương lượng thì nhất quyết dừng, nhưng cũng có cách làm cho chúng dễ dàng chấp nhận khi yêu cầu của mình bị bác bỏ. Ví dụ: Sau khi con dọn bàn ăn xong thì con có thể xem phim trong khi mẹ chuẩn bị thức ăn và dọn lên.
nguon tai.lieu . vn