Xem mẫu

  1. MỘT DÒNG TƯ DUY MỚI TRONG GIÁO DỤC Chưa biết rồi những kiến nghị đó sẽ được chấp nhận đến đâu, nhưng nội dung của các kiến nghị đó biểu lộ một dòng tư duy mới trong ngành. Mới vì nó trái với mạch tư duy trong các qui định hiện hành. Thật ra lâu nay đã có không ít ý kiến tương tự, nhưng đây là lần đầu tiên được một nhà quản lý đầu ngành giáo dục của thành phố đông dân nhất nước mạnh dạn đề xuất với đoàn đại biểu Quốc hội. Trong đợt hội thảo “Làm thế nào để nâng cao chất lượng GD-ĐT” do báo Nhân Dân và Bộ GD-ĐT phối hợp tổ chức cuối năm rồi, GS. Hoàng Tụy đã đề cập đến ba “khối u dị dạng” đã mọc và sống tầm gửi trên cơ thể giáo dục từ nhiều năm nay, phải cấp thiết cắt bỏ. “Thi cử nặng nề, có vẻ như chặt chẽ, tưởng như bằng cấp phải có giá trị lắm, nhưng không phải…” là một trong ba “khối u” đó. Nhiều ý kiến khác cũng đã phê phán tình trạng nền giáo dục hiện nay quá nặng về thi cử dẫn đến cả nước lao vào dạy thêm, học thêm với cường độ chưa từng thấy mà GS. Hoàng Tụy xem là “khối u dị dạng” thứ hai. Khi thi là phương tiện để đánh giá kết quả học tập, nhưng lại trở thành mục đích của việc học thì hệ quả hiển nhiên của nó sẽ là phương pháp dạy và học nhồi nhét, phiến diện, phản khoa học, làm què quặt kiến thức về văn hoá-xã hội, đạo đức, thui chột óc tư duy sáng tạo của người học. Phải chăng đến lúc cần đối chiếu lại với mục tiêu đích thực của việc học như UNESCO đã nêu ra là: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người? Khi mức phổ cập giáo dục trong xã hội ngày càng được nâng cao như một tất yếu [đáng lưu ý là Thái Lan đã tiến đến áp dụng chế độ phổ cập giáo dục đến hết THPT bắt đầu từ năm học mới, khai giảng vào tháng 5 năm nay] thiết nghĩ việc áp dụng chứng chỉ xác nhận học hết cấp tiểu học hay THCS thay cho bằng cấp ch ắc cũng không gây ra trở ngại gì lớn trong xã hội. Điều đó sẽ giúp giảm đ ược áp
  2. lực tâm lý về văn bằng, cũng như giảm được những bất hợp lý, những tiêu cực trong dạy và học nói trên. Về sách giáo khoa – “khối u dị dạng” thứ ba, theo GS. Hoàng Tụy. Một thời người ta xem sự tồn tại của ba bộ sách giáo khoa toán hay một số môn học nào đó là “loạn sách giáo khoa”. Hệ quả của t ư duy đó là sự ra đời của một bộ sách giáo khoa duy nhất và sẽ tiến đến sử dụng lâu dài bộ sách giáo khoa cải cách. Tất nhiên về phương diện quản lý, một bộ sách sẽ dễ dàng hơn nhiều bộ, nhưng ở đời chẳng phải bao giờ sự dễ dàng hơn cho quản lý cũng đồng nghĩa với tốt hơn cho cuộc sống. Trên thực tế không hề có bộ sách giáo khoa nào hoàn hảo từ đầu đến cuối. Bằng chứng trước mắt là ngay những bộ sách giáo khoa cải cách vừa phát hành đã nhận được không ít lời phê phán. Nếu đã không thể hoàn hảo thì sao lại triệt tiêu khả năng lựa chọn của người day và người học? Sự phát triển đi lên bao giờ cũng dựa trên cơ sở chọn lọc trong môi trường đa dạng. Lẽ thường người đi sau dễ phát hiện đ ược cái sai, cái dở của người đi trước hơn của bản thân để tránh, đồng thời học được cái hay của người đi trước để bổ sung cho mình. Mỗi bộ sách đều có cái hay, cái dở, chỗ mạnh, chỗ yếu riêng nên khi có nhiều bộ sách thì cả người dạy và người học đều có thể kết hợp cái hay, cái mạnh của bộ sách n ày với cái hay, cái mạnh của bộ sách khác, kể cả sách nước ngoài. Trên cơ sở đó bộ sách ra đời sau sẽ kết hợp được nhiều ưu điểm của các bộ sách trước. Sự đóng khung, thiên lệch, xơ cứng trong khoa học bao giờ cũng tiềm ẩn sự kìm hãm tiến trình phát triển
nguon tai.lieu . vn