Xem mẫu

  1. Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG
  2. I. Mối quan hệ giữa kinh tế và I. môi trường môi 1. Môi trường  Khái niệm UNESCO: “Môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và hệ thống do con người tạo ra, trong đó con người, bằng các kinh nghiệm và kỹ năng của mình, đã khai thác tài nguyên tự nhiên hoặc nhân tạo để phục vụ đời sống con người”
  3. 1. Môi trường Môi Khái niệm  UNEP: “Môi trường là một tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế - xã hội bao quanh và tác động tới đời sống và sự phát triển của một cá thể hoặc một cộng đồng người”
  4. 1. Môi trường Môi Khái niệm  Điều 3, Luật BVMT ngày 29/11/2005: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”
  5. 2. Phân loại môi trường 2. Theo mối quan hệ với con người Môi trường tự nhiên: gồm các yếu tố  tự nhiên, tồn tại khách quan, không phụ thuộc con người Môi trường xã hội: bao gồm các  thiết chế, luật pháp, các mối quan hệ giữa con người với con người Môi trường nhân tạo: bao gồm các  sản phẩm hữu hình do con người tạo ra trong cuộc sống của mình
  6. 2. Phân loại môi trường 2. Theo thành phần môi trường:  Môi trường đất  Môi trường nước  Môi trường không khí  Môi trường biển
  7. 2. Phân loại môi trường 2. Dựa trên quy mô môi trường  Môi trường miền núi  Môi trường vùng ven biển  Môi trường nông thôn  Môi trường đồng bằng  Môi trường đô thị
  8. 3. Các đặc trưng của hệ thống 3. ng môi trường môi Tính cơ cấu phức tạp  Tính mở  Tính động  Khả năng tự tổ chức và phục  hồi
  9. 3.1. Tính cơ cấu phức tạp 3.1. Hệ môi trường bao gồm vô số các  phân tử khác nhau cùng với vô vàn những mối quan hệ đan xen hợp thành. Các phân tử cấu thành có bản chất  khác nhau và bị chi phối bởi những quy luật khác nhau  dẫn đến mối quan hệ giữa các phần tử cấu thành hết sức da dạng  Cơ cấu của hệ môi trường có tính phức tạp
  10. 3.1. Tính cơ cấu phức tạp 3.1. Thể hiện  ◦ Cơ cấu chức năng: Theo chức năng, người ta có thể phân chia hệ môi trường thành vô số các phân hệ ◦ Cơ cấu thang cấp: Theo thang cấp về quy mô, phạm vi lãnh thổ, hệ môi trường cũng có thể được phân thành vô số các phân hệ từ lớn đến nhỏ.
  11. 3.1. Tính cơ cấu phức tạp 3.1. Ý nghĩa: đòi hỏi cách tiếp cận hệ  thống, sự hợp tác liên ngành khi tiến hành giải quyết các vấn đề môi trường. Các giải pháp môi trường phải gắn kết với các giải pháp kinh tế-xã hội để có thể giải quyết triệt để các vấn đề môi trường.
  12. 3.2. Tính mở 3.2. Hệ thống mở là một hệ thống không  chỉ có những ràng buộc bên trong giữa các phần tử cấu thành, mà còn có những mối liên hệ với bên ngoài Môi trường dù với quy mô lớn hay nhỏ  cũng đều là một hệ thống mở. Các dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục “chảy” trong không gian và theo thời gian từ hệ lớn đến hệ nhỏ và ngược lại, từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thế hệ hiện tại sang thế hệ tương lai.
  13. 3.2. Tính mở 3.2. • Ý nghĩa: Với tính mở, các vấn đề môi trường mang tính vùng, tính toàn cầu, tính lâu dài, vì thế cần được giải quyết bằng sự nỗ lực của toàn thể cộng đồng, bằng sự hợp tác giữa các quốc gia, giữa các khu vực trên toàn thế giới trên cơ sở quan điểm thống nhất là không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người
  14. 3.3. Tính động 3.3. Hệ môi trường luôn thay đổi  trong cấu trúc của nó tức là trong từng phần tử cơ cấu và trong quan hệ tương tác giữa các phần tử cơ cấu. Cân bằng động là bản chất của  quá trình vận động và phát triển của hệ môi trường
  15. 3.3. Tính động 3.3. • Ý nghĩa: Tính động của hệ môi trường đòi hỏi con người phải ứng phó, giải quyết các vấn đề môi trường một cách nhanh chóng, kịp thời trước khi vấn đề đó biến đổi sang trạng thái khác; đồng thời phải nghiên cứu dự báo xu hướng vận động của vấn đề môi trường để có các giải pháp mang tính phòng ngừa
nguon tai.lieu . vn