Xem mẫu

  1. Mối quan hệ giữa giáo dục học với các khoa học khác Giáo dục là một hiện tượng xã hội. Giáo dục học là một khoa học xã hội, nó có liên quan mật thiết với các khoa học, trước hết là với các khoa học xã hội. Giáo dục học có liên quan mật thiết với nhiều ngành khoa học như đạo đức học, mỹ học, kinh tế học, văn học… 1.5.1. Triết học Mác - Lê nin : Triết học Mác - Lê nin là nền tảng khoa học cho sự phát triển của khoa học giáo dục. Đồng thời có một số vấn đề mà cả hai ngành khoa học này cùng quan tâm nghiên cứu. Đó là các vấn đề : - Sự hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa và mục đích giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Mối liên hệ giữa quá trình giáo dục với các quá trình xã hội khác. - Mối liên hệ giữa tập thể và cá nhân ... 1.5.2. Với đạo đức học. Đạo đức học giúp cho giáo dục học giải quyết những vấn đề về công tác giáo dục đạo đức, thế giới quan, tư tưởng chính trị cho học sinh. 1.5.3. Với sinh lý học. Sinh lý học là cơ sở khoa học tự nhiên của giáo dục học. Việc nghiên cứu giáo dục học phải dựa vào những thành tựu của sinh lý học đặc biệt là sinh lý học thần kinh cấp cao, về hoạt động của hai hệ thống tín hiệu,
  2. về sự phát triển và vận hành của các giác quan và hoạt động của chúng ... 1.5.4. Với tâm lý học. Tâm lý học cung cấp cho giáo dục học những tri thức khoa học về các cơ chế diễn biến và điều kiện tổ chức các quá trình bên trong của sự hình thành nhân cách con người theo lứa tuổi trong từng hoạt động, làm cơ sở đáng tin cậy cho việc tổ chức quá trình sư phạm. Trong giai đoạn hiện nay, nhiều ngành khoa học khác như điều khiển học, tin học đang thâm nhập và được ứng dụng trong nghiên cứu về lí luận và thực tiễn giáo dục, tạo ra những cách thức tổ chức mới, phương pháp và phương tiện mới trong lĩnh vực giáo dục và dạy học.  Thực hành xu thế phát triển của giáo dục Việt Nam hiện nay ( đọc thêm) Trong quá trình đổi mới hiện nay, đất nước ta có những biến chuyển sâu rộng, tích cực trên nhiều lĩnh vực, trong đó có khoa học giáo dục. Để đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn, hướng phát triển của khoa học giáo dục là “đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ, nghiên cứu những vấn đề khoa học giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục”. Từ định hướng này có các vấn đề cần được tập trung nghiên cứu trong khoa học giáo dục : 1. Nghiên cứu và hoàn thiện các vấn đề trong phạm trù phương pháp luận khoa học giáo dục, đảm bảo tiếp cận với xu thế phát triển mới mẻ, đa dạng của giáo dục và khoa học giáo dục trong thời kì mới. 2. Về việc thay đổi cách nhìn nhận, xác định đối tượng nghiên cứu của khoa học giáo dục nói chung và giáo dục học nói riêng. 3. Trong nội dung của giáo dục học, nhiều lĩnh vực mới hình thành và nhiều phạm trù vốn có đang trở nên quá đơn giản, không bao hàm đầy đủ các nội dung khoa học mới, thành tựu lí luận mới.
  3. 4. Trong giai đoạn giao lưu quốc tế mở rộng và phát triển như hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật được áp dụng vào các công trình nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và giáo dục học nói riêng. Do đó nhiều phương tiện kĩ thật mới, phương pháp nghiên cứu cũng được dùng trong nghiên cứu giáo dục học. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tự rút kinh nghiệm, cải tiến bổ sung và hoàn thiện các phương pháp nghiên cứu giáo dục… 5. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn nổi bật cần được nghiên cứu : - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về vai trò, vị trí, tác dụng của giáo dục trong giai đoạn mới, trong đó xác định mối tương quan biện chứng giữa giáo dục với phát triển kinh te á– xã hội. - Vấn đề phương thức tổ chức giáo dục. - Vấn đề giáo dục nhân cách của con người, mối liên quan giữa những chuẩn mực – giá trị đang hình thành trong điều kiện kinh tế thị trường với những khuôn mẫu mà nhà trường đang giáo dục cho học sinh. - Việc kết hợp giữa giáo dục văn hóa với giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề… Giáo dục phát triển theo xu hướng trên sẽ đảm bảo được sự thích ứng với các yêu cầu phát triển, đảm bảo các tính chất nhân văn, dân tộc, đại chúng, thiết thực.
nguon tai.lieu . vn