Xem mẫu

  1. Mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh Con em là bé trai khi sinh được 3.1kg, cao 50cm. Em cho con bú sữa bình hoàn toàn. Đến nay cháu được 3 tháng 24 ngày nặng 6.5kg cao 63cm. Trung bình 1 ngày cháu ngủ 12 tiếng, nhưng ngủ say là bé bắt đầu ra nhiều mô hôi trộm ở trán, sau gáy, lòng bàn tay và chân.bé chưa lẫy nhưng mang nổi đầu rồi tuy còn chưa cứng lắm. vậy cho e hỏi: 1. Bé nhà e có bị còi xương không, cân nặng và chiều cao của bé như vậy là có nhỏ không? 2. Bé uống sữa như vậy có đủ chất chưa? có cần cho bé ăn dặm để tăng cân nhanh không? 3. Bé có phải bị thiếu canxi mới dẫn đến tình trạng bị mồ hôi trộm không ? Mong được phản hồi sớm từ các chuyên gia. Em xin cám ơn.
  2. Chào bạn Chỉ cần bạn cho biết bé ăn sữa công thức hoàn toàn đã cho thấy bé chưa đủ chất và nguy cơ miễn dịch yếu, do mẹ không cho bú thì không thể truyền cho con kháng thể lại thêm yếu tố mùa đông không tắm nắng cho bé được mà thiếu vitamin D thì khả năng hấp thụ can-xi thấp mặc dù sữa công thức có hàm lượng can-xi cao. Hiện tượng ra mồ hôi trộm là chỉ điểm cho thấy bé thiếu vitamin D, Ca mặc dù cân nặng và chiều cao đạt mức bình thường (nhưng chất lượng xương cơ chưa cứng cáp). Hiện tại giấc ngủ như vậy là tốt, nên đảm bảo duy trì trung bình mỗi bữa là 160- 180ml sữa x 6 bữa (tối thiểu), chỉ ăn dặm sớm nhất cũng phải 5 tháng rưỡi trở đi vì trẻ chưa hoàn chỉnh men tiêu tinh bột trong hệ tiêu hóa nên không hấp thu được. Nguyên nhân trẻ bị mồ hôi trộm
  3. Khi trẻ hoàn toàn không có chút vận động nào, đặc biệt là ban đêm mà đổ mồ hôi thì dân gian gọi là mồ hôi trộm. Mồ hôi thường ra nhiều nhất ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay – bàn chân, vì đó là nơi có nhiều tuyến mồ hôi nằm dưới da. Khi mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối. Sự mất nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn. Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt.
  4. Nguyên nhân ra mồ hôi trộm Chứng ra mồ hôi trộm này thường hay gặp ở những trẻ con thiếu vitamin D trong giai đoạn sớm. Triệu chứng cho thấy trẻ thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc hay giật mình, do tình trạng thần kinh bị kích thích, đồng thời trẻ hay ra mồ hôi ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt ra nhiều mồ hôi lúc ngủ (mồ hôi trộm) nên trẻ hay rụng tóc vùng gáy. Trẻ dưới một tuổi thường hay thiếu vitamin D, do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh nhất, trẻ sinh non, thiếu cân, trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, những trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, bị còi xương… Do cha mẹ đắp quá nhiều chăn cho con mình, hoặc phòng ngủ quá bí hơi không có chỗ thông gió tạo nên sự nóng bức ngột ngạt, làm trẻ em khi ngủ cảm thấy khó chịu nên rất dễ toát mồ hôi. Khi đó ra mồ hôi trộm không phải là một chứng bệnh, mà chỉ cần cải thiện môi trường nơi bé ngủ. Hệ thần kinh của bé chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện. Bởi mồ hôi bài tiết nhiều hay ít là tùy vào sự điều hòa của hệ thần kinh. Biện pháp khắc phục Bổ sung vitamin D: với khí hậu và mức chiếu nắng của chúng ta, nếu biết cách sử dụng, chúng ta có thể hoàn toàn cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Vì thế, những ngày có ánh nắng, bạn nên tận dụng ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để tắm nắng cho bé bằng cách: sáng trước 10 giờ, thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 – 30 phút. Để cho càng nhiều da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng tốt, không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời chiếu vào. Giữ cho trẻ luôn mát (ăn, ngủ nơi rộng rãi, thoáng mát, chơi đùa trong bóng râm và luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày). Cho trẻ uống đủ nước. Nên cho trẻ ăn nhiều loại rau quả có tính mát: rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam… Hạn chế các thức ăn sinh nhiệt, cay nóng.
  5. Các thức ăn này sinh nhiệt, do đó dễ làm cho cơ thể có nhiều mồ hôi, có thể gây ngứa hoặc mụn ngoài da. Nên cho trẻ uống ac-ti-sô, củ sen, bột sắn dây, hay bài thuốc lục vị ẩm… Cách ngăn ngừa mồ hôi trộm ở trẻ Nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ là việc không hề dễ chút nào. Trẻ tăng cân, phát triển tốt. Nhưng các mẹ không yên lòng khi thấy con ra quá nhiều mồ hôi đặc biệt vào ban đêm. Mồ hôi ra nhiều, thấm ngược lại vào cơ thể, làm cho trẻ rất dễ bị cảm lạnh. Làm thế nào để ngăn chặn ra mồ hôi trộm? Dấu hiệu ra mồ hôi nhiều vào ban đêm cho bạn biết điều gì?
  6. Mồ hôi trộm là như thế nào? Mồ hôi trộm là mồ hôi thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, ở các vị trí lòng bàn tay, bàn chân, hõm nách, lưng, gáy, ngay cả khi thời tiết lạnh. Hiểu qua về sinh lý cơ thể một chút, chúng ta có thể thấy, khi thời tiết nóng nực, cơ thể thải nhiệt bằng cách thoát mồ hôi. Mồ hôi thoát ra nhiều ở trán, hõm nách, lưng và khắp mặt da. Thoát mồ hôi là một cách để cơ thể điều hòa thân nhiệt. Con của bạn xuất hiện nhiều mồ hôi, bạn lo lắng? Nhưng cần nhận biết được, trẻ ra mồ hôi nhiều là sinh lý bình thường hay dấu hiệu bất thường. Đặc điểm của mồ hôi trộm Mồ hôi chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, lưng, gáy, hõm nách, trong khi những vị trí khác như bụng, cánh tay, đùi không hề có. Như đã nói ở trên, mồ hôi sinh lý xuất hiện khi thời tiết nóng nực, mặc quá nhiều quần áo, nhà cửa chật chội, nóng bức. Nhưng, mồ hôi trộm xuất hiện ngay cả khi thời tiết lanh, mặc quần áo thoáng mát. Và đặc biệt là thường xuất hiện khi trẻ ngủ. Đi kèm với nó, trẻ còn có biểu hiện bứt rứt, khó chịu, mệt mỏi, ngủ không yên giấc, hay giật mình, hay quấy khóc, biếng ăn, gây gầy sút, chậm phát triển. Có thể thấy vùng tóc dưới gáy rụng, tạo thành vệt người ta gọi đó là dấu hiệu vành khăn.
  7. Làm cách nào để ngăn chặn ra mồ hôi trộm? Tuyến mồ hôi do hệ thần kinh phó giao cảm chi phối. Vì một số nguyên nhân nào đó, như nóng, căng thẳng, stress… thần kinh phó giao cảm bị kích thích làm tăng tiết mồ hôi. Do vậy, phòng của trẻ phải thông thoáng, sạch sẽ. Luôn tạo cho trẻ môi trường phát triển tốt nhất. Sau khi ngủ dậy, trẻ ra nhiều mồ hôi. Cha mẹ cần kiểm tra xem, có phải do phòng quá nóng, nhiệt độ môi trường cao, hoặc có thể mùa đông, mẹ sợ bé lạnh, nên quấn quá nhiều tã lót, quần áo. Ra mồ hôi trộm còn là do trẻ đang thiếu Canxi, có nguy cơ bị còi xương. Có thể do nguồn Canxi đưa vào cơ thể chưa đủ, Canxi bị mất ra ngoài nước tiểu nhiều,
  8. hoặc khả năng hấp thu Canxi của trẻ kém. Đa phần, trẻ thiếu Canxi do thiếu vitamin D. Vitamin D giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa Canxi, giúp cho cơ thể hấp thu Canxi tốt hơn. Nhà cửa ẩm thấp, thiếu ánh sáng mặt trời, tập quán giữ trẻ kín, không cho ra ngoài, quấn nhiều tã lót gây thiếu vitamin D. 1 cách để ngăn chặn mồ hôi trộm là không nên trẻ quá kín, đều đặn cho bé tắm nắng hàng ngày. Thời điểm tốt nhất là từ 7h-9h sáng. Tắm nắng trong vòng 30 phút đến 1 giờ. Thời điểm này, ánh sáng mặt trời có chứa các tia xạ tốt, hấp thu qua da, vitamin D được tổng hợp. Diện tích da tiếp xúc với ánh sáng càng nhiều càng tốt.
  9. Đây là nguồn vitamin D dồi dào từ tự nhiên, thực hiện đơn giản, hiệu quả cao mà không tốn chi phí. Đừng e sợ, con bạn sẽ trở nên cứng cáp, khỏe hơn đó. Có thể bổ sung Vitamin D cho trẻ bằng đường uống. Trẻ thiếu Canxi do bữa ăn không đủ Canxi. Nguồn Canxi chủ yếu của trẻ là từ sữa mẹ. Khi sữa mẹ không đủ lượng Canxi cần thiết cho trẻ, cần cho trẻ uống thêm sữa ngoài. Cho trẻ ăn dặm, đầy đủ dinh dưỡng, giàu Canxi. Nước xương nấu, cháo hến, cháo trai, cháo sò rất giàu Canxi cung cấp cho trẻ. Điều đáng lưu ý là cho trẻ ăn quá nhiều tinh bột, vô tình ngăn cản sự hấp thu Canxi của trẻ. Các mẹ có thể cho trẻ ăn cháo đậu, cháo lá dâu, cháo trai, cháo cá quả, cháo sò hến, cháo lá dâu, cháo gốc hẹ.. Những món ăn này giúp trẻ trẻ hạn chế ra mồ hôi trộm rõrệt Sau khi chào đời, tuyến mồ hôi của trẻ chưa hoàn thiện. Đến tháng thứ 3-4, trẻ mới bắt đầu xuất hiện mồ hôi. Trẻ nhỏ, hệ thần kinh thực vật cũng chưa hoàn thiện, cũng gây cho trẻ những rối loạn về tiết mồ hôi. Nếu trẻ ra mồ hôi trộm nhưng trẻ vẫn ăn ngủ tốt, phát triển bình thường thì cũng đừng lo lắng. Có thể hệ thần kinh thực vật của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa được ổn định. Trẻ lớn dần, sẽ hết. Các mẹ chú ý thấm mồ hôi cho trẻ liên tục, tránh để mồ hôi thấm lại cơ thể gây nhiễm lạnh. Khắc phục hiện tượng mồ hôi trộm ở trẻ Chứng ra mồ hôi trộm thường xuất hiện ở những bé thiếu vitamin D trong giai đoạn sớm. Triệu chứng phổ biến là trẻ thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc hay giật mình, do tình trạng thần kinh bị kích thích.
  10. Biện pháp khắc phục Phòng ở của bé phải luôn thoáng mát, rộng rãi. Mùa hè nóng bức có thể bật điều hòa ở nhiệt độ phòng lý tưởng là 27-28°C, đồng thời cho hơi quạt nước để lưu thông khí và đặt một chậu nước trong phòng (chú ý lau khô mồ hôi cho bé trước khi bật điều hòa). Mặc quần áo thoáng mát bằng vải cotton. Hạn chế các thức ăn sinh nhiệt, cay nóng. Cho bé uống đủ nước. Nên cho bé ăn nhiều loại rau quả có tính mát: rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam. Bổ sung vitamin D: những ngày có ánh nắng, bạn nên tận dụng ánh nắng mặt trời vào buổi sáng (trước 9h) để tắm nắng cho bé khoảng 10-30 phút.
  11. Món ăn trị chứng mồ hôi trộm Cháo trai: 500g trai, 30g lá dâu non, 100g gạo tẻ và gạo nếp, dầu thực vật, gia vị vừa đủ. Pha nước muối loãng ngâm trai khoảng 30 phút, vớt ra rửa sạch, đun sôi với nước. Ruột trai bỏ hết phần đất, thái nhỏ ướp gia vị, rồi xào qua. Lá dâu rửa sạch thái nhỏ. Gạo cho vào nước luộc trai quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho trai, lá dâu vào, nêm vừa gia vị là được. Cho bé ăn làm hai lần trong ngày. Dùng 3-5 ngày. Tim lợn hầm đậu đen: 200g tim lợn, 30g lá dâu non, 30g đậu đen, dầu thực vật, gia vị vừa đủ. Tim lợn rửa sạch, thái nhỏ, ướp gia vị, rồi xào chín. Sau đó đổ nước, thêm đậu đen, hạt sen vào hầm chín khoảng 30 phút, nêm gia vị là được. Cho bé ăn ngày một lần vào lúc đói (ăn cả nước lẫn cái). Dùng trong 5 ngày. Nước lá dâu: 10g lá dâu khô, 5g rau má khô. Cả hai thứ trên rửa sạch cho vào nồi cùng 200 ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước uống. Chia làm hai lần cho bé uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày. Có phải thiếu canxi khiến trẻ bị mồ hôi trộm Chào các chuyên gia. Bé nhà em được 8 tháng cao 78cm, nặng 8.5kg. Đêm cháu ngủ ngoan, nhưng ra mồ hôi trộm ở lưng và đầu. Cháu uống Vitamin D3 (Aquatrim) 2giọt/ngày. Vậy có phải là hiện tượng còi xương, thiếu canxi không? Nguyễn Ngọc Lan
  12. Trả lời: Nguyên nhân ra mồ hôi trộm  Việc ra mồ hôi trộm lúc đêm ngủ, khi bú gặp rất nhiều ở trẻ em. Nguyên nhân của hiện tượng này không hẳn là do thiếu canxi (chỉ gặp ở một số cháu) mà là do rối loạn hệ thần kinh thực vật, cụ thể là biểu hiện của rối loạn hệ giao cảm, phó giao cảm hoặc cả hai.
  13.  Ngoài ra, chứng ra mồ hôi trộm vẫn này thường hay gặp ở những bé thiếu vitamin D trong giai đoạn sớm (bé thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc hay giật mình, do tình trạng thần kinh bị kích thích, đồng thời bé hay ra mồ hôi ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt ra nhiều mồ hôi lúc ngủ – nên bé hay rụng tóc vùng gáy).  Bé dưới một tuổi thường hay thiếu vitamin D, do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh nhất. Ngoài ra các bé sinh non, thiếu cân, bé mắc các bệnh nhiễm khuẩn, những bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng dễ bị thiếu vitamin D.  Nguyên nhân khác là do cha mẹ đắp quá nhiều chăn cho con hoặc phòng ngủ quá bí hơi (không có chỗ thông gió, tạo nên sự nóng bức ngột ngạt) làm bé, khi ngủ, cảm thấy khó chịu nên rất dễ toát mồ hôi. Khi đó ra mồ hôi trộm không phải là một chứng bệnh, mà chỉ cần cải thiện môi trường nơi bé ngủ.  Hệ thần kinh của bé chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện. Bởi mồ hôi bài tiết nhiều hay ít là tùy vào sự điều hòa của hệ thần kinh. Biện pháp khắc phục  Bổ sung vitamin D: với khí hậu và mức chiếu nắng của chúng ta, nếu biết cách sử dụng, chúng ta có thể hoàn toàn cung cấp đủ vitamin D cho bé bằng cách tắm nắng.  Giữ cho bé luôn mát (ăn, ngủ nơi rộng rãi, thoáng mát, chơi đùa trong bóng râm và luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày).  Khi cháu ra mồ hôi, chị hãy dùng khăn mềm nhẹ nhàng thấm khô cho cháu, nhất là nếu cháu nào hay ra ở vùng đầu, lưng. Vì nếu không lau khô, mồ hôi ra nhiều, thấm ngược vào cơ thể khiến bé sẽ bị nhiễm lạnh, dễ bị ốm.
nguon tai.lieu . vn