Xem mẫu

Trương Khoan_KMT_TNUT THÁI NGUYÊN UNIVERSITY MỤC LỤC I. Giới thiệu về mô hình 3 lớp................................................................................................. 2 1.1. Understanding Three-Layer Model:............................................................................. 2 1.2. Các thành phần trong 3 – Layer.................................................................................... 2 1.3. Cách vận hành của mô hình.......................................................................................... 3 II.Xây dựng ứng dụng.............................................................................................................. 4 2.1. Xây dựng Cơ sở dữ liệu:............................................................................................... 4 2.2. Tạo một mới một cơ sở dữ liệu.. .................................................................................. 6 2.3. Xây dựng ứng dụng, sử dụng theo mô hình 3 lớp........................................................ 8 2.4. Khai báo quyền cho ứng dụng.................................................................................... 26 2.5. Giao diện ứng dụng. ................................................................................................... 27 1 Trương Khoan_KMT_TNUT THÁI NGUYÊN UNIVERSITY MÔ HÌNH LẬP TRÌNH 3 LỚP - SQLITE TRÊN ANDROID. Mục đích của tài liệu: - Tài liệu này sẽ hướng dẫn các bạn cách lập trình thao tác cơ sở dữ liệu Sqlite trong lập trình Android theo Mô hình 3 lớp, giống như lập trình 3 lớp thao tác với cơ sở dữ liệu Sql Server trong CSharp. I. Giới thiệu về mô hình 3 lớp. 1.1. Understanding Three-Layer Model: Để dễ quản lý các thành phần của hệ thống, cũng như không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi, người ta hay nhóm các thành phần có cùng chức năng lại với nhau và phân chia trách nhiệm cho từng nhóm để công việc không bị chồng chéo và ảnh hưởng lẫn nhau. Một trong những mô hình lập trình như vậy đó là Mô hình 3 lớp (Three Layers). 1.2. Các thành phần trong 3 – Layer. Mô hình 3 lớp được cấu thành từ: Presentation Layers, Business Logic Layers, và Data Access Layers. 1. Presentation Layers. (Lớp 3) - Lớp này làm nhiệm vụ giao tiếp với người dùng cuối để thu thập dữ liệu và hiển thị kết quả/dữ liệu thông qua các thành phần trong giao diện người sử dụng. Trong .NET thì bạn có thể dùng Windows Forms, ASP.NET hay Mobile Forms để hiện thực lớp này.  Lưu ý: Lớp này không nên sử dụng trực tiếp các dịch vụ của lớp Data Access mà nên sử dụng thông qua các service của lớp Business Logic vì khi bạn sử dụng trực tiếp như vậy, bạn có thể bỏ qua các ràng buộc, các logic nghiệp vụ mà ứng dụng cần phải có. 2. Business Logic Layer. (Lớp 2) 2 Trương Khoan_KMT_TNUT THÁI NGUYÊN UNIVERSITY - Đây là layer xử lý chính các dữ liệu trước khi được đưa lên hiển thị trên màn hình hoặc xử lý các dữ liệu trước khi chuyển xuống Data Access Layer để lưu dữ liệu xuống cơ sở dữ liệu. Đây là nơi đê kiểm tra ràng buộc, các yêu cầu nghiệp vụ, tính toán, xử lý các yêu cầu và lựa chọn kết quả trả về cho Presentation Layers. 3. Data Access Layer. (Lớp 1) - Lớp này thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến lưu trữ và truy xuất dữ liệu của ứng dụng như đọc, lưu, cập nhật cơ sở dữ liệu. 1.3. Cách vận hành của mô hình. Đối với 3-Layer, yêu cầu được xử lý tuần tự qua các layer như hình. - Đầu tiên User giao tiếp với Presentation Layers (GUI) (mục số 3) để gửi đi thông tin và yêu cầu. Tại layer này, các thông tin sẽ được kiểm tra, nếu OK chúng sẽ được chuyển xuống Business Logic Layer (BLL) (mục số 2). - Tại BLL, các thông tin sẽ được nhào nặn, tính toán theo đúng yêu cầu đã gửi, nếu không cần đến Database thì BLL sẽ gửi trả kết quả về GUI, ngược lại nó sẽ đẩy dữ liệu (thông tin đã xử lý) xuống Data Access Layer (DAL) (mục số 1). - DAL sẽ thao tác với Database và trả kết quả về cho BLL, BLL kiểm tra và gửi nó lên GUI để hiển thị cho người dùng. - Một khi gặp lỗi (các trường hợp không đúng dữ liệu) thì đang ở layer nào thì quăng lên trên layer cao hơn nó 1 bậc cho tới GUI thì sẽ quăng ra cho người dùng biết - Các dữ liệu được trung chuyển giữa các Layer thông qua một đối tượng gọi là Data Transfer Object (DTO), đơn giản đây chỉ là các Class đại diện cho các đối tượng được lưu trữ trong Database. (mục số 4). 3 Trương Khoan_KMT_TNUT THÁI NGUYÊN UNIVERSITY II. Xây dựng ứng dụng. 2.1. Xây dựng Cơ sở dữ liệu: Các bạn tạo cơ sở dữ liệu bằng một ứng dụng hỗ trợ. Lưu lại với định dạng .sqlite. Các bạn có thể kết hợp các ứng dụng với nhau vì mỗi ứng dụng lại có một ưu nhược điểm khác nhau. Ở trong bài này, mình sử dụng 2 ứng dụng. 1. SQLite Administrator. 2. SQLite manager. (Một tiện ích có sẵn trong Firefox) Sau khi cài đặt: 4 Trương Khoan_KMT_TNUT THÁI NGUYÊN UNIVERSITY Kéo thả tiện ích vào thanh công cụ như trong hình: Khi chạy tiện ích sẽ được như trong hình: 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn