Xem mẫu

Mô hình bộ máy quốc gia về nhân quyền ở một số nước và suy nghĩ về cơ chế bảo đảm quyền con người 1. Tiêu chuẩn quốc tế và mô hình bộ máy quốc gia về nhân quyền ở một số nước trên thế giới 1.1. Khái niệm và các tiêu chuẩn quốc tế về cơ quan quốc gia về nhân quyền Mặc dù, đã tồn tại các tiêu chuẩn quốc tế về vị trí của cơ quan quốc gia về nhân quyền, nhưng rất khó để đi đến một định nghĩa hay có được một cách hiểu thống nhất “cơ quan quốc gia về nhân quyền là gì?”. Trong khuôn khổ khái niệm liên quan tới các hoạt động đầu tiên của Liên hợp quốc trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, hiểu cơ quan quốc gia về nhân quyền là bất kỳ một cơ quan nào, ở cấp độ quốc gia có mức độ ảnh hưởng /tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc thúc đẩy, và bảo vệ quyền con người. Theo đó, cơ quan lập pháp, cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan trợ giúp pháp lý và các cơ quan phúc lợi xã hội, đều được xem xét, lưu ý bình đẳng so với các uỷ ban quốc gia, văn phòng cơ quan thanh tra hay các thể chế tương tự khác, vì đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến bảo vệ, thúc đẩy quyền con người. Do tính chất và công thức áp dụng, cũng như cách hiểu về cơ quan nhân quyền như trên là rất rộng, nên cần thiết phải thu hẹp phạm vi, dựa trên chức năng hay mô hình phổ biến, trong đó đặc biệt nhấn mạnh cơ quan thực hiện chức năng liên quan trực tiếp tới các hoạt động giáo dục và thúc đẩy nhân quyền; tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề nhân quyền, điều tra và xem xét các khiếu nại liên quan tới vi phạm nhân quyền, do các thực thể cả công và tư gây ra. Tuy vậy, với cách hiểu theo hướng tiếp cận dựa trên chức năng để loại trừ các thể chế như cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp hay các tổ chức phúc lợi xã hội vẫn chưa thể đi đến một định nghĩa hay xác định theo cách hiểu tốt nhất cơ quan quốc gia về thúc đẩy, bảo vệ nhân quyền. Chính vì thế, một Hội thảo quốc tế đầu tiên về thể chế quốc gia về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền đã được triệu tập tại thủ đô Pari từ ngày 7- 9/10/1991 và đã thông qua các Nguyên tắc Pari. Các nguyên tắc này sau đó được Uỷ ban Nhân quyền thông qua theo Nghị quyết 1992/54 và được Đại hội đồng LHQ chính thức thông qua theo Nghị quyết 48/134 năm 1993. Các Nguyên tắc Pari liên quan tới quy chế và chức năng của cơ quan quốc gia về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền đã liệt kê một loạt các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan quốc gia (2). Đó là: - Đệ trình các khuyến nghị, đề xuất và báo cáo về các vấn đề liên quan đến nhân quyền lên Chính phủ, Quốc hội hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác của Nhà nước; - Thúc đẩy, đảm bảo sự hài hoà của pháp luật quốc gia với các chuẩn mực nhân quyền quốc tế; - Nhận và xem xét đơn khiếu nại, tố cáo của cá nhân, công dân về các vụ vi phạm quyền con người; - Khuyến khích việc phê chuẩn, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người; - Thúc đẩy nhận thức chung về nhân quyền thông qua việc phổ biến thông tin, giáo dục, tuyên truyền và thực hiện các chương trình nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về quyền con người; - Hợp tác với cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc, tổ chức nhân quyền của quốc gia khác và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Nguyên tắc cũng công nhận một số các cơ quan quốc gia có thẩm quyền được nhận và xem xét các khiếu nại cá nhân về các vụ vi phạm nhân quyền. Nguyên tắc quy định chức năng của cơ quan quốc gia trong lĩnh vực này dựa vào các cơ sở sau đây: - Tìm kiếm cách giải quyết vấn đề một cách thân tình thông qua trung gian, hoà giải, quyết định ràng buộc trách nhiệm và các phương tiện khác; - Thông tin cho người khiếu nại về các quyền và các phương tiện bồi thường sẵn có, thúc đẩy tiếp cận sự khôi phục thiệt hại; - Xem xét các khiếu nại và chỉ dẫn họ đến cơ quan có thẩm quyền; - Ra khuyến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền, bao gồm cả việc đề xuất sửa đổi pháp luật, các quy định, hay các thực tiễn hành chính mà làm tổn hại đến thực hiện quyền của cá nhân. Các Nguyên tắc cũng bao gồm các hướng dẫn chi tiết về thành phần của các cơ quan quốc gia về nhân quyền và việc bổ nhiệm các thành viên, bảo đảm tính độc lập và phương pháp hoạt động. Theo đó, tiêu chuẩn chung của cơ quan quốc gia về nhân quyền là bảo đảm (3): - Độc lập, được đảm bảo bằng hiến pháp hoặc đạo luật; - Độc lập với Chính phủ; - Đa nguyên, gồm cả thành viên; - Có nhiệm vụ rộng dựa trên các tiêu chuẩn nhân quyền phổ biến; - Có quyền hạn tối thiểu trong việc điều tra vi phạm nhân quyền; - Có nguồn tài chính đủ cho hoạt động độc lập. 1.2. Mô hình bộ máy nhân quyền của một số nước trên thế giới Thể chế /cơ quan quốc gia về nhân quyền (National human rights institutions - NHRIs) là các cơ quan hành chính được thiết lập nhằm mục đích bảo vệ và giám sát việc thực hiện luật pháp quốc gia và các chuẩn mực quốc tế về quyền con người trong phạm vi quốc gia. Xu thế chung trên thế giới hiện nay, bên cạnh hệ thống cơ quan tư pháp, cụ thể là hệ thống toà án với chức năng xét xử các vụ án, bảo vệ quyền tự do của cá nhân, công dân đang hình thành cơ quan quốc gia về nhân quyền. Hiện nay có khoảng 119 nước trên thế giới đã thiết lập các cơ quan như vậy, mặc dù không phải nước nào cũng áp dụng đầy đủ các ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn