Xem mẫu

BÀI 2. DAO TIỆN REN TAM GIÁC – MÀI DAO TIỆN REN TAM GIÁC Mã bài 25.2 Giới thiệu: Dao tiện ren tam giác là một loại dụng cụ cắt gọt kim loại trên máy tiện. Cấu tạo của dao tiện ren tam giác thường có 2 phần: phần cắt gọt và phần thân dao. Các thông số hình học của dao sẽ được trình bày trong nội dung bài hai Mục tiêu: + Trình bày được các yếu tố cơ bản dao tiện ren tam giác ngoài và trong, đặc điểm của các lưỡi cắt, các thông số hình học của dao. + Nhận dạng được các bề mặt, lưỡi cắt, thông số hình học của dao tiện. + Mài được dao tiện ren tam giác ngoài và trong (thép gió) đạt độ nhám Ra1.25, lưỡi cắt thẳng, đúng góc độ, đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy. + Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. 1. Cấu tạo của dao tiện ren tam giác - Dao có 2 phần: phần lưỡi cắt và phần thân dao. Hình 2.1. dao tiện ren a. dao trong quá trình cắt; b. Hình dáng hình học của dao tiện ren có gắn mảnh hợp kim cứng dùng khi tiện tinh;1. Dao tiện ngoài; 2. Dao tiện ren trong 22 + Phần thân dao thường được chế tạo bằng thép C45. Đối với các loại dao tiện có gắn chíp thì phần thân dao còn được chế tạo bằng INOX hoặc thép Các bon chất lượng cao và được khử ứng suất và chống rung động. + Phần lưỡi cắt được chế tạo bằng hợp kim cứng như BK6, T15K6… hay toàn thân dao là thép gió như HSS và được gá trên đồ gá dành riêng cho thép gió. a b c Hình 2.2: a, dao tiện ren hợp kim. b, Dao tiện ren gắn chíp. c, Dao thép gió 23 2. Các thông số hình học của dao Ren với yêu cầu cao về độ đồng tâm với các mặt khác và về độ chính xác của các bước ren được gia công trên máy tiện bằng dao tiện ren. Bước tiến dọc của dao tương ứng với bước của ren cần gia công. Dao tiện ren ngoài và ren trong được chế tạo bằng thép gió và hợp kim cứng, trắc diện của dao tương ứng với trắc diện của ren. Đối với ren hệ mét góc mũi dao ε = 600, đối với ren hệ Anh ε = 550. Trong quá trình cắt, dao có thể làm rộng rãnh ren vì thế góc thực tế của dao thép gió mài nhỏ đi 10’÷ 20’, còn dao hợp kim cứng là 20’ ÷ 30’. Góc trước khi tiện tinh γ = 0. Khi tiện thô γ = 50 ÷ 100; góc sau ở hai bên α1 = α2 = 3 ÷ 50. Sau khi mài dao được kiểm tra bằng thước đo góc hoặc dưỡng chuyên dùng. Hình 2.3. Dao tiện ren có cơ cấu kẹp chặt miếng hợp kim cứng hình thoi 1. Cán dao; 2. Miếng đệm; 3. Miếng hợp kim cứng; 4. Tấm kẹp; 5. Vít hãm; Dao tiện ren với cơ cấu kẹp chặt bằng cơ học miếng hợp kim cứng đang được sử dụng rộng rãi. Trên hình vẽ là một trong những kết cấu của dao loại này. miếng hợp kim cứng 3 được kẹp chặt bằng tấm kẹp 4 trong rãnh đã được phay trên cán dao. Miếng hợp kim này có bốn mặt hình thoi. Để đơn giản hoá và giảm bớt số làn mài lại cũng như rút ngắn thời gian thay dao, người ta dùng phổ biến loại dao ren hình lăng trụ và dao đĩa. Đối với các dao loại này, khi mài lại chỉ mài ở mặt trước của dao. 24 Để cắt ren thông suốt, thường dùng dao ren hình lược (hình 2.3) có hình dáng đầu dao giống như chiếc ta rô, nghĩa là có phần cắt gọt (có chiều cao của ren tăng dần) và phần hiệu chỉnh. Dùng dao này sẽ hoàn chỉnh được ren sau một hành trình chạy dao. Hình 2.3 Dao ren khi mài lại chỉ mài mặt tho a. Dao lăng trụ; b. Dao đĩa. Hình 2.4: Thông số hình học của dao tiện ren tam giác 25 3. Ảnh hưởng của các thông số hình học của dao tiện đến quá trình cắt Khi cắt ren bước lớn, để mặt sau của dao không cọ xát vào sườn ren người ta sử dụng hai phương pháp sau: - Phương pháp thứ nhất: Mài góc sau của lưỡi cắt bên theo hướng tiến của dao cho lớn hơn góc nâng của ren. Đối với ren phải, góc sau bên trái  trái =  +  , trong đó  là góc nâng của ren. Mài theo phương pháp này thì góc trước của lưỡi cắt bên phải có trị số âm ( -γ2 ) khi cắt ren phải và như vậy độ trơn nhẵn của ren kém. Hình 2.5. Sơ đồ gá dao tiện ren bước lớn a. Không quay thân dao; 2. Quay thân dao; - Phương pháp thứ hai: Dao được mài với 2 góc sau như nhau  1 =  2 . Nhưng khi gá dao được xoay nghiêng một góc  . Muốn vậy dùng cán dao có đầu quay và vạch chia độ. 26 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn