Xem mẫu

  1. Migrain và các chứng đau đầu khác – Phần 2 III) Lâm sàng 3.1- Khai thác bệnh sử: Sahs nói: “ Nếu anh có 30 phút dành cho 1 bệnh nhân đau đầu thì hãy dành 29 phút để hỏi bệnh và 1 phút để khám bệnh”. Thật vậy việc khai thác bệnh sử của bệnh nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chẩn đoán các chứng đau đầu. Trong phần khai thác bệnh sử cần tập trung làm rõ các điểm sau: - Các loại đau đầu của một bệnh nhân: cùng 1 lúc một bệnh nhân có thể có nhiều loại đau đầu khác nhau (như đau đầu do viêm xoang, do tăng huyết áp, do các dây thần kinh ngoại vi vùng sọ mặt, đau đầu migren… ). Cần lưu ý rằng những bệnh nhân có đau đầu mãn tính có thể tự phân biệt được các loại đau đầu khác nhau của họ. Người thầy thuốc cần khai thác để xác định chứng đau đầu nào của bệnh nhân đang chiếm ưu thế và cần được ưu tiên điều trị trước.
  2. - Cách khởi phát: thông thường mỗi loại đau đầu co một cách khởi phát tương đối đặc trưng. Ví dụ: + Kịch phát, đột ngột: có thể do chảy máu nội sọ. + Đột ngột, dữ dội, phụ thuộc vào tư thế : thường do u não thất. + Cường độ tiến triển tăng dần trong 1 thời gain dài: thường do khối phát triển nội sọ. + Đau đầu tái diễn, thành cơn, khởi phát ở tuổi thiếu niên và người trẻ thường MG. + Những loại đau đầu tái diễn và kéo dài trong nhiều năm thường là lành tính. + Đau đầu tuýp Tension thường là mãn tính v.v… - Vị trí đau: vị trí đau đầu của bệnh nhân cần đ ược xác định rõ ràng. Nó có vai trò tương đối quan trọng trong việc xác định nguyên nhân. Ví dụ: + Đau một bên thay đổi thường là Migraine. Migraine có thể khu trú mọi vị trí trên sọ mặt nhưng thường ở vùng thái dương. + Đau một bên hốc mắt cố định, thời gian của cơn ngắn thường là đau đầu Cluster.
  3. + Đau đầu do răng- mắt- xoang thường khu trú ở vùng trán, cũng có thể đau vùng chẩm- gáy. + Adenom tuyến yên thường đau 2 bên thái dương. +U hố sau giai đoạn sớm thường đau ở vùng chẩm. +U trên lều đau ở trán- đỉnh, nếu màng cứng và xương sọ bị thương tổn theo thì đau khu trú trên vùng tổn thương. + ổ máu tụ dưới màng cứng: đau tiến triển nặng lên rất nhanh ở ngay trên vị trí hoặc bên cạnh ổ máu tụ. + Đau đầu Tension: khu trú 1 hoặc 2 bên, đau nhất vùng cổ vai và chẩm, cũng có khi đau cả vùng trán. + Đau đầu do suy nhược thần kinh thường lan toả. + Đau các dây thần kinh vùng sọ mặt thường đau tăng, đau chói khi ấn các điểm xuất chiếu các dây thần kinh tương ứng v.v… - Tần số và chu kỳ của đau đầu tái diễn: + Cơn MG; không đau hàng ngày hoặc tồn tại lâu dài. Tần số thường từ 1-2 cơn/ tuần, nếu bệnh nhân có hơn 8 cơn/tháng thì nên thận trọng khi chẩn đoán là Migren vì tần số cơn Migren không nhiều như vậy.
  4. + Đau đầu Cluster; xảy ra hàng ngày và kéo dài hàng tuần hoặc vài tháng, sau đó là thời gian ổn định tương đối dài. Tuy nhiên đau đầu Cluster mãn có thể kéo dài hàng năm. + Chứng đau nửa đầu thành cơn mãn tính; thường xảy ra nhiều lần trong ngày và kéo dài hàng năm. - Thời gian kéo dài của cơn: + Bệnh MG chỉ có cơn kéo dài từ 4- 72 giờ, thừơng đạt cường độ đau dữ dội sau khi khởi phát 1-2 giờ. + Đau đầu Cluster: cơn kéo dài 20- 60 phút, đặc trưng của chứng đau này là đạt cường độ cực đại ngay lập tức,. + Đau đầu Tension; cơn đau tăng trong vài giờ, cường độ ít khi dữ dội nhưng cơn thường tồn tại lâu ngày, có khi hàng năm. + Cũng có bệnh nhân có đau đầu hỗn hợp (mixed or tension- vascular headache), khi đó thời gian cơn đau sẽ thay đổi. + Trong chảy máu nội sọ, đau đầu đạt cực đại ngay lập tức và tồn tại thưỡng xuyên liên tục trong thời gian tương đối dài.
  5. + Đau DTK chẩm, đau DTK số V thành các cơn ngắn, cũng có khi đau nhẹ nhưng kéo dài. - Thời gian xuất hiện: + Đau đầu Cluster; thường xuất hiện khi ngủ và có thiên hướng lặp lại đúng thời gian đó. + MG xuất hiện bất kỳ nhưng có thiên hướng xuất hiện vào các buổi sáng. + Tăng áp lực nội sọ; đau nhiều khi đêm về sáng, làm bệnh nhân tỉnh dậy và cường độ đau tăng khi đi lại. + Đau đầu tension, thường đau ban ngày và tăng về cuối ngày. - Các yếu tố gây cơn: + MG: nhiều bệnh nhân có cơn đau khi thay đổi thời tiết, mất ngủ hoặc ngủ dài hoặc ngắn hơn bình thường, khi ăn một số thức ăn nhất định, sau khi uống rượu, bia, nhìn ánh sáng chói. Các bệnh nhân nữ thường có cơn đau vào chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng… + Bệnh lí nội sọ, đặc biệt bệnh lí hố sau: đau tăng khi cúi, ho, khi làm NF. Valsava.
  6. + Giảm DNT: ngồi, đứng đau nhiều khi nằm đỡ đau nhanh. - Tính chất và cường độ: + Đa số các tác giả trên thế giới tính cường độ theo phương pháp analog visual scale (VAS) với thang điểm 10. + MG: tính chất mạch đập, cừơng độ vừa đến dữ dội. + CH: đau nhức, nặng nề, như khoan, ổn định về cường độ. + TH: cảm giác căng, chặt, đầy, ép. + Đau đầu do màng não: cường độ dữ dội, nặng nề, kéo dài liên miên. + Đau DTK V; IX, ngắn nặng nề, như dao đâm, dát bỏng. + Sốt, tăng HA: t/c chất mạch đập v.v… - Tiền triệu, các triệu chứng thoảng qua và các triệu chứng kèm theo: + Muốn chẩn đoán chính xác đau đầu cần phải kết hợp với các triệu chứng kèm theo cơn đau. + Aura: triệu chứng não khu trú thoảng qua (20 - 30 phút) thường xảy ra trước cơn MG dưới 1giờ, biểu hiện là những rối loạn vận động, cảm giác,
  7. ngôn ngữ, hoặc các triệu chứng thân não (chóng mặt, nói ngọng, thất điều, bại tứ chi, nhìn đôi). + Co đồng tử, sụp mi, tăng tiết nước mắt, xung huyết kết mạc, ngạt mũi, nề mặt, quanh hốc mắt, đỏ mặt bên đau là các triệu chứng kèm theo trong cơn đsu đầu chuỗi. + Sốt: phản ánh trường hợp đau đầu do sốt nhiễm khuẩn. + Do tổn thương cấu trúc nội sọ: đau đầu dai dẳng tiến triển tăng dần. + Glaucom và bệnh lý nhãn cầu: thường gây đỏ mắt v.v… - Yếu tố tăng đau: + đau tăng khi ho: tổn thương nội sọ, tăng áp lực nội sọ. + vận động tăng đau: bệnh cơ, xương, khớp hoặc bệnh chèn ép các dây thần kinh ngoại vi cảm giác hoặc hỗn hợp. + hoạt động, vận động cơ thể: Migren, đau đầu tuýp Tesion. + đau tăng khi cúi: đau đầu chuỗi v.v… - Yếu tố dịu đau:
  8. + cơn đau Migren dịu đi khi: nghỉ ngơi, buồng tối. + đau đầu tuýp Tension: xoa bóp, chừơm nóng. + đau đầu chuỗi: ấn trên chỗ đau, chườm nóng trên chỗ đau, đi lại, vận động sẽ làm diu đau. - Tiền sử gia đình: + Migren và đau đầu tuýp Tension: có tiền sử gia đình. 3.2- Khám bệnh nhân đau đầu Thăm khám BN đau đầu thường không cho kết quả dương tính nhưng người thầy thuốc cần tiến hành để đảm bảo yên tâm không bỏ sót triệu chứng của những bệnh thực thể. Blau (1986): “Một người thầy thuốc không khám toàn diện bệnh nhân chỉ cho biết được một nửa quan điểm của mình”. Khám bệnh phải toàn diện, đầy đủ và kỹ càng. - Toàn thân... - Tâm thần... - Thần kinh; các hệ cơ quan; sọ, cột sống cổ; các đôi dây thần kinh SN; điểm xuất chiếu của các dây thần kinh vùng sọ mặt, các động mạch lớn...
nguon tai.lieu . vn