Xem mẫu

  1. Mẹo kinh doanh: "Không đánh mà thắng" Trong kinh doanh dù không hoàn toàn giống trong chiến trận nhưng đều có quy tắc chung của nó. Trong " Thiên công" của Binh pháp Tôn Tử từng nói rằng, những người đánh trăm trận thắng cả trăm vẫn chưa thể được coi là những người tài giỏi nhất trong số những người tài giỏi, những người không đánh trận nào mà vẫn khuất phục được quân thù mới là người tài giỏi. Các chuyên gia quân sự thường cho rằng, không đánh mà thắng là một chiến thắng rất lý tưởng, bất kỳ một nhà quân sự nào cũng luôn nghĩ về điều đó. Tuy vậy, trong kinh doanh "không đánh mà thắng" là gì? Theo Vương Minh, tác giả của cuốn " Mẹo kinh doanh", trong kinh doanh mẹo không
  2. hành động mà vẫn thắng lợi là rất quan trọng, đó chính là nhấn mạnh tới công tác quản lý. Các chuyên gia kinh tế lỗi lạc đều nhận định rằng, một DN chỉ dựa vào vốn và kỹ thuật thì rất khó phát triển, vì thế mà phải chú tâm tới sự tháo vát của công tác quản lý. Nếu những người nào có các phương thức quản lý DN tốt thì đã thực sự "không đánh mà thắng trong kinh doanh". Một DN nếu chỉ nhấn mạnh yếu tố thị trường, bỏ qua yếu tố lợi nhuận do quản lý kém thì kết cục DN sẽ nhanh rơi vào tình trạng nợ nần tựa như giỏ không đáy do sự lãng phí cả nhân lực và vật lực. Nếu nói quản lý quân giỏi là Tôn Tử, người không ngại cho chém những binh lính đùa cợt trong tập luyện trước các trận đánh lớnthì nói quản lý giỏi trong DN phải là J. Warraen, Tổng giám đốc đầu tiên của IBM. Khi ông quản lý tập đoàn máy tính lớn nhất thế giới đã đưa ra những " tín điều" trong kinh doanh là " IBM hi vọng là công ty phục vụ tốt nhất thế giới, ai xúc phạm tín điều cao cả ấy cho dù là nhân viên tài giỏi đến đâu cũng
  3. bị sa thải". Như vậy một công ty hay một DN nếu quản lý tốt thì sẽ "không đánh mà thắng". Đương nhiên, trong quản lý DN, nhà quản trị cũng phải tính đến sự kết hợp hài hoà giữa các phương pháp quản lý, giữa chặt chẽ và rộng rãi, giữa lỏng và chặt. Những yêu cầu phép tắc bắt buộc mọi nguời phải hành theo. Mẹo kinh doanh "không đánh mà thắng" chính là nhấn mạnh tới phép tắc và tôn chỉ nghiêm ngặt của nhà quản lý với nhân viên trong công ty. Các nhà kinh tế còn dùng cả biện pháp "khống chế tâm lý", có nghĩa là thuê hẳn chuyên gia cao cấp từ các đơn vị khác giám sát việc làm của mọi người, từ nhân viên cấp thấp tới cao của DN. Tuy vậy, khi DN muốn áp dụng các phương pháp quản lý để"không đánh mà thắng" thì người đứng đầu buộc phải là người giỏi, hành động mọi việc dứt khoát, hiệu quảmới tạo ra được sự đồng lòng tuyệt đối của các nhân viên. Theo DDDN
nguon tai.lieu . vn