Xem mẫu

  1. Mẹo gây ấn tượng với sếp Nếu bạn đang nỗ lực phấn đấu để thăng tiến trong nghề, bạn cần tạo ấn tượng tốt với sếp - người trực tiếp giám sát hoạt động hằng ngày của bạn, người phân công công việc cho bạn và cũng chính là người có thể đề bạt bạn lên chức vụ cao hơn. Hãy báo cáo cho sếp biết bạn đang làm gì... (Ảnh minh họa) Để sếp có ấn tượng tốt về bạn, hãy lưu tâm đến những điều sau: Hoàn thành những việc mà mọi người hay quên Ở cơ quan có những việc nhỏ người ta thường quên khuấy đi, chẳng hạn như lơ là bảo dưỡng thiết bị văn phòng, mở quạt vù vù lúc sáng sớm. Bạn không cần phải
  2. ngày nào cũng lau dọn máy pha cà phê hay thiết bị văn phòng, mà hãy xắn tay áo vào làm nếu thấy có gì đó trục trặc hay chưa tốt. Bạn có thể học trên mạng cách sửa chữa một số lỗi đơn giản của các thiết bị văn phòng, chẳng hạn máy photocopy. Lần sau lỡ có đồng nghiệp nào làm kẹt giấy nhưng quên lấy ra, bạn sẽ sửa được ngay. Các sếp rất thích những nhân viên năng động và có ý thức trách nhiệm như thế. Nắm bắt những cải tiến trong lĩnh vực công tác Ngay cả khi đang làm trong lĩnh vực mình không có ý theo đuổi suốt đời, bạn cũng cần nắm vững công việc hằng ngày lẫn ngành nghề mình đang công tác để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ví dụ nếu thấy một bài báo hay viết về ngành, hãy lưu lại sau đó gởi email chia sẻ với đồng nghiệp, kể cả sếp. Thể hiện mình lưu tâm đến tình hình kinh doanh của công ty trong hoàn cảnh chung của thị trường cho thấy bạn biết nhìn xa trông rộng và là một thông điệp tích cực gởi đến sếp. Giữ nơi làm việc ngăn nắp Bàn làm việc trống trải, không một mảnh giấy trên bàn có thể khiến sếp có cảm giác bạn không đang làm việc. Tuy nhiên, giấy tờ ngổn ngang hoặc chất đống trên bàn cũng gây khó chịu không kém. Có thể bạn để chồng hồ sơ cao ngất ở đấy để tiện tham khảo, tuy nhiên cần sắp xếp sao cho ngăn nắp và tiện sử dụng. Hãy tận dụng các tủ đựng hồ sơ, hoặc nếu cảm giác “quá tải”, có thể sử dụng máy sao chụp để kỹ thuật số hóa các tài liệu. Sau cùng, hãy bỏ ra khoảng 60 giây để dọn dẹp bàn làm việc đâu vào đó trước khi ra về.
  3. Bạn nên chuẩn bị tốt trước khi bắt tay vào việc và tâm huyết thực hiện các nhiệm vụ được giao... (Ảnh minh họa) Đến sớm về trễ Không ít người phản bác ý kiến này: “Không phải làm nhiều đã hay, làm tốt mới đáng kể”. Đúng thế, chất lượng quan trọng hơn khối lượng. Tuy nhiên, một khi chất lượng đã được đảm bảo, khối lượng cũng cần thiết không kém. Thông thường ít công ty nào yêu cầu nhân viên phải làm thêm năm bảy giờ một ngày, nhưng bạn cũng đừng làm gì đó khiến mình trông như không biết quản lý giờ giấc hay lúc nào cũng rơi lại phía sau người khác. Chẳng hạn giờ làm việc bắt đầu lúc 9g, nhân viên A vào làm lúc 8g40, nhân viên B vào làm lúc 8g59, hai người sẽ tạo cho sếp những ấn tượng khác nhau. Ông ta sẽ nghĩ rằng nhân viên B có mặt chỉ vì buộc phải tuân thủ qui định của công ty trong khi nhân viên A đến sớm vì hào hứng với công việc và mong muốn hoàn thành mục tiêu mình đã đề ra.
  4. Đọc ở nơi làm việc Đọc ở đây không phải là ngồi gác chân lên bàn làm việc thoải mái đọc các tin thể thao sốt dẻo mà là đọc sách hay tạp chí chuyên ngành. Hãy đem theo bên mình một hai quyển như thế để đọc một vài trang sau khi hoàn tất một công việc nào đó như một hình thức thư giãn, rồi bạn sẽ thấy mình dễ tập trung hơn vào công việc kế tiếp. Bạn ngại mình có vẻ như không làm việc? Không gắt gao đến thế đâu. Thực tế bạn đang mở rộng tầm nhìn của mình và dần hoàn thiện để trở thành một tài sản quý giá của công ty đấy! Ăn mặc chỉnh tề Ngạn ngữ xưa có câu: “Hãy ăn mặc cho công việc bạn muốn, không ăn mặc cho công việc bạn có”. Ngay cả khi không mong được thăng tiến mà chỉ muốn làm tốt công việc hiện có, bạn cũng nên ăn mặc tề chỉnh, tóc tai gọn gàng, đồng thời tránh những bộ quần áo quá lỗi thời. Đó là cách bạn thể hiện mình hứng thú và nghiêm túc trong công việc hiện tại. Tìm hướng tăng thu giảm chi cho công ty Mục tiêu kinh doanh của công ty là tạo ra lợi nhuận. Vì thế, nếu bạn gia tăng nguồn thu cho công ty, bạn đã góp phần hoàn thành mục tiêu trọng tâm của họ. Giống như ngân sách cá nhân của bạn, công ty sẽ tăng lợi nhuận khi thu vào nhiều và chi ra ít. Do vậy, hãy để ý xem phải làm thế nào để giúp công ty giảm chi (ví dụ như tìm nguồn cung ứng giá rẻ khi công ty cần sắm sửa một vật dụng nào đấy) và chia sẻ ý tưởng này với các đồng nghiệp khác.
  5. Hãy ăn mặc cho công việc bạn muốn, không ăn mặc cho công việc bạn có... (Ảnh minh họa) Có ý kiến thể hiện sự am hiểu tình hình Hãy nắm vững tình hình hoạt động không những của bộ phận mà cả lĩnh vực bạn đang kinh doanh. Sau đó, động não tìm ra những cách thiết thực để cải thiện. Nếu thấy hợp lý, bạn có thể chia sẻ những ý tưởng đó với đồng nghiệp. Khi bàn bạc riêng với sếp, đừng lúc nào cũng gật đầu đồng ý. Bạn có thể nói một cách lịch sự: “Tôi không đồng ý”, sau đó với thái độ chân tình đề đạt quan điểm của mình và giải thích vì sao công ty cần thực hiện theo lối đó. Tuy nhiên, nếu sếp một mực bác bỏ, hãy tôn trọng quyết định của ông/bà ấy. Chia sẻ quan điểm hợp lý chứng tỏ cho sếp thấy bạn không phải hạng người chỉ biết vâng vâng dạ dạ trước mọi ý kiến của cấp trên. Một khi bạn đồng tình, nghĩa là ý kiến đó thật sự “nặng ký”. Chuẩn bị tốt
  6. Bạn nên chuẩn bị tốt trước khi bắt tay vào việc và tâm huyết thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trước khi họp hành hay triển khai dự án, hãy chuẩn bị đâu vào đó mọi thông tin và tài liệu cần thiết. Khả năng thăng tiến sẽ đến với những ai có thể đảm đương thêm nhiều trách nhiệm. Nếu bạn không hoàn thành tốt nhiệm vụ hiện thời, sẽ chẳng ai dám giao bạn thêm nhiệm vụ mới cả. Tinh thần tiên phong Nếu công ty triển khai dự án mới, bạn hãy xung phong tham gia thực hiện. Nếu thấy điều gì cần làm hãy bắt tay vào, đừng do dự. Bạn có thể vượt ra ngoài khuôn khổ công việc của mình đôi chút để làm điều gì đó có ích cho công ty, miễn là vẫn hoàn thành tốt các trách nhiệm hiện tại. Hãy báo cáo cho sếp biết bạn đang làm gì. Họ có thể không để bạn tiếp tục nhưng sẽ không quên tinh thần tiên phong và lòng nhiệt tình của bạn đâu.
nguon tai.lieu . vn