Xem mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Trường Tiểu học Cồn Thoi. Tôi ghi tên dưới đây: Trình Tỷ lệ (%) TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác độ đóng góp vào chuyên việc tạo ra 1 Trần Văn Công 16/10/1979 Trường Tiểu học Cồn Thoi môn Giáo viên Thạc sĩ sáng kiến 100% 1. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Nâng cao kết quả công tác chủ nhiệm và dạy học thông qua việc xây dựng mô hình Lớp học tự quản tại Lớp 5A Trường Tiểu học Cồn Thoi; Lĩnh vực áp dụng: Việc xây dựng mô hình Lớp học tự quản trong Công tác chủ nhiệm lớp và công tác dạy học trong trường Tiểu học. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN Việc xây dựng Lớp học tự quản là việc làm cần thiết của bất kì giáo viên nào, nhất là giáo viên tiểu học, cùng với việc chủ nhiệm lớp là công tác giảng dạy đa số các môn học của lớp đó. Khi làm công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên không thể ôm đồm làm thay mọi việc của học sinh và không phải lúc nào chủ nhiệm lớp giáo viên cũng có mặt trên lớp để chỉ đạo những công việc thường ngày của lớp. Mặt khác, sự quá nhiệt tình của giáo viên lúc nào cũng hiện diện ở lớp sẽ khiến cho học sinh nảy sinh tâm lí ỷ lại, trông chờ ở giáo viên, thiếu trách nhiệm với bản thân và với tập thể, làm lu mờ vị trí, vai trò của chính các em ngay tại tập thể lớp mà các em là chủ nhân đang sống và gắn bó. Vì vậy, không có con đường nào khác, giáo viên phải hướng tới xây dựng Lớp học tự quản. Và xây dựng Lớp học tự quản được xem là khâu đột phá trong nội dung đổi mới công tác chủ nhiệm, công tác dạy học. 2.1. GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM Đa số giáo viên tiểu học nói chung, giáo viên Trường Tiểu học Cồn Thoi nói riêng đã quan tâm đến giải pháp xây dựng mô hình Lớp học tự quản để nâng cao kết quả công tác chủ nhiệm và giảng dạy. Các biện pháp thường làm là: Biện pháp 1: Giáo viên chỉ định Ban cán sự lớp vào mỗi đầu năm học dựa trên danh sách Ban cán sự lớp của năm trước 1 Vào đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm thường dựa vào danh sách Ban cán sự lớp năm học trước hoặc hỏi thông tin từ các giáo viên chủ nhiệm các năm học trước kết hợp với quan sát chủ quan của mình để chọn ban cán sự lớp của lớp mình. Do vậy với biện pháp này có các ưu nhược điểm sau: Ưu điểm: ­ Chọn được Ban cán sự lớp là những học sinh đã có kinh nghiệm. ­ Tiết kiệm được thời gian khi chọn Ban cán sự lớp. Nhược điểm: ­ Ban cán sự lớp chỉ được tập trung vào một số học sinh đó mà những học sinh khác không được “làm”. ­ Không phát hiện ra được nhân tố mới có khă năng lãnh đạo lớp tốt. ­ Chưa thể hiện được tính dân chủ của lớp, giáo viên còn áp đặt. Biện pháp 2: Ban cán sự lớp ít được thay đổi trong 1 năm học, có khi cả năm không thay đổi hoặc thay đổi 2 đến 4 lần trong năm học Ban cán sự được giáo viên chủ nhiệm chỉ định vào đầu mỗi năm học lại ít được thay đổi do giáo viên cho rằng khi thay bằng em khác sẽ khó khăn cho bản thân em đó khi thực hiện các nhiệm vụ của mình, hơn nữa giáo viên ngại tập huấn, hướng dẫn các em mới hoặc có thay đổi ban cán sự lớp thì một năm học cũng chỉ thay đổi 2 đến 4 lần. Ưu điểm: ­ Giáo viên không phải mất thời gian tập huấn cho Ban cán sự lớp. ­ Không/ ít phải bầu/ chọn ban cán sự lớp trong cả năm học. Nhược điểm: ­ Ban cán sự lớp chỉ tập trung vào một số học sinh mà không phải học sinh nào cũng được làm “cán bộ”. ­ Chưa phát huy được sức mạnh đoàn kết của tập thể. Biện pháp 3: Giáo viên mới chỉ chú trọng đến tự quản trong công tác chủ nhiệm lớp mà chưa quan tâm đến tự quản trong các hoạt động dạy­ học Đa số giáo viên cho rằng, chỉ trong công tác chủ nhiệm lớp mới quan quan tâm đến tính tự quản của học sinh mà ít hoặc rất ít giáo viên quan tâm đến khả năng tự quản của học sinh trong các hoạt động dạy­ học. Ưu điểm: ­ Học sinh có khả năng tự quản tốt trong công tác chủ nhiệm lớp. Nhược điểm: ­ Học sinh chưa có khả năng tự quản trong các tiết học. 2 ­ Tiết sinh hoạt cuối tuần còn mang hình thức, giáo viên nhận xét và thông báo kế hoạch cho tuần tới. ­ Giáo viên đánh giá học sinh chỉ dựa trên ý chủ quan của mình mà chưa được căn cứ trên sự đánh giá của học sinh khác. Tóm lại, việc xây dựng mô hình Lớp học tự quản đã đạt được những kết quả nhất định song cũng còn một số hạn chế nữa như: Phần lớn học sinh vẫn còn mang tính thụ động chưa có tính tự giác, tính năng động và sáng tạo, còn tâm lí ỷ lại và trông chờ vào giáo viên; ban cán sự lớp chưa thật sự hiểu rõ được nhiệm vụ của mình và cũng chưa được bồi dưỡng khả năng tự quản lớp;... Do vậy, việc xây dựng mô hình Lớp học tự quản phải phát huy tính tự giác, tính năng động của mỗi cá nhân trong tập thể; xây dựng và hình thành cho ban cán sự lớp­ tất cả học sinh của lớp kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp; hình thành ở học sinh ý thức làm chủ bản thân và làm chủ tập thể, tránh dựa dẫm, thói quen ỷ lại vào người khác; giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tính phê và tự phê tốt để mỗi ngày học sinh thêm tiến bộ, biết vươn lên trong cuộc sống; phát huy sức mạnh cá nhân và sức mạnh tập thể nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục mà giáo viên đặt ra. Đồng thời, tiết kiệm về mặt thời gian cho giáo viên nhưng vẫn thu được hiệu quả giáo dục mong muốn. 2.2. GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN Thực tế, để nâng cao kết quả trong công tác chủ nhiệm nhiều giáo viên đã xây dựng mô hình Lớp học tự quản song kết quả đạt được chưa như mong muốn. Vì vậy, để phát huy những ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của các biện pháp cũ thường làm, tôi đề xuất giải pháp: Nâng cao kết quả công tác chủ nhiệm và dạy học thông qua việc xây dựng mô hình Lớp học tự quản tại Lớp 5A Trường Tiểu học Cồn Thoi. Để thực hiện giải pháp này, cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Biện pháp 1: Kiện toàn cơ cấu tổ chức lớp, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh trong Ban cán sự lớp a. Thu thập thông tin cá nhân của từng học sinh, phân tổ trong lớp và bầu Tổ trưởng, tổ phó Vào đầu năm học, khi nhận lớp chủ nhiệm, giáo viên trao đổi ngay với giáo viên chủ nhiệm năm ngoái để tìm hiểu kỹ tình hình học tập của lớp mình như: số lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, học sinh nhanh nhẹn, mạnh dạn, nói to… Kết hợp với việc nghiên cứu học bạ, sơ yếu lí lịch trích ngang để biết kết quả học tập, sở trường, năng khiếu, tính cách của học sinh. Trên cơ sở thu thập thông tin, giáo viên tiến hành phân học sinh theo tổ ngẫu nhiên bằng hình thức bốc thăm nhưng phải dảm bảo giữa các tổ có sự đồng đều về số lượng, tương đương về giới tính, kết quả học tập cũng như nơi ở. Sau đó các thành viên trong tổ họp, bầu tổ trưởng và tổ phó. 3 b. Bầu Ban cán sự lớp Đây là một việc quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của việc xây dựng Lớp học tự quản. Để làm công việc này không thể không nghiên cứu kĩ lí lịch trích ngang, thăm dò ý kiến học sinh trong lớp, tham khảo ý kiến của giáo viên bộ môn. Trên cơ sở đó, chọn ra 05 “hạt nhân” tích cực nhất hội tụ đầy đủ cả đức và tài cho 5 chức danh làm nên bộ khung Ban cán sự lớp gồm 01 lớp trưởng và 04 lớp phó phụ trách các mảng hoạt động của lớp. Phải chọn những học sinh có học lực khá, hạnh kiểm tốt, biết diễn đạt mạch lạc một vấn đề hơn những học sinh khác. Giáo viên giao công việc cụ thể gắn với trách nhiệm từng học sinh. Ban cán sự lớp chịu trách nhiệm trước giáo viên về công việc được giao. Trong quá trình bầu ban cán sự lớp, giáo viên phải tạo cho học sinh có cơ hội được tự tranh cử vào các vị trí lớp trưởng và lớp phó, đây là một trong những bước phát hiện học sinh mạnh dạn, dám nói trước đám đông. Sau khi việc đăng kí hoàn tất, các ứng cử viên nên trình bày các đề xuất có liên quan đến những hoạt động mà các em có thể sẽ thực hiện khi trúng cử. Những hứa hẹn này phải khả thi trong vòng 2 tuần thử nghiệm. Việc lựa chọn lớp trưởng và lớp phó là vô cùng quan trọng, đây chính là những người giúp giáo viên rất nhiều trong việc tự quản tất cả các hoạt động của lớp cũng như trong tiết học. Những tiêu chí để lớp lựa chọn học sinh trong Ban cán sự lớp là: ­ Phải nhanh nhẹn, năng nổ; ­ Mạnh dạn, tự tin; ­ Có năng khiếu; ­ Có năng lực học tập tốt. * Lớp trưởng Lớp trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp; theo dõi chung các hoạt động của lớp, tổng hợp kết quả thi đua; tổ chức lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập và rèn luyện; theo dõi đôn đốc các thành viên trong lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm túc quy chế, quy định của nhà trường, của Đội; chủ trì các buổi sinh hoạt lớp, đánh giá và phổ biến các hoạt động của lớp. Lớp trưởng là linh hồn của lớp, là người điều hành Ban cán sự lớp, quản lí mọi mặt của lớp khi không có giáo viên. Thành viên nào không chấp hành mệnh lệnh của lớp trưởng được xem như không chấp hành mệnh lệnh của giáo viên và đương nhiên phải được xem xét đánh giá về mặt đạo đức. * Lớp phó học tập Lớp phó học tập phụ trách quản lý nhiệm vụ học tập của lớp như: chữa bài tập, theo dõi tình hình học tập; điểm danh sĩ số lớp hằng ngày; theo dõi và chỉ đạo cán sự bộ môn hoạt động truy bài trong các buổi sinh hoạt đầu giờ; thường xuyên tìm hiểu nguyên nhân các bạn có học lực bị giảm sút từ đó có kế hoạch tham mưu cùng giáo viên tìm cách khắc phục hoặc có biện pháp giúp đỡ kịp thời; tổng hợp để đánh giá hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần. 4 * Lớp phó lao động Theo dõi, quản lý công việc lao động, đôn đốc, nhắc nhở các tổ trực nhật làm vệ sinh hàng ngày trong lớp học, trong khuôn viên trường theo qui định; nhận nhiệm vụ, phổ biến kế hoạch lao động và phân công lao động cho từng thành viên; phân công bảo quản cơ sở vật chất, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần. * Lớp phó văn thể mỹ Phụ trách công tác văn nghệ, thể dục thể thao, trang trí lớp; tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần. * Lớp phó đời sống Phụ trách thu, chi quỹ lớp. * Tổ trưởng Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của lớp trưởng, lớp phó. Theo dõi điểm của các bạn qua phiếu điểm, ký và trả phiếu điểm vào thứ 6 và thu vào thứ 2 hàng tuần. Tổ trưởng có trách nhiệm quản lý theo dõi các thành viên trong tổ của mình; theo dõi việc thực hiện nề nếp, nội quy, đôn đốc thành viên của tổ đi học đúng giờ, đầy đủ, đảm bảo học tập nghiêm túc; triển khai công việc cho từng thành viên trong tổ; phân công, theo dõi trực nhật của tổ; đánh giá, xếp loại hạnh kiểm các thành viên trong tổ. * Tổ phó Kết hợp cùng tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ, điều hành tổ khi tổ trưởng vắng. * Bàn trưởng Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn trong bàn mình, đồ dùng học tập, đồng phục phục của bàn. * Những cá nhân khác Theo dõi giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của Ban cán sự lớp, báo cáo với giáo viên nếu phát hiện Ban cán sự lớp làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, che dấu khuyết điểm bạn khác; có trách nhiệm và nghĩa vụ chấp hành các quy định của nhà trường, Đội, lớp và chịu sự quản lý điều hành của Ban cán sự lớp. Mỗi thành viên trong Ban cán sự lớp đều phải có một cuốn sổ ghi chép cẩn thận các hoạt động do mình phụ trách. Cuối tuần giáo viên có kiểm tra, theo dõi, đánh giá. Biện pháp 2: Xây dựng nội quy lớp và thay đổi vị trí lãnh đạo của ban cán sự lớp, tập huấn cho ban cán sự lớp Để có thể xây dựng được Lớp học tự quản có hiệu quả không thể không nói tới việc xây dựng nội quy lớp. Nội quy này được xây dựng trên cơ sở của nội 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn