Xem mẫu

  1. MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT Biểu diễn nghệ thuật là một dạng hoạt động trong các hoạt động văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của con người trong đời sống xã hội. Muốn cho văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật biểu diễn nói riêng phục vụ xã hội một cách hiệu quả, phát huy được hết tác dụng của mình thì công tác quản lý phải đảm bảo điều kiện cần thiết cho lĩnh vực này vừa hoạt động đúng tính chất, vừa đảm bảo nâng cao khả năng cảm thụ, thưởng thức nghệ thuật của công chúng... Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, xây dựng một xã hội vừa có đời sống vật chất đầy đủ, vừa có đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Muốn được như vậy công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật rất cần thiết đảm bảo những tiêu chí như: Xây dựng một cơ chế, chính sách, chế tài ổn định, phù hợp với hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Quản lý trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội là tác động có định hướng, có mục đích đến các hoạt động văn hóa, phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển văn hóa tinh thần, ở đó nhà nước là chủ thể duy nhất có nghĩa vụ định hướng, chỉ đạo, điều khiển mọi hoạt động văn hóa theo một con đường đã định. Định hướng giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật cho công chúng xuất phát từ mục tiêu thỏa mãn nhu cầu tinh thần cũng như hình thành nhu cầu tinh thần của khán giả.
  2. Mở rộng giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuật chống sự xâm nhập của các loại văn hóa phẩm độc hại, lai căng. Tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi thông qua hệ thống các văn bản pháp quy, quy định, những biện pháp tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn phương pháp chuyên môn cho sự phát triển của nghệ thuật biểu diễn. Lập kế hoạch, điều hành, kiểm tra mọi hoạt động theo một quy trình thống nhất nhằm đạt mục tiêu phát triển nghệ thuật biểu diễn. Phát huy tính năng động chủ động, tạo điều kiện và thúc đẩy năng lực sáng tạo của nghệ sĩ. Tạo nên mối quan hệ giữa nghệ sĩ và công chúng không những nhằm mục đích giới thiệu nghệ thuật đến công chúng mà còn tạo cơ hội phát triển nghệ thuật. Nâng cao thẩm mỹ nghệ thuật của công chúng qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật và khuyến khích, giúp đỡ họ được tham gia sáng tạo nghệ thuật nhằm thỏa mãn nhu cầu của đông đảo công chúng. Phát huy mọi nguồn lực để phát triển sự nghiệp nghệ thuật biểu diễn. Biểu diễn nghệ thuật là loại lao động đặc thù, đó là sự sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần. Đây là một quá trình sản xuất tinh thần đặc biệt, nên không thể tuân thủ máy móc theo quy trình sản xuất sản phẩm vật chất. Giá trị của những sản phẩm do lao động sáng tạo của các nghệ sĩ, nghệ nhân... (có thể do tập thể hoặc cá nhân) không thể lượng hóa được nhưng lại có tác động rất mạnh đến tinh thần của toàn xã hội. Đồng thời, hiệu quả của nó là vô cùng lớn, không những về mặt tinh thần, mà còn mang về mặt vật chất cho xã hội. Vì vậy, trong công tác quản lý, nếu áp đặt những chính sách, cơ chế không phù hợp với hoạt động biểu diễn nghệ thuật sẽ dẫn tới hạn chế tính năng động, sáng tạo của nghệ sĩ cũng như nhu cầu hưởng thụ của quảng đại quần chún g.
  3. Theo PGS, TS Trần Ngọc Thêm trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam thì sân khấu truyền thống (SKTT) vừa là loại hình nghệ thuật, vừa là một thực thể văn hóa, một thành tố quan trọng cấu thành văn hóa, cho nên nghệ thuật SKTT nói riêng và văn hóa nói chung còn hướng tới hai chức năng khác nữa là chức năng đảm bảo tính kế tục lịch sử và chức năng định hướng, đánh giá, xác định chuẩn mực, điều chỉnh cách ứng xử của con người. Thực tế đó, đã đặt ra nhiều yêu cầu cho công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật, đặc biệt là SKTT, cần biết trân trọng, ưu ái, động viên, khích lệ sự đam mê của người nghệ sĩ, những người sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật. Nếu có thái độ đúng đắn sẽ tạo tinh thần thoải mái, không khí nghệ thuật rộng mở để các nghệ sĩ có cảm hứng sáng tạo, thăng hoa trong nghệ thuật. Đồng thời, trong chỉ đạo quản lý không nên máy móc tính toán, hoạch toán cung - cầu quá chặt chẽ bởi hiệu quả của sự sáng tạo giá trị tinh thần không thể dùng phương pháp tính toán cụ thể. Cũng vì thế không nên dập khuôn công thức cho việc tạo kế hoạch hoạt động, định mức đầu t ư, phân bổ kinh phí cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật SKTT. Mặt khác, do tính cách điệu, ước lệ cao trong chèo, tuồng mà người xem muốn thưởng thức đầy đủ cũng cần phải làm quen với những ước lệ đó. Đặc điểm này đòi hỏi nhà quản lý cần hiểu rõ để có những biện pháp khuyến khích nâng cao khả năng thưởng thức nghệ thuật SKTT trong công chúng, đ ưa khán giả trong thời kỳ hội nhập ngày càng đến gần gũi hơn với nghệ thuật SKTT. Bởi vậy, muốn tạo nên những thay đổi tích cực của hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói chung và biểu diễn nghệ thuật truyền thống nói riêng thì bên cạnh những giải pháp của hoạt động quản lý còn cần sự chủ động tự thân của mỗi nhà hát, mỗi đơn vị nghệ thuật. Trong đó, công tác marketing trong tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật rất cần được quan tâm xứng đáng với tầm quan
  4. trọng của nó, nhất là trong giai đoạn bùng nổ các phương tiện thông tin như hiện nay. Các nhà hát cần nhận thức rõ vai trò và hiệu quả của hoạt động marketing trong NTBD. Cần phải hiểu marketing vừa là một hoạt động chức năng nhưng nó cũng là một quy trình quản lý ở đó các tổ chức đạt được mục đích của mình bằng cách thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Từ đó, có thể thấy, đẩy mạnh công tác marketing trong tổ chức hoạt động BDNT nhằm thúc đẩy nghệ thuật biểu diễn phát triển đã trở thành một nhu cầu và nhiệm vụ bức thiết. Nghệ thuật biểu diễn SKTT phải được đưa tới khán giả thưởng thức, tuy nhiên, phải biết tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật như thế nào để đủ sức lôi cuốn và đâu là đối tượng chủ yếu cần thu hút là yếu tố vô cùng quan trọng. Chiến lược marketing cần có cho các nhà hát gồm những nội dung chủ yếu như sau: Thâm nhập thị trường: Tăng lượng khán giả đến với nhà hát thông qua tăng cường các cuộc giao lưu với các thành viên câu lạc bộ để thu hút khán giả; trao đổi thường xuyên với khán giả bằng email, điện thoại, thư từ, hộp thư trên báo, internet... Có mối quan hệ thân thiết với các trường học, các cơ quan hơn nữa để xây dựng đội ngũ khán giả "ruột". Tổ chức các câu lạc bộ sinh hoạt định kỳ d ành cho nhiều đối tượng khác nhau ở nhiều thể loại. Ví dụ: câu lạc bộ sân khấu truyền thống ch èo, tuồng, câu lạc bộ diễn xuất, câu lạc bộ những người bạn nhà hát... Hoạt động của các câu lạc bộ này vừa thực hiện được chức năng giáo dục nghệ thuật vừa mở rộng được đối tượng khán giả, quảng bá c àng nhiều thương hiệu các nhà hát, đồng thời cũng tạo sự hỗ trợ của xã hội về các mặt tuyên truyền quảng bá và tài trợ kinh tế.
  5. Tổ chức các cuộc điều tra xã hội hội học theo định kỳ (3 tháng hoặc 6 tháng 1 lần) về sở thích nghệ thuật, giá vé, ch ương trình của nhà hát... theo các nhóm khán giả khác nhau: nhóm thanh niên, thiếu nhi, nhóm gia đình, nhóm sinh viên, nhóm người cao tuổi, nhóm nông thôn, nhóm thành thị... Hiểu được công chúng sẽ giúp cho nhà hát có kế hoạch tổ chức chương trình, cách tổ chức chương trình và công tác quản lý tốt hơn. Bên cạnh đó, việc điều tra công chúng cũng giúp tăng cường công tác tuyên truyền cho các chương trình biểu diễn của nhà hát. Điều tra dưới hình thức câu hỏi thăm dò cho biết được các phương tiện thông tin nào có thể tiếp cận được với công chúng và lý do nào khiến họ đến xem chương trình của nhà hát. Qua đó có thể xác định được những đặc điểm cơ bản của từng đối tượng trong công chúng đặc biệt quan tâm đến chủ đề đó. Phát triển thị trường: Củng cố hình ảnh của nhà hát thông qua các hoạt động như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nhà hát, về vở diễn, giao lưu với các nghệ sĩ nổi tiếng của nhà hát... Tăng cường các chương trình biểu diễn dành cho khán giả trẻ với các buổi diễn định kỳ hàng tháng, hàng tuần, các hoạt động tổ chức biểu diễn, lưu diễn ở các vùng sâu, vùng xa và nông thôn qua đó tạo hiệu quả giáo dục, phổ biến kiến thức về nghệ thuật, những quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi (poster) tại các địa điểm đông người, khuyến mại tặng vé cho đối t ượng người cao tuổi, sinh viên, thanh thiếu niên...; xây dựng các nhóm cộng tác viên tuyên truyền khi có chương trình mới. Phát triển sản phẩm: Để phát triển được sản phẩm, khi đã tìm hiểu được nhu cầu của công chúng thì sản phẩm đưa ra phải có chất lượng nghệ thuật, hấp dẫn. Chương trình biểu diễn cần đa dạng, luôn đổi mới. Cơ sở vật chất phải được nâng cấp, cải tạo phù hợp với đặc thù một rạp hát truyền thống. Có thể
  6. thành lập những câu lạc bộ hay những nhóm khán giả thường xuyên xem tại nhà hát và có quyền lợi cho họ như tặng vé khi có vở diễn mới... Đa dạng hóa các hoạt động biểu diễn: Tiếp tục phát huy ưu thế về đa dạng các hoạt động biểu diễn của các nhà hát. Biểu diễn thường xuyên tại rạp, lưu diễn các tỉnh, diễn theo hợp đồng, diễn từ thiện, giúp đỡ các đơn vị ngoài ngành về nghệ thuật nhằm tăng thêm uy tín của nhà hát. Nội dung của chiến lược nói trên rất quan trọng trong hoạt động marketing biểu diễn nghệ thuật. Điều quan trọng trong quản lý là cần nhận thức nội dung nào cần tiến hành trước, nội dung nào tiến hành sau để đạt hiệu quả cao nhất nhằm đảm bảo sản phẩm nghệ thuật được ra đời phải luôn hướng tới một chất lượng nghệ thuật tốt, đồng thời phải phù hợp với thị hiếu của công chúng, được sự đón nhận của đông đảo công chúng thưởng thức. Chính vì vậy nội dung thâm nhập thị trường, tập trung đến khán thính giả được coi là nội dung quan trọng cần tiến hành trước tiên. Thực hiện được nội dung này vừa đảm bảo đưa ra được sản phẩm nghệ thuật có chất lượng, vừa đáp ứng đúng thị hiếu của khán giả, giúp cho nghệ thuật biểu diễn SKTT thực hiện được chức năng định hướng giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật. Đồng thời tiến hành các nội dung còn lại một cách có hiệu quả sẽ giúp cho các nhà hát tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.
nguon tai.lieu . vn