Xem mẫu

  1. Macrolide Cải Thiện Điều Trị Viêm Phổi Nhiễm Khuẩn Ở Bệnh Nhân Cao Tuổi Theo một nghiên cứu đăng trên tập san Chest số tháng 2/07 dùng macrolide để khởi sự điều trị bệnh viêm phổi nhiễm khuẩn mắc ở cộng đồng giảm tử suất ở bệnh viện, tử vong trong vòng 30 ngày và nhập viện trở lại trong vòng 30 ngày. Trong hướng dẫn điều trị bệnh viêm phổi mắc ở cộng đồng hiện nay, người ta khuyên nên dùng kháng sinh chống lại khuẩn không điển hình gây bệnh như Chlamydia pneumoniae và Mycoplasma pneumoniae, thì một phân tích mata của Mills và cộng sự, công bố tháng 5/05 trên tờ BMJ, đặt câu hỏi về thực hành này. tác giả duyệt lại 18 nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm chứng bệnh nhân viêm phổi và thấy không có khác biệt về tỷ số điều trị thất bại khi
  2. dùng beta-lactam và kháng sinh chống vi khuẩn không điển hình. Trong khi kháng sinh có hoạt tính với vi khuẩn không điển hình cho kết quả tốt hơn với bệnh nhân viêm phổi bởi chủng Legionella, cả 2 lớp kháng sinh đều cho kết quả tương tự với Chlamydia và Mycoplasma Pneumoniae. Nghiên cứu sau đây quan sát tập hợp lớn bệnh nhân để xem điều trị nội trú với kháng sinh có hoạt tính chống vi khuẩn không điển hình có cải thiện kết quả điều trị với bệnh nhân viêm phổi do nhiễm khuẩn. Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu của Medicare, là chương trình bảo hiểm sức khỏe cho người cao tuổi tại Hoa-kỳ do nhà nước điều hành. * - Các nhà nghiên cứu đọc lại hồ sơ bệnh nhân xuất viện với chẩn đoán viêm phổi trong khoảng 1998 đến 2001. Tất cả bệnh nhân đều có kết quả cấy máu dương tính trong vòng 36 giờ từ khi nhập viện, và tất cả đều dùng kháng sinh trong vòng 24 giờ khi đến bệnh viện. * - kết quả nghiên cứu chính là tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày và tỷ lệ nhập viện trở lại liên quan đến sử dụng macrolide, fluoroquinolone hay tetracycline so với kháng sinh quy ước. Tác giả quan sát kháng sinh dùng một mình hay dùng chung với kháng sinh khác.Tác giả cũng theo d õi thời
  3. gian nằm bệnh viện và nơi xuất viện. Phân tích thống kê điều chỉnh với mức độ trầm trọng của bệnh viêm phổi và yếu tố dân số của bệnh nhân. * - 2209 trường hợp gồm trong phân tích nghiên cứu. Tuổi trung bình 76.9 và khoảng ¼ bệnh nhân nhập viện từ viện điều dưỡng,22.4% vào trại bệnh săn sóc tích cực (ICU) trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện. * - Vi khuẩn thường gặp nhất trong mẫu cấy là Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus, chủng Streptococcus khác và E. coli. tất cả các loại khuẩn này chiếm khoảng 80% trường hợp. * - Kháng sinh thường dùng nhất một mình là levofloxacin, ceftriaxone và cefotaxime, trong khi kết hợp thường dùng nhất là azithromycin/ceftriaxone, ceftriaxone/levofloxacin và ceftriaxone/clarithromycin. * - Bệnh nhân nào không dùng kháng sinh che chở vi khuẩn không điển hình thường hay cao tuổi hơn và viêm phổi trầm trọng hơn so với bệnh nhân có dùng kháng sinh che chở vi khuẩn không điển hình. * - Tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày giữa nhóm có hay không dùng kháng sinh che chở vi khuẩn không điển hình là 16.9% và 22.2% theo thứ
  4. tự, một sự khác biệt đáng kể. Tỷ lệ nhập viện trở lại theo thứ tự là 14% và 15.6%. * - Kháng sinh che chở vi khuẩn không điển hình không chứng minh được có tác dụng đáng kể về tử suất, thời gian nằm bệnh viện và nơi xuất viện. * - Quan sát lớp kháng sinh dùng, chỉ macrolide có hiệu quả đáng kể giảm tử suất ở bệnh viện so với nhóm không d ùng kháng sinh che chở vi khuẩn không điển hình, tỷ lệ khác biệt 0.59. Macrolide cũng cho kết quả tốt hơn về tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày (Ty3 lệ khác biệt 0.61) và tỷ lệ nhập viện trở lại trong vòng 30 ngày (tỷ lệ khác biệt 0.59). Tuy nhiên, tetracyclin và fluoroquinolone không có hiệu quả đáng kể về những kết quả này. * - Có chiều hướng giảm tử suất trong vòng 30 ngày khi điều trị lâu dài bằng macrolide, gợi ý đây là hiệu quả liều lượng-đáp ứng. Trong nhóm macrolide, azithromycin có tác dụng lâu dài và có ở dạng generic ở Hoa-kỳ cũng như ở Việt-nam, nên có thể xem là kháng sinh nên dùng hàng đầu cho bệnh viêm phổi mắc ở cộng đồng, nếu bệnh nhân chưa dùng macrolide trong 3 tháng qua.
  5. Ds Lê-văn-Nhân
nguon tai.lieu . vn