Xem mẫu

  1. Ma chân Một người đàn ông bước vào phòng khám một cách khập khiễng , trông sắc mặt xanh xao, vô cảm. Khi tôi hỏi có thể giúp gì được không, ông nói chân của ông bị thương. Sau khi hỏi bệnh, tôi tiến hành khám tim và lưỡi của ông. Rồi tôi để ông nằm nghỉ và làm một số việc. Khi tôi trở ra, ông đang nằm trên giường khám bệnh, bên cạnh có một chiếc chân giả. Chân ông đã bị cắt đến khớp háng. Khi ông thấy tôi đang nhìn chằm chằm vào chiếc chân giả, bầu không khí trở nên nặng nề. Tôi và ông tránh tiếp xúc bằng mắt và đều giữ
  2. im lặng. Tôi chờ được nghe ông kể, còn ông thì chờ câu hỏi của tôi. Tôi lên tiếng trước: “Bác cảm thấy đau như thế nào? Đau quặn, nhói, hay đau như dao đâm? Đau từng cơn, liên tục hay âm ỉ?” Ông lặng yên không mở miệng và nhìn tôi như thể không muốn trả lời. Sau một lúc, ông ấy thở dài: ”Nếu nói thật, anh có thể nghĩ tôi là một người tâm thần. Không một bác sĩ nào tin tôi cả. Họ đều cho rắng vấn đề nằm ở tinh thần của tôi. Đó là cơn đau do tôi
  3. tưởng tượng ra. Mặc dù chân tôi đã bị cắt bỏ nhưng thực sự nó vẫn còn rất đau.” Tôi hỏi ông : - ” Vì sao cái chân của bác lại bị cắt?” - “Có 1 khối u. Các bác sĩ không chắc chắn, có một lang băm thi rớt nhiều lần ở trường y bằng cách luồn lách cũng có bằng bác sĩ đã cắt cái chân của tôi một cách ngớ ngẩn.” Khi lắng nghe câu chuyện, tôi thấy lạnh dọc sống lưng. Đầu tôi như không còn một giọt máu. Tôi nghĩ rằng dù cái chân của ông không còn tồn tại ở không gian này nữa nhưng nó vẫn đang rên rỉ và khiếu nại ở không gian khác vì nó không đáng bị cắt bỏ. Tôi nhận ra từ nãy tới giờ, ông ấy cố nhấc
  4. bàn chân phải không tồn tại lên bằng tay của mình. Ông chỉ có thể chạm vào chỗ giường nơi mà cái chân phải “vô hình” đang ở đó. Tôi chọn cách điều trị hỗ trợ. Đó là cách tác động phần cơ thể ở trên để điều trị bệnh phần cơ thể ở dưới. Tôi chữa trị ở phần cơ thể bên trái khi bệnh ở bên phải. Sau đó tôi châm cứu tay trái và chân trái. Đồng thời tôi cũng điểm vào huyệt Bá Hội. Một lúc sau, ông ngủ thiếp đi, Khi tỉnh dậy, ông cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Ông hỏi tôi khi nào có thể tái khám. Tôi nói rằng: ”Bác không cần tái khám, tôi đã dùng hết khả năng của mình rồi. Điều bác cần là
  5. thời gian để tập quen dần với sự mất mát của cái chân mà lẽ ra nó không đáng bị cắt bỏ” Tôi cho ông một “toa thuốc” : ”Hãy tu tâm dưỡng tính, cân bằng tinh thần, duy trì bản tính lương thiện và làm nhiều việc tốt hơn nữa. Đừng nóng nảy. Hãy thủ đức. Cẩn trọng lời nói và hành động của mình…”
nguon tai.lieu . vn