Xem mẫu

  1. Lý lẽ và âm mưu bành trướng của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán Tư tưởng Đại Hán* Người láng giềng khổng lồ trong một buổi phô trương cơ bắp sau nhiều năm dài đấu đá nội bộ, đã vác loa chỉ sang nhà người bên cạnh “nầy các người man di mọi rợ, bộ các người không biết là đang ở trên lãnh thổ của ta ? “Ông” đã cho sống nhờ mấy nghìn năm , thế mà bây giờ mở giọng nói mảnh đất trong “đô hộ phủ” l à của mình có khác gì bọn phản bội, vô ơn ? ”. Chẳng phải “An nam đô hộ phủ” từ thời nhà Đường (thế kỷ thứ 7) mà người đứng đầu là Kinh lược sứ của Trung Nguyên phái sang thống trị đó sao, nói gì đến mấy mươi đời sau, mảnh đất An Nam nầy liên tục triều cống thiên triều cho đến tận Vua quan nhà Nguyễn, hãy xem đấy Quang Trung dù chiến thắng 30 vạn quân Thanh cũng phải sang bái tấu Hoàng đế Càn Long xin thần phục…thế mà mấy hòn đảo lon con ngoài khơi...bọn mầy dám bảo là của nước tụi bây ? Nghe không lọt tai…Bao nhiêu tài liệu, đồ cổ, thư tịch (1)…cứ thế mà lôi ra để “khua” với thế giới rằng những gì trên biển Đông đều là của TQ từ hai nghìn năm trước (sic) “không tranh cãi lôi thôi” vì hàng trăm tỷ thùng dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên đang chờ được móc lên bù lại phần thiếu hụt, ngày càng lệ thuộc vào tư bản đế quốc sao chịu nổi, đang cào ruột gan Ông nóng
  2. ran. Thử hỏi nếu là của bọn bây, thì “bọn bây” có khó chịu không ? “Của đau con xót” biết chưa (2). Abe Nakamaro(698—770) Lối lập luận nầy rất hợp lòng những người TQ vốn mang trong mình chủ nghĩa dân tộc Đại Hán, và cả chính quyền Đài Loan ở đảo xa . Họ không ngừng cổ súy không những bằng lời nói, sức ép ngoại giao và còn lăm le sử dụng vũ lực vì nhu cầu về cái gọi là “an ninh năng lượng” không còn dừng lại trên giấy hay chỉ để dọa dẫm !(3) TQ còn lôi cả nhà thơ Abe Nakamaro, người Nhật sang học , làm quan (4) cho nhà Đường, gặp nạn lưu lạc sang đất An Nam, và làm trấn thủ tại đây để chứng minh rằng vùng đất nầy thuộc TQ từ lâu và lấy đó biện hộ rằng những quần đảo trên biển “Nam Trung Hoa” (South China Sea) đương nhiên là của người TQ ( há chẳng phải người Việt nam thường nói 1000 năm Bắc thuộc là gì)…Triển khai lối lập luận hồ đồ rằng nơi nào có người Hoa như đoàn tàu của Thái giám Trịnh
  3. Hòa (1405-1433 tất cả 7 lần) ghé vào đâu thì nơi đấy là lãnh thổ của TQ, biên giới (5) của họ mở rộng tới đó theo sự phát triển địa-chính trị của TQ . Như vậy không những Việt nam mà vùng Đông Nam Á lẫn Ấn độ dương, và cả vùng vịnh Ba tư…đều thuộc về họ, sá chi việc Mạc Cửu ( 1655 - 1735) đến Hà Tiên, Phú Quốc… hàng trăm ngàn người Minh tràn sang vì thất bại trong cuộc khởi nghĩa “phản Thanh phục Minh” và những cuộc nổi dậy của “Thái bình Thiên Quốc”, lập nên những làng “Minh Hương” khắp nơi, hình thành các khu phố Hoa kiều của người Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến... ở Việt Nam (6) . Tam Bảo Thái giám Trịnh Hòa (1371–1433)
  4. Hạm đội của Trịnh Hòa Chờ thời cơ để chiếm đóng quần đảo Trường Sa Như vậy, theo họ tương lai nước Việt của con cháu chúng ta lại phải trở về “mẫu quốc”, một “phủ huyện” của TQ là hệ luận tất yếu. Cứ xem t ư liệu của phía TQ đại lục sau nầy hay Đài Loan trước kia, họ vẫn thống nhất xem các quần đảo ngoài khơi biển Nam Trung Hoa (mà ta gọi là biển Đông) là của họ, sỡ dĩ hiện nay bị các nước khác, trong đó VN là chủ yếu, vì TQ bị các nước tây phương cắt cứ suốt trăm năm trong thời kỳ cuối đời nhà Thanh, lợi dụng để xâm chiếm trái phép (!)…vì vậy nay là lúc phải ra tay đòi lại là hành động phải làm để bảo vệ chủ quyền và lợi ích của TQ. Con số 92% người được thăm dò trên mạng “Hoàn Cầu” Thời báo (cơ quan trực thuộc Tân Hoa Xã của TQ) tán thành biện pháp dùng vũ
  5. lực trong cuộc tranh chấp hiện nay cũng nằm trong chiến dịch chuẩn bị “đ òi lại” quần đảo nói trên (7). “đụng độ” trên biển Đông Thái độ kích động hằn học nầy không phải mới bắt đầu khi TQ triển khai chiến dịch “tuần tra” nghề cá trên biển Đông từ ngày 15/6/2009 mà họ đã chuẩn bị từ lâu, phản ánh qua cuộc tấn công đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 vào thời điểm chế độ Việt nam Cộng Hòa ở miền nam bước vào thời kỳ sụp đổ sau “Việt Nam hóa chiến tranh”, không còn sức chống đỡ trước sự tấn công của Quân đội giải phóng ngay trên đất liền. Lực lượng hải quân TQ không ngừng củng cố và xây dựng căn cứ quân sự ở Hoàng Sa đồng thời từng bước chiếm đoạt một số hòn đảo san hô ở Trường Sa vào năm 1988. Kể từ đó, TQ đã đẩy mạnh hơn nữa việc tăng
  6. cường lực lượng Hải quân(8) song song với phát triển kinh tế với tốc độ cao. Một mặt giao kết ứng xử trên biển đông theo những nguyên tắc hòa bình, tôn trọng lẫn nhau với các nước ASEAN vào năm 2002 nhằm ràng buộc, ngăn ngừa sự phản công của các nước, mặt khác chờ thời cơ đề tái chiếm mà hiện nay, ở thời điểm năm 2009, hàng loạt hoạt động khiêu khích đối với hải quân Mỹ cũng như ra tuyên bố cứng rắn với các nước trong khu vực về “chủ quyền lãnh hải” mà TQ đã vạch ra qua cái gọi là “lưỡi bò” phi lý (9) ngày càng lộ rõ ý đồ ấp ủ bấy lâu nay. Từ những công trình nghiên cứu sử học lẫn biện pháp tuyên truyền (trong nước và quốc tế) với hàng trăm nhà nghiên cứu trong ngoài nước tích cực tham gia chiến dịch huy động giới truyền thông, báo chí liên tục có bài, đưa tin và hình ảnh về hoạt động tuần tra, bắt bớ của tàu thuyền của các lực lượng quân sự lẫn núp bóng dân sự TQ , công khai xác định chủ quyền của TQ…cho thấy ý đồ sâu xa và chính sách tạo tiền đề cho chiến dịch vào giờ “G” chiếm đoạt Trường Sa đã được tích cực chuẩn bị rất chu đáo từ năm 1995 sau khi nhà cầm quyền TQ công bố đường lãnh hải phi lý của họ trên biển Đông vào năm 1992. Hiện nay, quan hệ Đài- Trung đã được cải thiện rõ rệt từ khi Mã Anh Cửu (Quốc Dân Đảng Đài Loan) lên nắm quyền ở Đài Loan sau khi đắc cử tổng thống (ngày 20/5/2008) điều nầy cho thấy sự vướng bận vào việc giải phóng Đài Loan thống nhất vào TQ đại lục không còn là trọng tâm trên bàn cờ chiến lược quân sự và ngoại giao của TQ. Hơn thế nữa cán cân tương quan lực lượng giữa Nhật bản-TQ-Mỹ ở khu vực TBD đã thay đổi khi chính quyền Mỹ bị sa lầy nghiêm trọng ở hai chiến trường Iraq lẫn
  7. Afghanistan từ thời tổng thống G.W. Bush. Một nước Nhật lệ thuộc năng lượng mà 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu từ các nước ở Trung Cận Đông đi ngang tuyến đường vận tải qua eo biển Malacca trong khi TQ chỉ khoảng 40-45% thì rõ ràng nước Nhật vô cùng âu lo khi TQ làm chủ hoàn toàn trên biển Đông, vì vậy bên cạnh việc tăng cường khả năng quân sự trên biển, Nhật Bản có chính sách củng cố kinh tế cho Việt nam-- mặc dù nền kinh tế của Nhật Bản đang rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng-- qua động thái tăng viện trợ ODA và thúc đẩy đầu tư mậu dịch hai chiều Nhật-Việt trong vai trò đối tác chiến lược là điều không nằm ngoài dự kiến của nhiều người. Nói cách khác, giúp Việt nam phát triển vững mạnh bên bờ biển Đông, không bị TQ lấn át l à biện pháp góp phần bảo đảm an ninh năng lượng mang tính chiến lược một cách lâu dài vì Nhật bản cũng là bạn hàng nhập dầu thô và than đá từ Việt nam, nguồn cung cấp vừa gần lại vừa ổn định. Mặt khác, cuộc tranh cãi về chủ quyền hòn đảo Senkaku (Diaoyu theo tiếng Hoa) ở vùng biển phía đông Trung Hoa tạo ra một sự căng thẳng mới giữa hai nước Nhật- Trung mặc dù lãnh đạo hai bên đã nhiều lần gặp gỡ, nổ lực th ương thảo về việc cùng khai thác nguồn khí đốt phong phú tại đây. “Kinh tế là sức mạnh lớn nhất và cũng là điểm yếu nhất của TQ, và do đó nó là trục giao điểm của chính sách và chiến lược của TQ. Để giữ vững phát triển kinh tế, TQ phải lệ thuộc ngày càng tăng nguồn năng lượng và nguyên liệu từ nước ngoài. SLOCs ( viết tắt của “Sea Lines Of Commerce” hay “Sea Lines Of Communication” tuyến vận tải thương (10) mại trên biển quốc tế) cực kỳ quan trọng vì hầu hết ngoại thương của TQ là qua đường biển, và TQ chỉ có chút ít thành công trong việc mở mang đáng tin cậy
  8. đường ống dẫn dầu và khí từ Nga hoặc Trung Á. Do lấy năng lượng làm nền tảng cho nền kinh tế, chính sách kinh tế của TQ tùy thuộc vào sự thành công của chính sách năng lượng”(11) càng thôi thúc TQ dành bá quyền trên biển Đông. GS Urano Tatsuo, vào thời điểm 1997, đã đưa ra nhận định rằng lãnh đạo của TQ với chính sách cải cách và mở cửa kinh tế, bắt đầu chiến lược “trong thời kì kinh tế biển của thế kỉ 21” với phương châm ưu tiên bảo vệ quyền lợi trên biển trong chính sách quốc phòng, trong đó đặt việc “thu hồi” quần đảo Trường Sa ngang với tầm quan trọng bảo vệ chủ quyền của TQ gi ành lại lãnh thổ Đài Loan. Các nhà lãnh đạo TQ cho rằng nếu chủ quyền trên biển Đông không được xác lập trước năm 2010 thì có nguy cơ phải giao lại vấn đề nầy cho LHQ giải quyết—điều mà TQ không hề mong muốn—vì vậy năm 1992, chính phủ TQ đã vội vã chính thức tung ra “đường lưỡi bò’ để xác định lãnh hải của mình. Chương trình cụ thể của TQ gồm ba bước : (1) chiến thuật ngoại giao hòa bình (2) lấy lại Trường Sa bằng vũ lực (3) gây sức ép bằng sức mạnh quân sự trong khi triển khai đàm phán(12). Như đề cập ở dưới, hiện nay vấn đề Đài Loan nay đã bước vào thời kỳ hợp tác giữa hai bờ biển, TQ đã rảnh tay và hòa hoãn với lực lượng canh phòng của Mỹ ở Thái Bình Dương, điều đó sẽ là điều kiện “vô cùng” thuận lợi để tiến hành bước (2) dùng vũ lực để cướp đoạt Trường Sa là khả năng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, chắc chắn TQ sẽ nhắm vào một thời điểm mà nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam xảy
  9. ra vấn đề xung đột, bị phân hóa mất đoàn kết nghiêm trọng vì tranh giành quyền lực, ngôi thứ trong quá trình chuẩn bị tổ chức đại hội Đảng hay một “biến cố” chính trị. Chuỗi Ngọc Xanh của TQ Quan hệ chiến lược tam giác giữa các nước Nhật-Mỹ với TQ càng kích thích hải quân của PLA tăng cường với ngân sách quân sự ngày càng gấp bội (13) đe dọa đến phòng tuyến an ninh năng lượng của Nhật Bản-- một siêu cường về kinh tế-- mỗi khi TQ có hành động lấn tới trên biển Đông, mở ra một cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước trong khu vực. Điều nầy có thể giải thích tại sao nhiều phát biểu, (14) điều trần tại Quốc Hội Hoa kỳ trong tháng 7/2009 vừa qua đ ã đặt ra liên tiếp vấn đề hải quân Hoa kỳ buông lơi cho TQ thao túng, ảnh hưởng đến quan hệ đồng
  10. minh Mỹ-Nhật cũng như Mỹ-ASEAN mà chuyến đi Thái lan để tham dự hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 42 tại Phuket (Thái Lan) của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton là một dấu hiệu tích cực nhằm “cân bằng” và xoa dịu nổi lo sợ của các nước ASEAN trước sự uy hiếp của chiếc “lưỡi bò” từ TQ. Trong khi đó, với sách lược “tằm ăn dâu” và cô lập đối thủ, chiến thuật ngoại giao mềm mỏng TQ được triển khai tích cực, xé lẻ từng nước ASEAN để thương lượng việc hợp tác đầu tư-thương mại, kí kết các thỏa thuận song phương với “chiếc gậy và củ cà rốt” trên tay hòng tách rời việc các nước ASEAN hợp đồng tác chiến chống TQ, mặt khác không ngừng gây sức ép lên Việt nam với nhiều biện pháp thô bạo như giam giữ các tàu thuyền đánh cá trên biển Đông, gia tăng việc can thiệp bằng các đoàn cao cấp của Đảng lẫn nhà nước, lấy cớ sang “thăm hỏi” liên tục, đẩy mạnh việc xuất hàng hóa trên biên giới, hạn chế nông sản phẩm của VN dùng để đối lưu vì vậy kim ngạch nhập siêu với TQ ngày càng phình to, không kể hàng loạt dự án cơ sở hạ tầng, đường sá, nhà máy…bạc tỷ đô la chính phủ Việt Nam ưu tiên dành cho các tập đoàn doanh nghiệp nước bạn (15). Tìm hiểu tình hình của TQ ở biển Đông còn là điều cấm kị ? Trong khi đó, ở Việt Nam, những thông tin về TQ được xem là nhạy cảm, tránh né đến mức tối đa, các cơ quan truyền thông đều phải tuân theo gậy chỉ huy của ban Tuyên giáo, hạn chế thông tin “ngoài luồng”(lề trái)…theo một tư duy hết sức mâu thuẫn. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam thường nhắc đi nhắc lại
  11. “TS-HS là của VN” mỗi khi có động thái phủ nhận từ phía TQ nhưng thanh niên mặc áo thun ghi “HS-TS là của VN” thì lại không được, việc bày tỏ thái độ bất bình của nhân dân trước hành động ngang ngược của TQ bị xem là điều cấm kị, phá rối “trật tự trị an”(!) Những kiến thức về chủ quyền của n ước ta trên biển Đông hầu như không được phổ biến, hay rất hạn chế trên lĩnh vực thông tin đại chúng là điều vô cùng khó hiểu. Người dân đói thông tin, vì thế cũng không thể trách cứ họ, nhât là lớp người trẻ thờ ơ trước tình hình sôi bỏng khi nhà cầm quyền ra sức hạn chế ngoài những gì ban Tuyên giáo đưa ra mà thôi như bài viết về “Lưỡi Bò” trên báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên của nhà báo “ Quốc Pháp” (một bút danh lạ hoắc)(16) gần đây. Nhìn vào sự thật nầy, chúng ta có thể thấy cách ứng xử đối với nhân dân giữa chính quyền TQ và VN hoàn toàn khác nhau, người dân VN hoàn toàn nằm trong thế “ngóng chờ” chỉ đạo một cách bị động. Nhiều người đã đặt câu hỏi “liệu khi nước nhà nguy biến, Trường Sa bị TQ lấn chiếm thì chính quyền sẽ phải đối phó ra sao, hay chỉ xuôi tay van lạy” khi chính sách đối ngoại cũng như nội trị nằm trong quĩ đạo của TQ, đường lối “độc lập tự chủ” bị méo mó dưới sức ép của TQ. Nhìn vào số bài báo đề cập đến vấn đề chủ quyền HS-TS ở nước ta và của người Việt trên diễn đàn quốc tế thật ít ỏi, có thể đếm trên đầu ngón tay, không nói tới bài báo nghiên cứu có tính chất học thuật lại càng hiếm hoi.
  12. Chúng ta có Viện nghiên cứu TQ được xây dựng hơn 15 năm trước, Trung tâm Nghiên cứu TQ thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã gần 6 năm nay, Ban Biên Giới của chính phủ được thành lập từ lâu…thế nhưng khó tìm thấy được một vài tư liệu đầy đủ khả dĩ có thể trình bày cho cộng đồng quốc tế trừ luận văn tốt nghiệp TS sử học của Nguyễn Nhã (hiện đang được một tổ chức dân sự kêu gọi chuyển ngữ
  13. sang tiếng Anh để phổ biến) hay tập tư liệu do ông Lưu Văn Lợi biên soạn năm 1995(17) ! Có thể “có” nhiều nhưng vì là “bí mật quốc gia” nên không công bố chăng ? Những nguồn tư liệu nước ngoài về vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, luận bàn chiến lược quân sự, an ninh năng lượng… trên biển đông của TQ, Hoa Kỳ, Nhật bản rất phong phú nhưng mấy ai tiếp cận được, kể cả các nhà nghiên cứu sử học hiện đại ở đại học, viện nghiên cứu trong nước. Ngay như tác phẩm nổi tiếng nghiên cứu về chủ quyền hai quần đảo HS-TS của GS Monique Chemillier – Gendreau (Pháp) (do Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội ấn hành 1998 gần đây đã được tổ chức dân sự tình nguyện huy động đánh máy lại để phổ biến !)(18) với những nhận định khách quan rất có lợi cho Việt nam và mang tính thuyết phục cao nhưng tiếc thay mấy ai được biết . Rằng : ”Trong lịch sử TQ mấy ai được biết không có một căn cứ nào chứng minh một chính phủ của nước nầy cho đến giữa thế kỉ 20 đã từng tiến hành hành động vũ lực đối với quần đảo TS, những mảnh dất nằm rải rác tr ên 160,000 km2 trên bề mặt đại dương. Nhưng điều đó có hề gì ! TQ đã viện dẫn những quyền lịch sử nhằm chuẩn bị cơ sở cho việc tiến hành kiểm soát tại chỗ…các đảo đó đã từng nằm trong khu vực kiểm soát trên biển của các hoàng đế An Nam trước khi thực dân đến…Vào thời điểm 1988 TQ đã bắt đầu thực hiện phần thứ hai kế hoạch của họ ( sau khi đã chiếm đóng Hoàng Sa vào năm 1974--HLT chú), phần khó nhất, là kiểm soát toàn bộ vùng biển nằm ở sườn phía Nam của mình” (19)
  14. Điều đó cho thấy chính quyền Việt nam ch ưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc nghiên cứu, tổng kết và theo dõi những động thái tranh chấp ở một vùng biển vô cùng quan trọng về chiến lược kinh tế và an ninh khu vực mà bờ biển nước ta kéo dài thềm lục địa trên hơn 3600 km bờ biển. Thiết nghĩ đã đến lúc Nhà nước nên cấp bách huy động mọi lực lượng nghiên cứu khoa học về các khía cạnh liên quan đến vấn đề biển đảo (20) , không ngừng nâng cao khả năng công bố thành quả ra nước ngoài, ưu tiên trong chính sách đ ối ngoại lẫn an ninh quốc phòng, tạo ra một không khí trao đổi học thuật về vấn đề biển đông sâu rộng không những trong giới nghiên cứu mà còn trong nhân dân, không xem đây là điều cấm kỵ, cho phép mọi người được trình bày suy nghĩ và mối quan tâm của mình trước những vấn đề hệ trọng của đất nước mà không bị nghi ngờ hay “trừng phạt” vô lý. Tất nhiên, những động thái “kích động”, “bài Hoa” hay lợi dụng để xuyên tạc các chính sách của nhà nước (nếu có) có thể xuất hiện nhưng chúng ta có thể tin tưởng với sự phản biện của những người có quan điểm đứng đắn, bảo vệ quyền lợi của đất nước sẽ là nền tảng để xây dựng sự đồng thuận vững chắc, không cần đến những biện pháp chế tài bạo lực hay đàn áp tai tiếng. Cần nhấn mạnh rằng, trong tình hình hiện nay, việc nghiên cứu tổng hợp các xu thế và động thái chính trị, ngoại giao và quân sự của các nước siêu cường và trong khu vực trên biển Đông là vô cùng cần thiết và bức bách, cần được ưu tiên hơn cả việc chứng minh “HS-TS là của VN” về mặt cứ liệu lịch sử một cách kinh điển, ngõ hầu tìm ra chiến thuật và chiến lược đối phó kịp thời tr ước mắt cũng như lâu
  15. dài. Trung tá Christopher J.Pehrson, chuyên gia nghiên cứu không quân tại Lầu Năm Góc (Hoa Kỳ) cảnh báo “Mối quan tâm và ảnh hưởng ngày càng tăng c ủa TQ từ vùng biển Nam Trung Hoa qua Ấn Độ dương và tiến vào vịnh Ả Rập được mô tả như là một "Chuỗi Ngọc", tiếp cận tiềm năng đó sẽ mang đến cho Mỹ sự khiêu khích mang tính khu vực rất phức tạp”, rằng Mỹ “phải cấu trúc lại lực lượng sau khi chiến tranh lạnh kết thúc để đối phó với sự trối dậy của TQ”, hi vọng “ với nghệ thuật lãnh đạo táo bạo và sự khôn ngoan biết nhìn xa trông rộng, Mỹ và TQ có thể gặt hái những phần thưởng của sự hợp tác chiến lược và ngăn ngừa được tai họa một cuộc đối đầu thù địch”(21). Quốc Hội Việt Nam cần phải lên tiếng Việc Quốc hội nước VN nên tạo cơ hội lên tiếng chính thức một lần nữa về chủ trương và phương châm của nước Việt nam trong vấn đề chủ quyền và cách ứng xử trong hòa bình, hợp lý và hợp pháp như đã từng tuyên khi phê chuẩn Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 trước đây , như sau: “Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các hoạt động khác liên quan đến Biển Đông thông qua th ương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đ àm phán để tìm giải pháp cơ bản và
  16. lâu dài, cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực”(22) Bản tuyên bố nầy được nhắc lại không hề thừa, không những tại các buổi gặp gỡ trên diễn dàn quốc tế mà còn cần được phổ biến rộng rãi để cộng đồng quốc tế hiểu được lập trường trước sau như một với thái độ rõ ràng trước những khiêu khích của TQ, đồng thời là cơ sở để tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Thiết nghĩ hành động tích cực mà Việt Nam có thể làm là nhận lãnh vai trò điều phối trong khu vực về vấn đề tranh chấp giữa các nước trên biển Đông, kêu gọi tổ chức một hội nghị quốc tế gồm các nước APEC(Châu á-TBD) và ASEAN để thương thảo chung quanh việc tranh chấp nầy là một trong những biện pháp cô lập khuynh hướng dùng vũ lực để giải quyết cũng như tạo sự đồng thuận trong việc giữ nguyên trạng và ổn định trên biển Đông, đảm bảo chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước trong khu vực đồng thời ngăn chận xung đột vì quyền lợi ích kỷ, mưu toan độc chiếm quyền làm bá chủ trong khu vực, đảm bảo việc đi lại bình thường của thương thuyền trên tuyến vận tải thuộc hải phận quốc tế. Cách đây hơn 10 năm, GS Monique Chemillier-Gendreau đã phân tích: “Việt Nam có thế sẵn sàng đưa vấn đề ra trước cơ quan tài phán thích hợp nhất để giải quyết tranh chấp nầy giữa các quốc gia, cụ thể l à là Tòa án pháp lý qu ốc tế. Trước đây Pháp đã hai lần, 1937 và 1947, đề nghị TQ đưa ra tòa án quốc tế hay trọng tài nhưng nhà cầm quyền TQ đã làm ngơ trước các đề nghị đó”(23)
  17. Dẫu biết rằng TQ rất khó chịu không muốn vấn đề chủ quyền l ãnh hải đưa ra bàn thảo đa phương vì bản thân đòi hỏi của TQ mâu thuẫn và vô lý ngay trong lập luận của họ(24) , trước sau họ chỉ muốn ‘song ph ương” với lí do đã nêu ở phần trên nhưng chủ trương “đa phương hóa” vấn đề thương thảo về một giải pháp cho biển Đông là một nhu cầu và là biện pháp hữu hiệu nhất mà ta có thể vận dụng cho dù phía TQ có thái độ “thoái thác”. Hội nghị quốc tế San Francisco 1951 Tại phiên họp của Hội Nghị San Francisco ngày 7/9/1951 Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã tuyên bố ”Chúng tôi phải tranh thủ mọi cơ hội để chặn đứng những mầm xung đột, xác nhận chủ quyền của chúng tôi tr ên các quần-
  18. đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đã luôn luôn từ xưa thuộc lãnh-thổ Việt-Nam” và điều nầy đã được ghi vào văn kiện của hội nghị với đa số phiếu tán thành và đã có 46 phiếu chống 3 phiếu thuận, bác bỏ đề nghị của Ngoại Trưởng Liên Sô Andrei Gromyko đệ trình tu chính án để yêu cầu Hội Nghị trao trả Đài Loan, Bành Hồ, Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) cho TQ ! Sau đó TQ ra công bố phủ nhận kết quả nầy với lý do đại diện chính phủ TQ đã không được mời tham gia Hội nghị (25). Văn kiện của Hội nghị San Francisco cho thấy đa số nước thành viên tham gia đã đứng về quan điểm của Quốc gia VN(thuộc Pháp), phát biểu của ông Trần Văn Hữu không phải là vô ích, xác nhận trước cộng đồng quốc tế chủ quyền của Việt nam đối với hai quần đảo Ho àng Sa-Trường , phần nào làm rõ sự hiếu chiến, thái độ bất chấp của nhà cầm quyền TQ qua những phát biểu của Chu Ân Lai sau nầy(26). Xu thế quốc tế hóa việc thương thảo giải quyết vấn đề trên biển Đông là tất yếu để ngăn ngừa xung đột bằng vũ lực Việc quốc tế hóa vấn đề tranh chấp trên biển đông đã được Phó Thủ tướng thường trực kiêm bộ trưởng quốc phòng Singapore Teo Chee Hean hôm 04/08/2009 phát biểu “những căng thẳng gần đây trên biển Đông đã cho thấy rằng, các quốc gia trong khu vực cần phải ngồi vào bàn đàm phán và giải quyết những vấn đề tranh chấp theo luật biển của quốc tế”(27) . Loay hoay tìm kiếm một giải pháp song phương là cách giải quyết tạm thời chỉ đem lại lợi ích đơn phương cho TQ, điều mà chính các nước trong khu vực rất cảnh giác và có thể tạo ra sự đố kỵ của những
  19. nước trong cùng tổ chức ASEAN. Chắc chắn đây không phải là một sự lựa chọn thông minh của một nước vốn nhỏ bé và yếu thế gấp trăm lần so với người láng giềng vĩ đại. Hành động phối hợp giữa đại diện Chính phủ hai nước VN và Malaysia trình bày Báo cáo chung VN - Malaysia về ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý ở khu vực phía nam biển Đông tại phiên họp toàn thể lần thứ 24 của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc trong hai ngày 27 - 28.8.2009 ở New York (Mỹ) vừa qua là một minh chứng cho thấy không chỉ chúng ta mà các nước láng giềng quanh biển đông có chung một nguyện vọng (28) Chiếc tàu ngầm đầu tiên của Malaysia lớp Scorpene mua của Pháp chuẩn bị hành trình về nước
  20. Nguyên Đại sứ Võ Anh Tuấn, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Luật biển Liên hiệp quốc lần thứ III cho biết ” với Malaysia, đã thành lập cơ chế khai thác chung vùng thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước (1992). Với Thái Lan, Việt Nam đã ký Hiệp định phân ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan (1997). Với TQ, ta đã ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ (2000). Với Indonesia, đã ký Hiệp định phân định anh giới thềm lục địa giữa hai nước (2003)…” (xem chú thích 22). Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nhắc lại “đầu năm 2009 Việt Nam và Malaysia đã ký bản ghi nhớ xây dựng báo cáo chung về ranh giới thềm lục địa v ượt quá 200 hải lý. Cả hai nước hy vọng sẽ giải quyết những vụ vi phạm về đánh bắt cá thi thoảng xảy ra giữa ngư dân hai nước trên tinh thần hữu nghị và hợp tác.Ngoài ra vùng khai thác chung giữa Thái Lan và Malaysia rộng 7.250 km2 có 800 km2 liên quan đến Việt Nam. Ba nước đã thỏa thuận sẽ cùng nhau giải quyết khu vực này trên tinh thần hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau”(29) cho thấy xu thế đối thoại giữa các nước trong khu vực về các vấn đề trên biển Đông đang được cụ thể hóa để giải quyết bằng giải pháp“cùng thắng”(win-win solution) trong khi TQ luôn tìm cách tránh né việc thương thảo đa phương như đã đề cập ở trên. Nhưng thử đặt vấn đề rằng sáng kiến mở ra một hội nghị quốc tế không hạn chế những nước tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, mà với thành phần tham dự đông đủ của cả khu vực Châu Á-TBD(gồm các nước trong APEC) tạo điều kiện cho TQ dễ dàng tham gia và
nguon tai.lieu . vn