Xem mẫu

  1. LUYỆN TẬP CHƯƠNG HALOGEN II. BÀI TẬP: 1.Trắc nghiệm: Câu 1: Cho phương trình hoá học: Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl.Vai trò các chất tham gia phản ứng là: A. Brom là chất oxi hoá, clo là chất khử. B. Brom là chất bị oxi hoá, clo là chất bị khử. C. Clo là chất bị oxi hoá, brom là chất bị khử. D. Clo là chất oxi hoá, brom là chất bị khử. Câu 2: Phản ứng nào sau đây chứng minh: brom có tính oxi hoá mạnh hơn iot? A. Br2 + H2O → HBr + HBrO B. Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2 C. Br2 + 2NaOH → NaBr + NaBrO + H2O D. Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl Câu 3: Bản chất liên kết của các phân tử halogen X2 là A. liên kết ion. B. liên kết cộng hoá trị không cực. C. liên kết cộng hoá trị có cực. D. liên kết cho – nhận. Câu 4: Không thể điều chế HBr bằng phản ứng nào? A. Br2 + HCl → B. Br2 + H2 → C. PBr5 + H2O → D. Br2 + H2S → Câu 5: Trong muối NaCl có lẫn NaBr và NaI. Để loại 2 muối này ra khỏi NaCl người ta có thể A. nung nóng hỗn hợp B. tác dụng với dung dịch Cl2 dư sau đó cô cạn dung dịch. C. tác dụng với dung dịch HCl đặc D. tác dụng với dung dịch AgNO3 Câu 6: Trong các nhận xét về flo, clo, brom, iot a) trong các phản ứng hoá học, clo luôn là chất oxi hoá. b) tính phi kim của các halogen tăng dần từ I → Br → Cl → F. c) tính phi kim của flo lớn hơn tính phi kim của oxi. d) tính phi kim của clo kém tính phi kim của flo nhưng lớn hơn của oxi. Các nhận xét luôn đúng: A. a, b, c B. b, c C. b, c, d D. a, b, d Câu 7: Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác: A. Tất cả các muối AgX ( X là halogen) đều không tan. B. Tất cả hiđro halogenua đều tồn tại thể khí, ở điều kiện thường. C. Tất cả hiđro halogenua khi tan vào nước đều tạo thành dung dịch axit. D. Các halogen ( từ F2 đến I2) tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại. Câu 8: Có một cốc dung dịch không màu KI. Thêm vào cốc vài giọt hồ tinh bột, sau đó thêm một ít nước clo. Hiện tượng quan sát được là: A. dung dịch có màu vàng nhạt B. dung dịch vẫn không màu C. dung dịch có màu nâu D. dung dịch có màu xanh Câu 9: Ion nào có tính khử mạnh nhất trong số các ion sau? A. F- B. Br- C. Cl- D. I- Câu 10: Cho phương trình hoá học: 2HI + 2FeCl3 → 2FeCl2 + I2 + 2HCl Cho biết: A. HI là chất oxi hoá. B. FeCl3 là chất khử. C. HI là chất khử. D. HI vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá. Câu 11: Trong các hợp chất flo luôn có số oxi hoá âm vì flo là phi kim: A. mạnh nhất B. có bán kính nguyên tử nhỏ nhất C. có độ âm điện lớn nhất D. A, B, C đều đúng Câu 12: Từ flo đến iot, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen biến đổi theo quy luật: B. không thay đổi C. giảm D. vừa tăng vừa giảm A. tăng Câu 13: HX ( X là halgen) có thể điều chế bằng phản ứng hoá học:NaX + H2SO4 đặc → HX + NaHSO4 NaX có thể là chất nào trong số các chất sau đây? B. NaCl hoặc NaBr C. NaBr hoặc NaI D. NaF hoặc NaCl A. NaCl Câu 14: Dung dịch nào trong các dung dịch axit sau đây không được chứa trong bình bằng thuỷ tinh? A. HCl B. H2SO4 C. HF D. HNO3 → 4HF + O2. Phản ứng trên cho biết Câu 15: Cho phản ứng: 2F2 + H2O A. flo chỉ có tính khử. B. flo chỉ có tính oxi hoá. Giáo viên:Thái Thị Cúc- Tổ tự nhiên- Trường THPTB/C Nguyễn Bỉnh Khiêm
  2. C. flo vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. D. flo không có tính oxi hoá, không có tính khử. Câu 16: Ion nào không bị oxi hoá bằng những chất hoá học? A. Cl- B. I- C. F- D. Br- Câu 17: Những cấu hình electron nguyên tử nào là của 2 nguyên tố đầu trong nhóm VIIA? A. 1s2 2s1 và 1s2 2s2 B. 1s2 2s2 và 1s2 2s2 2p1 C. 1s2 2s2 2p5 và 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 D. 1s2 2s2 2p6 và 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 Câu 18: Dùng hoá chất nào sau đây để phân biệt natri florua và natri clorua? A. H2SO4 đặc B. dung dịch AgNO3 C. F2 D. Cl2 Câu 19: Khoáng vật nào sau đây có chứa flo? A. cacnalit. B. xinvinit C. pirit D. Criolit Câu 20:Trong dung dịch nước clo có chứa các chất sau: A. HCl, HClO, Cl2. B. Cl2 và H2O. C. HCl và Cl2. D. HCl, HClO, Cl2 và H2O. Câu 21:Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và khí Cl2 cho cùng loại muối clorua? A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag. Câu 22:Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa h ợp ch ất nào sau đây: A. NaCl. B. HCl. C. KClO3. D. KMnO4. Câu 23:Phương pháp điều chế khí clo trong công nghiệp là A. cho HCl tác dụng với chất oxi hóa mạnh. B. điện phân dung dịch NaCl. C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp. D. phương pháp khác. Câu 24:Tính tẩy màu của dung dịch nước clo là do: A. Cl2 có tính oxi hóa mạnh. B. HClO có tính oxi hóa mạnh. C. HCl là axit mạnh. D. nguyên nhân khác. Câu 25:Để tránh phản ứng nổ giữa Cl2 và H2 người ta tiến hành biện pháp nào sau đây? A. Lấy dư H2. B. Lấy dư Cl2. C. Làm lạnh hỗn hợp phản ứng. D. Tách sản phẩm HCl ra khỏi hổn hợp phản ứng. Câu 26:Trong thiên nhiên, clo chủ yếu tồn tại dưới dạng: A. đơn chất Cl2. B. muối NaCl có trong nước biển. C. khoáng vật cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O). D. khoáng vật sinvinit (KCl.NaCl). Câu 27:Để lôi khí HCl có lẫn trong khí Cl2, ta dẫn hỗn hợp khí qua: A. nước. B. dung dịch NaOH đặc. C. dung dịch NaCl. D. dung dich H2SO4 đặc. Câu 28:Để điều chế clo trong công nghiệm ta phải dùng bình đi ện phân có màng ngăn cách hai đi ện cực để: A. khí Cl2 không tiếp xúc với dung dịch NaOH. B. thu được dung dịch nước Giaven. C. bảo vệ các điện cực không bị ăn mòn. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 29:Chất nào sau đây thường được dùng để điệt khuẩn và tẩy màu ? A. O2. B. N2. C. Cl2. D. CO2. Câu 30:Để nhận ra khí hiđroclorua trong số các khí đựng riêng bi ệt : HCl, SO 2, O2 và H2 ta làm như sau: A. dẫn từng khí qua dung dịch phenolphthalein. B. dẫn từng khí qua dung dịch AgNO3. C. dẫn từng khí qua CuSO4 khan, nung nóng. D. dẫn từng khí qua dung dịch KNO3. Câu 31:Khi nung nóng, iot biến thành hơi không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là: A. sự chuyển trạng thái. B. sự bay hơi. C. sự thăng hoa. D. sự phân hủy. Câu 32:Dùng bình thủy tinh có thể chứa được tất cả các dung dịch axit trong dãy nào dưới đây : A. HCl, H2SO4, HF, HNO3. B. HCl, H2SO4, HF. C. H2SO4, HF, HNO3. D.HCl,H2SO4, HNO3. Câu 33:Phương pháp để điều chế khí F2 trong công nghiệp là: A. oxi hóa muối florua. B. dùng halogen khác đẩy flo ra khỏi muối. C. điện phân hỗn hợp KF và HF ở thể lỏng. D. không có phương pháp nào. Câu 34:Để chứng minh tính oxi hóa thay đổi theo chiều : F2 > Cl2 > Br2 > I2. Ta có thể dùng phản ứng A. halogen tác dụng với hiđro. B. halogen mạnh đẩy halogen yếu hơn ra khỏi muối. C. halogen tác dụng với kim loại. D. Cả A và B. 2.Tự luận: Dạng 1: Nhận biết Bài 1: Nhận biết các dung dịch sau: Giáo viên:Thái Thị Cúc- Tổ tự nhiên- Trường THPTB/C Nguyễn Bỉnh Khiêm
  3. a) NaOH, NaCl, HCl, NaNO3 b) HCl, NaCl, NaNO3, NaBr c) HCl, HNO3, NaCl, BaCl2 Bài 2: Không dùng thêm thuốc thử, hãy nhận biết các dung dịch sau: a) CuCl2, HCl, KOH, ZnCl2 b) CuSO4, KOH, KCl, AgNO3 Dạng 2: Phương pháp đặt ẩn, giải hệ Bước 1: Viết các phương trình phản ứng. Bước 2: Qui đổi các số liệu bài toán cho như khối lượng, thể tích khí,… về số mol ( nếu có). Bước 3: Gọi x, y,… là số mol chất cần tìm. Bước 4: Dựa vào dữ liệu => Lập hệ phương trình , giải hệ phương trình. Bước 5: Từ số mol (x, y,…) tính các giá trị đề bài yêu cầu. Bài 1: Hoà tan 23,6 gam hỗn hợp KBr và NaCl vào nước rồi cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 0,5M thấy tạo ra 47,5 gam hỗn hợp kết tủa. a) Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu? b) Tính thể tích dung dịch AgNO3 cần dùng? Bài 2: Cho 9,14 gam hợp kim gồm Cu, Mg, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 4M dư thì thu được 1 khí A, 1 dung dịch B và 1 phần không tan C có khối lượng 2,84 gam. a) Xác định A, B, C? b) Xác định % mỗi kim loại có trong hợp kim, biết rằng khối lượng Al gấp 5 lần khối lượng Mg ? c) Tính khối lượng dung dịch HCl 2M cần dùng biết dung dịch HCl có d=1,2 g/ml? Dạng 3: Phương pháp tăng giảm khối lượng Bước 1: Viết phương trình phản ứng. Bước 2: Dựa vào phương trình, tính độ tăng (hoặc giảm) khối lượng của muối (chất rắn). Bước 3: Từ dữ liệu của bài toán, xác định độ tăng (hoặc giảm) khối lượng của muối (chất rắn) rồi dùng qui tắc tam suất (nhân chéo chia ngang) để suy ra giá trị đề bài yêu cầu tính. Bài 1: Cho khí clo dư tác dụng hết với NaI. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thấy khối lượng muối thu đựơc nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là 9,15 gam. Tính khối lượng NaI ban đầu? Bài 2: Cho Br2 dư tác dụng hết với dung dịch NaI, sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thì thấy khối lượng muối thu được nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là 2,82 gam. Tính khối lượng Br 2 đã phản ứng? Dạng 4: Phương pháp giải nhanh Khối lượng muối = Khối lượng kim loại + khối lượng gốc axit Bài 1: Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe bằng dd HCl dư, sau phản ứng thu được 11,2 lit khí ( đktc) và dd X. Cô cạn dd X thu được bao nhiêu gam muối khan? Bài 2: Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng dung dịch HCl dư . Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam so với ban đầu. Tính khối lượng muối trong dung dịch thu được? Bài 3: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M ( vừa đủ). Tính khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được sau khi cô cạn dung dịch. Dạng 5: Hiệu suất phản ứng Cho phản ứng: A + B → C n pu .100 Hiệu suất phản ứng : H(%) = ntt Tính hiệu suất phản ứng theo chất hết. nApu Cho nA = x, nB = y, nC = z.Giả sử x < y ⇒ A hết. Tính H theo A ⇒ H(%) = .100 nAtt n C pu .H n Apu .100 Số mol chất C sinh ra: nC tt = Số mol chất A ban đầu cần dùng : nA tt = ; . 100 H Bài 1: Tính khối lượng Natri và thể tích khí clo cần dùng để điều chế 4,68 gam muối natri clorua, biết hiệu suất phản ứng là 80%. Bài 2: Cho 19,5 gam Zn phản ứng với 7 lit clo thì thu được 36,72 gam ZnCl2. Tính hiệu suất phản ứng? Dạng 6:Chuỗi phản ứng halogen Giáo viên:Thái Thị Cúc- Tổ tự nhiên- Trường THPTB/C Nguyễn Bỉnh Khiêm
  4. Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hoá sau: a) NaCl → HCl → Cl2 → Br2 → ZnI2 → AgI. b) MnO2 → Cl2 → KClO3 → KCl → HCl → FeCl3. c) Fe → FeCl2 → FeCl3 → NaCl → NaOH → NaClO. d) KCl → Cl2 → KClO → HClO → Cl2 KClO3 → KCl → AgCl Giáo viên:Thái Thị Cúc- Tổ tự nhiên- Trường THPTB/C Nguyễn Bỉnh Khiêm
nguon tai.lieu . vn