Xem mẫu

  1. Luyện phát âm qua các bài hát Việc sử dụng các bài hát tiếng Anh trong giờ học - dưới dạng một bài nghe nho nhỏ - nhằm giúp học sinh thư giãn đã trở nên rất phổ biến. Hôm nay Global Education xin giới thiệu với các thầy cô một công dụng nữa của bài hát, đó là giúp học sinh luyện phát âm (pronunciation). 1. Âm (Sound) Âm (sound) là đơn vị nhỏ nhất của từ và được chia làm nguyên âm (vowel) và phụ âm (consonant). Trong các bài hát, âm thường được lặp đi lặp lại theo vần (rhyme). Ví dụ 1: Có thể để trống một số từ cùng vần trong bài hát và yêu cầu học sinh nghe và điền các từ vào chỗ trống. talk day one (From 'An Englishman in New York' by New say sun Sting - mời các bạn nghe bài hát) York run walk Ví dụ 2: chọn 6 từ trong bài hát mà từ đó có thể tạo ra các cặp âm (minimal pairs)
  2. o heaven - even o hunger - 'angerm o man - mad (From 'Imagine' by John Lennon - mời các bạn nghe bài hát) Thầy cô viết các từ này vào các mảnh giấy khác nhau và cho mỗi nhóm một bộ. Học sinh sẽ làm việc theo nhóm và ghép các cặp này với nhau. Sau đó cho học sinh nghe lại bài hát để điền đúng từ vào chỗ trống. 2. Âm tiết của từ (Syllable). Từ (word) là sự kết hợp của nhiều âm. Trong một từ, có âm tiết (syllable) được nhấn mạnh - trọng âm (the stress) còn những âm tiết còn lại không được nhấn (unstressed). Vì các từ trong bài hát luôn khớp với nhạc nên học sinh có thể dễ dàng nhớ được số âm tiết hay xác định được trọng âm của các từ. Để nâng cao nhận thức của học sinh về âm tiết cũng như trọng âm của từ, những hoạt động các thầy cô thiết kế phải tập trung vào những từ có trọng được âm nhạc làm nổi bật. Ví dụ: Phát cho học sinh lời của bài hát, trong đó có một vài chữ được in đậm (giáo viên chọn theo chủ ý). Học sinh phải đoán số âm tiết của từ đó,
  3. sau đó nghe bài hát để kiểm tra. Đối với những học sinh ở trình độ cao hơn, có thể yêu cầu đánh trọng âm cho các từ trong khi nghe bài hát. 3. Nối âm (connected speech) Nối âm là một hiện tượng tự nhiên trong văn nói - tập trung vào một số từ nhất định chứ không chỉ từng từ riêng lẻ. Các bài hát, đặc biệt là đoạn điệp khúc (chorus) chính là một ví dụ chân thực cho việc phát âm theo cụm và các dạng rút gọn (contraction). Ví dụ: Các thầy cô viết laị đầy đủ các từ bị rút gọn trong một bài hát 'I am wondering why' o 'I cannot see' o Sau đó, học sinh sẽ nghe và tìm ra các từ đã bị rút gọn, rồi viết lại các từ đó dưới dạng rút gọn: 'I'm wondering why' o 'I can't see' o Rõ ràng, không có một bài hát nào là chuẩn mực cho việc dạy phát âm. Mỗi bài lại là một ví dụ cho các phạm trù khác nhau của phát âm. Ngoài ra, lưu ý các thầy cô nên chọn những bài nào không quá nhanh, dễ nhớ và dễ thiết kế các hoạt động cho học sinh luyện tập.
nguon tai.lieu . vn