Xem mẫu

Luật tôn giáo của một số quốc gia và khái niệm hình thức pháp luật ở Việt Nam Khi nghiên cứu kiến thức lý luận về nhà nước và pháp luật, một trong những nội dung có tính chất nền tảng là việc xác định các hình thức bên ngoài của pháp luật. Nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay xác định hình thức bên ngoài của pháp luật nói chung bao gồm: tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, một số công trình khác lại xem “những quy định của tôn giáo (chẳng hạn, Luật Hồi giáo)”1 là hình thức pháp luật. Vậy, có hay không sự tồn tại của pháp luật tôn giáo; có nên xem luật Hồi giáo, Thiên chúa giáo là các hình thức pháp luật hay không? Thông qua việc khảo sát về Kinh Qu’ran (Coran) và Kinh Thánh Thiên chúa giáo và một số công trình nghiên cứu khác, bài viết chứng minh và phân tích một hình thức pháp luật được một số quốc gia trên thế giới công nhận và áp dụng, tạm gọi là “tôn giáo pháp”. Trong các nghiên cứu khoa học pháp lý hiện hành ở nước ta, hình thức của pháp luật là “cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật”2. Theo đó, pháp luật được xác định ở ba hình thức: tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật. Quan điểm này nhận được sự đồng thuận của khá nhiều nhà nghiên cứu pháp luật ở Việt Nam3 bởi nó phù hợp với đời sống pháp lý và tập quán của người Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có một số công trình nghiên cứu giới thiệu thêm hình thức pháp luật khác như: các hợp đồng mẫu chứa các quy phạm pháp luật, các học thuyết pháp lý4 hay những quy định của luật tôn giáo5. Việc xác định hình thức của pháp luật bao gồm tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật có điểm thuận lợi là giải thích được các hình thức pháp luật đang tồn tại hoặc có khả năng áp dụng ở nước ta khi nghiên cứu các nội dung trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, khi bước vào thời kỳ hội nhập cùng với quá trình mở rộng phạm vi nghiên cứu pháp luật của các quốc gia khác (dù ở mức độ tham khảo để xây dựng cơ sở lý luận), khái niệm hình thức pháp luật nêu trên tỏ ra không bao quát hết các hình thức pháp luật tồn tại trong thực tế ở một số quốc gia trên thế giới. 2. Tính pháp lý của giáo lý ở một số nước trên thế giới Để xem xét giáo lý có được xem là pháp luật, điều đầu tiên phải đề cập là các giáo lý trong các quốc gia đó có thể hiện các đặc trưng đặc thù của pháp luật hay không. Về phương diện lý luận, các đặc điểm này chính là ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm pháp luật khác, bao gồm: tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực nhà nước, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức theo một hệ thống nhất định, tính ý chí và tính xã hội. Đi sâu vào nghiên cứu vai trò của giáo lý ở các quốc gia này, ta nhận thấy: Thứ nhất, tính quy phạm phổ biến: khi nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật tại thời kỳ phong kiến châu Âu, Kinh Thánh trong Thiên chúa giáo từng được xem là pháp luật. Thời đó, trong phạm vi một quốc gia hoặc vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia, những điều khác với các giáo lý này đều bị cho là “dị giáo” và phải chịu sự trừng phạt. Bằng sức mạnh của “thần quyền”, Thiên chúa giáo lúc bấy giờ còn phát động các cuộc chiến đấu “thập tự chinh”6 gây nhiều thiệt hại về người và của. Nói lên điều này để thấy sức mạnh của tôn giáo đã từng tồn tại trong lịch sử. Ngày nay, Vatican là một đất nước có Đức Giáo Hoàng là người đứng đầu. Việc quản lý đất nước này chắc chắn có sử dụng giáo lý Thiên chúa giáo7. Hiện nay, đạo Hồi được xem là một trong ba tôn giáo có số tín đồ lớn nhất thế giới (trên 1 tỉ tín đồ, khoảng 30 nước trên thế giới8), vượt qua số lượng người theo đạo Thiên chúa giáo (nếu tính riêng với đạo Tin lành) và Phật giáo9. Các nước điển hình về pháp luật Hồi giáo như: Afghanistan, Pakistan, Kowait, Bahrain, Quatar, Arập Xêut…10. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào có đạo Hồi cũng xem tôn giáo này là pháp luật. Theo các nhà nghiên cứu, tôn giáo được xem là pháp luật khi thỏa mãn hai điều kiện sau: “Đạo Hồi là quốc đạo của quốc gia, quốc gia lấy các quy định trong Kinh Thánh của đạo Hồi làm luật. Chính vì vậy mà Thổ Nhĩ Kỳ, dù là nước có đạo Hồi là quốc đạo, nhưng vẫn là quốc gia thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa vì ở quốc gia này đạo Hồi chỉ được coi là tôn giáo chứ không phải là luật”11. Tóm lại, điều này có nghĩa rằng, một trong những yếu tố để giáo lý một tôn giáo trở thành “tôn giáo pháp” khi tính phổ biến trong phạm vi lãnh thổ quốc gia được sự công nhận của giai cấp cầm quyền của quốc gia đó, tức là thỏa mãn tính quy phạm, phổ biến của pháp luật. Thứ hai, tính quyền lực nhà nước, trong lịch sử phong kiến châu Âu, nhiều nhà khoa học đã bị bức hại vì đưa ra những lý thuyết trái với “chuẩn mực” của một tôn giáo và bị cho là “dị giáo”. Ví dụ điển hình là Giordano Bruno (Brunô, người Ý, 1548 - 1600), người bị tòa án giáo hội xử thiêu vì khai sáng thuyết nhất tâm12. Trong các nước đạo Hồi ngày nay còn duy trì hình thức ném đá cho đến chết nếu có các hành vi như hiếp dâm, ngoại tình…13. Theo luật Hồi giáo, án ném đá được tiến hành như sau: người chịu án nếu là đàn ông bị chôn sống đến thắt lưng, nếu là phụ nữ bị chôn đến ngực, hai tay cũng bị chôn. Những kẻ thi hành án đọc to bản án rồi sau đó ném đá cho đến khi tội nhân tử vong. Hình thức thi hành án bằng ném đá được áp dụng trở lại ở Iran sau cách mạng Hồi giáo 197914. Ngoài ra, có một hệ thống hình phạt tương ứng với tội phạm chống lại Chúa (Hudud), bao gồm 7 tội: ngoại tình (kể cả thông dâm), vu cáo, uống rượu (nơi công cộng cũng như ở nhà riêng), tội trộm, cướp đường, phản đạo, vi phạm kinh thánh. Trong bảy tội phạm nói trên thì ba tội phạm đầu bao gồm: ngoại tình, vu cáo và uống rượu sẽ bị đánh bằng roi. Tội trộm và cướp đường bị phạt đóng đinh vào thánh giá hoặc cắt tay, chân. Tội phản đạo, vi phạm kinh thánh sẽ bị hình phạt chặt đầu15 hoặc ném đá đến chết. Điều này thể hiện rõ nét tính quyền lực nhà nước, kể cả bằng các hình phạt đặc thù của pháp luật hình sự trong các quốc gia công nhận hình thức pháp luật này. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn